Tiến Sĩ Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao-Đối thoại, độc thoại và mạch lạc.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Những trang văn của Nam Cao ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, song vẫn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn đọc và là mẫu mực để mọi người học hỏi. Nhiều người khi đọc tác phẩm Nam Cao có cảm nhận là giữa nhà văn và chúng ta – những con người của thế kỷ XXI – hầu như không có khoảng cách bởi tính chất hiện đại, mới mẻ trong cách viết của ông. Nam Cao đã góp vào kho tàng văn học dân tộc một gia tài truyện ngắn đồ sộ được sáng tác ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn cũng là thể loại thành công nhất của ngòi bút nhà văn. Đã có không ít bài viết, công trình nghiên cứu đi vào khảo sát, đánh giá sự nghiệp văn học Nam Cao, vị trí và những đóng góp của ông trong làng văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX từ lâu đã được khẳng định.
    Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học từ đầu thế kỷ XX đến nay, các kết quả nghiên cứu của nó thường gắn với một số ngành khoa học xã hội khác, trước hết và gần gũi hơn cả là gắn với việc nghiên cứu văn học. Quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học tiền ngữ dụng còn gặp nhiều hạn chế như chỉ thấy mô hình mã mà chưa thấy mô hình suy ý; hoặc chỉ thấy nghĩa của câu là nội dung sự kiện (hay còn gọi là sự tình) của câu ấy Mô hình mã và mô hình suy ý không loại trừ lẫn nhau, mà chúng cùng thể hiện nội dung sự tình ở những mặt khác nhau: kết học, nghĩa học và dụng học. Khoảng gần ba mươi năm trở lại đây, ngôn ngữ học chuyển sang lĩnh vực mới là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Bên cạnh những thành tựu của Dụng học (Pragmatics) là phân ngành Phân tích diễn ngôn(Discourse Analysis ) và Phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis). Các phân ngành này cùng một lúc tác động mạnh mẽ đến văn học, nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Vận dụng thành tựu mới của ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi lựa chọn đi vào khảo sát đề tài “Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao-Đối thoại, độc thoại và mạch lạc”, bởi lý thuyết về phân tích diễn ngôn tuy ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế hiện nay, nó vẫn là một mảnh đất màu mỡ đang được chú ý khai thác.
    Khi phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi lựa chọn đối thoại, độc thoại nội tâm và mạch lạc diễn ngôn của các cặp thoại kế cận, bởi vì theo chúng tôi đây là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của một diễn ngôn hội thoại. Chúng tôi tin rằng việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao sẽ giúp phát hiện thêm những nét độc đáo góp phần làm nên cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của ngòi bút đầy chất sống thực tế của nhà văn. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp thêm kinh nghiệm thực tiễn về việc phân tích diễn ngôn các tác phẩm văn học thuộc thể tự sự.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu đề tài “Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao”, chúng tôi nhằm những mục đích cụ thể sau đây:
    - Hệ thống hóa, lựa chọn những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước về lý thuyết về hội thoại, phân tích diễn ngôn để vận dụng vào việc phân tích diễn ngôn hội thoại trên cứ liệu là truyện ngắn Nam Cao.
    - Nhận diện, miêu tả cấu trúc của các hình thức hội thoại (đối thoại, độc thoại) và chỉ ra những đồng nhất và khác biệt giữa các kiểu loại hội thoại nói trên; sử dụng các kiến thức ngôn ngữ học để phân loại, miêu tả và phân tích các biểu hiện mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi-Đáp trong truyện ngắn Nam Cao



    - Góp phần soi sáng lý thuyết về phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Từ việc tổng hợp, tiếp cận những vấn đề lí luận về phân tích diễn ngôn nói chung và phân tích diễn ngôn một tác phẩm văn học thuộc thể tự sự nói riêng, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao từ góc độ phân tích diễn ngôn để chỉ ra các hình thức mạch lạc, đối thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao. Từ đó nhận ra được những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng các cuộc thoại đạt được các mục đích và hiệu quả giao tiếp.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Để nghiên cứu Phân tích diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, luận án đã khảo sát 71 truyện ngắn của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tuy số lượng không nhiều, nhưng tác phẩm Nam Cao đã có những đóng góp thật sự có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Luận án tập trung khảo sát các cuộc hội thoại (đối thoại, độc thoại) và tính mạch lạc của nó trong các cặp thoại Hỏi –Đáp trên góc nhìn phân tích diễn ngôn nhằm khẳng định thêm những giá trị nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao.
     
Đang tải...