Tiểu Luận Diễn ngôn tính dục trong Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Giông Tố, Số Đỏ, Làm Đĩ)

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng tuy vừa mới bước ra khỏi giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hóa Á - Âu nhưng những dấu ấn của sự đụng chạm văn minh ấy vẫn còn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt trong các sáng tác văn học, tiêu biểu là tiểu thuyết. Đại diện cho nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 phải kể đến sự xuất hiện của rất nhiều ngòi bút trào phúng, hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng vv
    Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng lại được biết đến như là một bậc thầy về lối viết giễu nhại trào phúng xuất sắc. Bút pháp hiện thực trào phúng của ông đạt đến đỉnh cao của sự cách tân về mặt nghệ thuật được biểu hiện một cách rõ nét qua ngôn từ tiểu thuyết.
    Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi. Và ngôn từ tiểu thuyết như là một phương tiện truyền tải phong cách nghệ thuật xuất chúng của nhà văn đến độc giả. Dựa theo lẽ đó, ngôn từ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng xuất hiện với sự cách tân mới mẻ đã tạo ra tính mớilạ, độc đáo mà khó có một nhà văn cùng thời nào đạt tới được.
    Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Diễn ngôn tính dụctrong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”, tôi xin được đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi đối với việc khai thác những khía cạnh mới mẻ thuộc về phương diện phong cách ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông. Và những ý kiến cùng chiều cũng như trái chiều trong việc tiếp nhận các sáng tác của ông từ góc nhìn văn hóa đồng đại, để có thể đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác đối với những nhà văn cùng thời.Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những nét mới trong ngôn ngữ tiểu thuyết, tôi hy vọng là có thể làm bật lên cá tính sáng tạo đó của nhà văn thông qua một vài tác phẩm tiểu thuyết củaVũ Trọng Phụng.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về những đặc sắc về mặt nghệ thuật cũng như nội dung trong hệ thống các tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Những vấn đề về ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông không phải là quá mới mẻ đối với việc nghiên cứu đề tài lần này, thậm chí có rất nhiều đề tài nói về ngôn ngữ giễu nhại, ngôn ngữ cá tính vv Tuy nhiên, khi nói về diễn ngôn tính thì lại có rất ít ý kiến cũng như bài nghiên cứu đề cập đến, vì đây vẫn đanglà một vấn đềkhá mới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
    Chính vì thế, với khả năng hạn hẹp của mình, trong việc nghiên cứu đề tài về diễn ngôn tính dục như là sự cách tân mới lạ và độc đáo trongngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng tôi xin được mạn phép trình bày những đóng góp của cá nhân để có thể giúp làm rõ thêm một khía cạnh mới mẻ trong ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụngmà rất ít đề tài khai thác đến.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài “Diễn ngôn tính dục- tính mới mẻ trong ngôn từ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tôi là những biểu hiện của tính dục trên bề mặt ngôn từ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng như tầng ý nghĩa sâu xa trong nó để thấy được những nét mới lạ về mặt ngôn từ trong tiểu thuyết.
    Trong đề tài này, để có thể khảo sát được hết hệ thống các sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thì có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian và dung lượng bài viết đòi hỏi quy mô lớn. Nên trong một quy mô vừa phải của bài tiểu luận, tôi xin được khảo sát đề tài này qua một số tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu là: Giông tố, Số đỏLàm đĩ.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Với đề tài này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân loại, phân tích - tổng hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái nghệ thuật của ngôn từ khắc họa tính dục thông qua bút pháp phê phán xã hội trong tác phẩm. Từ đó nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.
    5. Bố cục tiểu luận
    Bố cục gồm có 3 phần:
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ:
    + Lý do chọn đề tài
    + Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Phương pháp nghiên cứu
    + Bố cục
    B. PHẦN NỘI DUNG
    Phần nội dung gồm có 3 chương:
    Chương 1: Giới thuyết chung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...