Đồ Án Điều Chế Tín Hiệu [Tuyền Dẫn Vô Tuyến]

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Vào đầu thế kỷ 20 Marconi thành công trong việc liên lạc vô tuyến qua Đại Tây Dương, Kenelly và Heaviside phát hiện một yếu tố là tầng điện ly hiện diện ở tầng phía trên của khí quyển có thể dùng làm vật phản xạ sóng điện từ. Những yếu tố đó đã mở ra một kỷ nguyên thông tin vô tyuến cao tần đại quy mô.
    Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một bước ngoặt trong thông tin vô tuyến. Thông tin tầm nhìn thẳng - lĩnh vực thông tin sử dụng băng tần số cực cao (VHF) đã được nghiên cứu liên tục sau chiến tranh thế giới - đã trở thành hiện thực nhờ sự phát triển các linh kiện điện tử dùng cho VHF và UHF, chủ yếu là để phát triển ngành rađa.Với sự gia tăng không ngừng của lưu lượng truyền thông, tần số của thông tin vô tuyến đã vươn tới các băng tần siêu cao (SHF) và cực cao (EHF). Vào những năm 1960, phương pháp chuyển tiếp qua vệ tinh đã được thực hiện và phương pháp chuyển tiếp bằng tán xạ qua tầng đối lưu của khí quyển đã xuất hiện. Do những đặc tính ưu việt của mình như dung lượng lớn, phạm vi thu rộng, hiệu quả kinh tế cao, thông tin vô tuyến được sử dụng rất rộng rãi trong phát thanh truyền hình quảng bá, vô tuyến đạo hàng, hàng không, quân sự, quan sát khí tượng, liên lạc sóng ngắn¬, thông tin vệ tinh - vũ trụ v.v . Tuy nhiên, can nhiễu với lĩnh vực thông tin khác là điều không tránh khỏi, bởi vì thông tin vô tuyến sử dụng chung phần không gian làm môi trường truyền dẫn.
    Chính vì thế điều chế tín hiệu là một phần không thể thiếu được trong truyền dẫn của thông tin vô tuyến. Điều chế giúp chúng ta có thể truyền đi thông tin hoặc tín hiệu mong muốn và nhận được những tín hiệu mà mình muốn có.
    Đồ án được chia làm ba phần :
    Chương I: Tổng quan về điều chế
    Chương II: Điều chế tín hiệu
    Chương III: Mô phỏng tín hiệu bằng matlab
    Do thời gian có hạn, trong khi tìm hiểu chúng em còn nhiều thiếu sót mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý để bài làm hoàn chỉnh hơn.
    Xin cảm ơn !
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu i
    Mục lục ii
    Danh mục từ viết tắt iii
    Chương 1 Tổng quan về điều chế tín hiệu 1
    1.1 Khái niệm điều chế 1
    1.2 Sự cần thiết của điều chế tín hiệu 1
    1.3 Phân loại 2
    1.3.1 Phân loại theo tín hiệu đưa vào điều chế 2
    1.3.2 Phân loại theo sự thay đổi của các tham số sóng mang 2
    Chương 2 Điều chế tín hiệu 3
    2.1 Điều chế nhị phân 3
    2.1.1 Điều chế khóa dịch biên độ nhị phân (BASK) 3
    2.1.3 Điều chế khóa dịch tần nhị phân (BFSK) 6
    2.1.4 Khôi phục sóng mang 7
    2.2 Điều chế tăng hiệu suất phổ 7
    2.2.1 Điều chế khóa dịch pha M mức 7
    2.2.2 Điều biên cầu phương QAM 8
    2.2.3 Điều chế pha cầu phương QPSK 9
    2.3 Điều chế không đồng bộ 10
    2.3.1 Điều chế trực giao không đồng bộ 10
    2.3.2 Khóa dich tần nhị phân không đồng bộ 10
    2.4 Điều chế tín hiệu tương tự 11
    2.4.1 Điều chế tần số 11
    2.4.2 Điều chế biên độ (AM) 13
    2.4.3 Điều chế pha ( PM) 15
    Chương 3 Mô phỏng matlab 16
    Kết luận 17
    Tài liệu tham khảo 20

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    Từ viết tắt Nghĩa của các từ Chức năng
    BER Bít Error Rate Số bít bị lỗi
    FSK Frequency Shift Keying
    Điều chế tần số số
    AM Amplitude Modulation Điều chế biên độ tương tự
    ASK Amplitude Shift Keying
    Điều chế biên độ số
    QAM Quature Amplitude Modulation Điều biên cầu phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...