Tiểu Luận Điện quang (Quảng Nam) – dòng chảy văn hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Điện quang ( Quảng Nam) – dòng chảy văn hóa

    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 4
    Chương 1. Khái quát về Điện Quang 4
    1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên 4
    1.2. Kinh tế, văn hóa - Xã hội 8
    1.2.2. Văn hóa – Xã hội 11
    1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển 16
    Chương 2. Lễ hội, phong tục tập quán 18
    2.1. Lễ hội 18
    2.1.1. Lễ hội Thanh Minh 18
    2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên 33
    2.1.3. Lễ tế Âm linh 37
    2.1.4. Lễ tế cầu tằm 40
    2.2. Phong tục tập quán 41
    2.2.1. Phong tục hôn nhân 41
    2.2.2. Tang ma 48
    2.2.3. Một số phong tục tập quán khác 54
    Chương 3. Một số làng nghề truyền thống 58
    3.1. Nghề dệt 58
    3.1.1. Nghề dệt vải ta 58
    3.1.2. Nghề dệt Tussor 60
    3.1.3. Nghề dệt hàng 61
    3.2. Nghề làm đường 62
    3.3. Nghề trồng dâu, nuôi tằm 65
    3.4. Nghề nấu rượu 68
    3.5. Nghề làm bánh tráng 70
    C. KẾT LUẬN 73
    A. MỞ ĐẦU
    Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho Xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và Xã hội của mình. Văn hóa là nền tảng của Xã hội. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Nó là thước đo mức độ nhân bản của Xã hội. Do đó, chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hóa dân gian của xã Điện Quang.
    Điện Quang – một vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước, nơi đây đã sinh ra bao vị anh hùng cho dân tộc, họ đã hy sinh vì một lý tưởng cao quý như Phan Thanh, Hoàng Diệu, Phan Khôi, Phan Bôi, Trần Thị Lý, Trần Cao vân, Phan Triêm .
    Giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã và tiếp nối những gì tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước là một việc làm hết sức cần thiết mà chính quyền và nhân dân trong xã đang cố gắng phát huy “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau” đã trở thành đạo lý nhân nghĩa trong mỗi gia đình.
    Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu Xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận Trong những năm qua nhân dân xã Điện Quang đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về mặt văn hóa không những về vật chất mà cả tinh thần. Để cho văn hóa thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, làm cho văn hóa thực sự là động lực, là nền tảng tinh thần của Xã hội. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất vật chất hoặc tinh thần. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.
    Từ xưa nhân dân xã Điện Quang đã có một nền văn hóa dân gian rất phong phú và đa dạng với các lễ hội, nghề truyền thống tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng cho con người nơi đây. Qua lễ hội con người được biết thêm những giá trị thuở xưa mà cha ông để lại đồng thời nó cũng như khôi phục lại nét đẹp đang mất dần qua thời gian và sự du nhập của các nền văn hóa từ bên ngoài.
    Các làng nghề truyền thống như nấu đường, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề nấu rượu, nghề dệt ngày càng mai một dần, do việc đi theo nghề của nhân dân trong xã Điện Quang nói riêng và nhân dân huyện Điện Bàn nói chung còn nhiều bất cập. Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nghề truyền thống không mang lại kinh tế cao mà chỉ tồn tại trong sự manh mún, nhỏ lẻ, nhân dân bỏ nghề nhiều, chuyển sang các nghề khác theo xu thế chung của thị trường và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình vẫn duy trì được nghề truyền thống, nếu trước kia là thủ công vất vả cần nhiều sức lao động thì ngày nay đã bắt kịp với tốc độ phát triển ngày càng nâng cao, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp người dân giảm bớt những công đoạn phức tạp trong quá trình làm ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người.
    Trên mảnh đất vẫn thuần nông, nhiều gia đình thiếu lao động, không có vốn và gặp bộn bề gian khó trong cuộc áo cơm nên có nơi gần như cả cuộc đời họ phải gửi thân trong những căn nhà ọp ẹp. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của chính quyền với những chiến lược phát triển thì cuộc sống đói nghèo dần dần được đẩy lùi. Nghèo khó không đồng nghĩa với sự kém cỏi về tri thức, vấn đề giáo dục được huyện Điện Bàn nói chung và huyện Điện Quang nói riêng hết sức chú trọng. Giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Bởi lẽ văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người).
    Để xứng đáng với truyền thống vùng đất học, các thế hệ trong huyện luôn nêu cao chí khí “có nghèo cũng ráng nuôi con cháu ăn học? Danh sách thạc sĩ, tiến sĩ các nhà khoa học ngày càng nỡ rộ trên vùng đất địa linh nhân kiệt này.
    Phải nói rằng để tạo nên một Điện Quang với một bề dày văn hóa cả trong quá khứ lẫn hiện tại có một phần đóng góp không nhỏ của các tộc họ, các tộc trong xã đều phát động xây dựng được nguồn quỷ khuyến tài, nhiều cá nhân sống xa quê sẵn sàng đứng bên cạnh bà con quê hương để hổ trợ xây dựng trường học, nâng cấp di tích, dây dựng nhà văn hóa thôn.
    Ngày nay, xã Điện Quang đã có một bộ mặt hoàn toàn khác xưa, vẫn giữ được những nét truyền thống tốt đẹp quý báu nhưng cũng hòa chung vào tốc độ phát triển của xã hội, có tiếp nhận, có chọn lọc những nét tinh túy của văn hóa xưa và nay. Nghề truyền thống và các phong tục, tập quán lâu đời đang được chính quyền địa phương cố gắng lập nên các kế hoạch và chiến lược nhằm đưa Điện Quang nói riêng và huyện Điện Bàn nói chung phát triển, tạo hiệu quả cao trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân nơi đây xóa được đói giảm được nghèo. Đưa Điện Quang trở thành một xã công nghiệp hóa hiện đại hóa.
    Như vậy, xã Điện Quang đang ngày một bắt kịp với tình hình chung của đất nước. Không chỉ phát triển những nét đẹp với nền văn hóa dân gian xưa kia mà còn làm cho nó ngày càng một phong phú hơn. Nhờ sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương, Điện Quang hôm nay đang ngày một đổi mới với trạm đường, trường trạm liên thông, liên xã.
    Qua đó chúng ta có thể tin tưởng trong tương lai xã Điện Quang anh hùng, cùng với cả nước từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn mới. Nền văn hóa của xã Điện Quang sẽ ngày một phát huy các thế mạnh với những con người mới, bộ mặt mới, một bộ mặt hoàn toàn mới.
    B. NỘI DUNG
    Chương 1. Khái quát về Điện Quang
    1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên
    Điện Quang là xã thuộc tiểu vùng một (Gò Nổi) của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xã nằm về phía tây của huyện, là một xã có vị trí địa lý khá đặc biệt, cả ba mặt phía bắc, tây, nam đều có sông bao bộc. Xã cách thị trấn Vĩnh Điện 15km, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50km về phía bắc, cách quốc lộ 1A 10km. Nhìn chung, vị trí địa lý của xã được xác định như sau:
    Phía bắc giáp xã Điện Thọ
    Phía đông giáp xã Điện Trung
    Phía nam giáp huyện Duy Xuyên
    Phía tây giáp xã Điện Hồng
     
Đang tải...