Luận Văn Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá rô phi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. GIỚI THIỆU


    1.1 Đặt Vấn Đề

    Theo đề án phát triển nuôi cá rô phi 2003 – 2010 của bộ Thủy sản, sản lượng
    cá rô phi sẽ tăng từ 30.000 tấn năm 2003 lên 100.000 tấn năm 2005 và 200.000 tấn
    năm 2010. Giá trị xuất khẩu cá rô phi trong 6 năm tới dự kiến sẽ lên tới 160 triệu
    USD, tương đương 1.500 tỷ đồng.

    Với mục tiêu đưa diện tích nuôi cá rô phi sẽ tăng lên đến 10.000 ha và 1 triệu
    m3
    lồng vào năm 2010, tổng mức đầu tư dành cho đề án phát triển nuôi cá rô phi ước
    tính cần 12.840 tỷ đồng. Và theo nhận định, trước hết khâu đầu tư giống vẫn là quan
    trọng nhất. Ước tính 250 triệu con giống cỡ 5 – 10 gam vào năm 2005 và 500 triệu
    con vào năm 2010.

    Để đạt được những mục tiêu trên cùng với sự mở rộng quy mô, áp dụng nhiều
    mô hình nuôi tiên tiến đó là việc tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả là
    vấn đề cấp thiết hiện nay. Bệnh trên cá rô phi gây tổn thất không nhỏ đến người
    nuôi, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Vi khuẩn này gây bệnh với
    tỷ lệ chết rất cao và làm kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi thủy sản nói chung và
    nghề nuôi cá rô phi nói riêng. Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị không đạt hiệu
    quả cao, gây tốn kém và nghiên cứu dịch bệnh đòi hỏi phương pháp phức tạp, trang
    thiết bị hiện đại, việc tìm ra một phương pháp chẩn đoán tác nhân gây bệnh nhanh,
    chính xác là nhu cầu cần thiết hiện nay.

    Trước yêu cầu thực tế đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại
    Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn tận tình của thầy
    Nguyễn Hữu Thịnh – Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Điều chế kháng huyết thanh
    thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá rô phi”.

    1.2 Mục Tiêu Đề Tài

    Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng vi khuẩn Streptococcus sp. và chẩn
    đoán nhanh bệnh này gây trên cá rô phi.

    2
    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    2.1 Phân Loại Cá Rô Phi

    Lớp : Ostichthyes

    Lớp phụ : Actenopterigii

    Trên bộ : Percomorpha

    Bộ : Percoidae

    Họ : Cichlidae

    Giống : Tilapia, Saratherodon, Oreochoromis
    2.2 Nguồn Gốc và Phân Bố

    Căn cứ vào đặc trưng về tập tính sinh sản và hình thái các loài, người ta phân
    loại cá rô phi thành 3 giống:

    Giống Tilapia gồm những loài ấp trứng trên vật bám ( giá thể).

    Giống Sarotherodon gồm những loài ngậm trứng và cá con trong miệng.

    Giống Oreochromis cá tự đào tổ đẻ, chỉ có cá cái ấp trứng trong miệng.

    Hiện chúng ta đã biết có tới hơn 80 loài thuộc 4 giống và 10 giống phụ. Cá rô
    phi nhập vào nước ta trước đây thuộc giống Oreochromis là các loài O. mosambica
    (nhập vào Việt Nam năm 1951) và O. nilotica (nhập vào miền Nam Việt Nam 1973),
    và các loài cá rô phi đỏ có màu sáng hồng, nhập vào ta từ thập niên 90. Cá O.
    nilotica (rô phi Đài Loan, rô phi vằn) có thể vóc lớn hơn cá rô phi O. mosambica (rô
    phi thường hay rô phi cỏ ). Cá rô phi vằn có thân màu hồng, vẩy sáng, có 9 - 12 sọc
    đen đậm song song từ lưng xuống bụng, vi đuôi có màu sọc đen, viền vi đuôi và vi
    lưng có màu hồng nhạt. Cá rô phi thường thân có màu đen ở lưng, bụng có màu sáng.
    Tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc điều kiện nuôi và thức ăn. Cá rô phi vằn lớn
    nhanh hơn cá rô phi thường. Sau thời gian nuôi 4 – 5 tháng, cá rô phi vằn có thể đạt
    kích thước thương phẩm 200 – 400 gam. Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái, nhất là
    sau khi thành thục sinh dục. Vì vậy nên dùng cá đực để nuôi tăng sản. Năm 1992,
    một công ty Đài Loan đã nhập cá rô phi đỏ vào Việt Nam để nuôi thử ở Bình Dương.
    Sau đó cá được đưa tới các nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi khá hấp
    dẫn là cá điêu hồng.
     
Đang tải...