Báo Cáo Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và sự tham gia, đóng góp của Việt Nam

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và khu vực phục hồi chậm lại với nhiều khó khăn, thách thức. Vòng đàm phán Đo – Ha vẫn bế tắc, với vai trò là điễn đàn liên kết kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APEC đã nhất trí đưa ra định hướng hợp tác trong năm 2011 là : Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra việc làm và hướng tới phát triển bền vững. Theo đó, APEC tập trung vào ba trọng tâm là đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao hợp tác và đồng bộ về chính sách. Nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực và phục hồi kinh tế, các nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy mạnh chiến lược mới của APEC về cải cách cơ cấu kinh tế, hợp tác chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh liên kết thương mại và chuỗi cung ứng khu vực, tăng cường sự tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp.
    Các nhà lãnh đạo APEC cũng đặc biệt quan tâm vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và an ninh năng lượng liên quan đến mô hình tăng trưởng xanh - một trong ba ưu tiên của APEC 2011.
    Trước tình hình nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng nhanh chóng tại khu vực, các nhà lãnh đạo chia sẻ đánh giá chung cần đẩy mạnh hợp tác trong việc sử dụng hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lượng, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là các nguồn năng lượng truyền thống, triển khai các chiến lược giảm khí thải carbon
    APEC lần thứ 19 đã thông qua Tuyên bố Honolulu - Hướng tới một nền kinh tế khu vực gắn kết, trong đó có những cam kết cụ thể về nhiều vấn đề quan trọng đối với khu vực, nhấn mạnh tính đa dạng và sự cần thiết phải tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các nền kinh tế. Các văn kiện kèm theo, gồm: Thúc đẩy chính sách sáng tạo hiệu quả, không phân biệt đối xử và theo hướng thị trường, Tăng cường tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi sản xuất toàn cầu, Thương mại và đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường và Đẩy mạnh thực hiện các điển hình tốt về quản lý cũng đã được Hội nghị thông qua.
    Các diễn biến chính trị, kinh tế dồn dập và nhanh chóng trên thế giới cũng như ngay tại một số thành viên APEC đã khiến cho Hội nghị lần này trở nên thực chất hơn, tạo ra các định hướng lớn cho việc gia tăng liên kết của khu vực vốn đã chiếm đến 44% thương mại toàn cầu.
    Có thể nói, năm 2011 tiếp tục đánh dấu những bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển của APEC, qua đó góp phần khẳng định vai trò và vị thế của APEC tại khu vực và trong nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị cấp cao sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo APEC trao đổi phương thức hợp tác trong tương lai, đề ra những biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của khu vực, giúp các nền kinh tế tăng trưởng và hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
    Trong tiến trình hội nhập khu vực diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của nước ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. Với những yếu tố trên, APEC ngày càng có vai trò quan trọng trong đường lối chính sách đối ngoại đổi mới, hội nhập đã sâu rộng, toàn diện phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
    Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC, Việt Nam đã và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho Diễn đàn. Chúng ta đã thật sự tạo ấn tượng mạnh mẽ và hoàn thành tốt đẹp vai trò chủ nhà của APEC trong năm 2006, được xem là thành công của Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, một trong những Hội nghị có ý nghĩa bản lề,đã đưa ra những định hướng hợp tác dài hạn cho APEC. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hằng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hóa thương mại, đầu tư . nước ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử . Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố .
    Hội nghị cấp cao APEC là dịp để Việt Nam đóng góp những sáng kiến vì lợi ích chung của khu vực, đồng thời tìm ra khả năng hợp tác với các nền kinh tế khác trong APEC, nhằm đáp ứng những mục tiêu phát triển của ta, trong đó trước mắt ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước và những mục tiêu dài hạn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và triển khai nghiêm túc những cam kết hợp tác của APEC. Điều này sẽ góp phần không nhỏ giúp chúng ta tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Tuy nhiên, để tận dụng những thuận lợi, trong quá trình tham gia APEC, Việt Nam cũng phải tập trung xử lý tốt một số thách thức do biến động phức tạp của kinh tế thế giới và cục diện quốc tế, sự khác biệt về trình độ phát triển, ưu tiên giữa các thành viên, sự đan xen của các cam kết và các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.
    Với vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh cùng các nền kinh tế thành viên đóng góp vào sự phát triển của APEC trong thời gian tới, vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho mọi người dân.
    Chính vì xuất phát từ ảnh hưởng, tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế - thương mại của các nước thành viên tham gia trong đó có Việt Nam và hơn 10 năm tham gia APEC chúng ta đã từng bước trưởng thành và đã có những đóng góp hết sức tích cực đối với sự phát triển của APEC ngày càng tăng cường, hợp tác có hiệu quả trong APEC tiếp tục là một hướng ngoại giao đa phương quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới, từ những ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nêu trên nên em đã chọn “ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và sự tham gia, đóng góp của Việt Nam” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học, chuyên ngành chính trị đối ngoại.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. 6
    SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APEC 6
    1.1. Bối cảnh quốc tế và nhân tố tác động tới sự ra đời của APEC 6
    1.1.1. Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC 6
    1.1.2. Quy chế thành viên và quan sát viên của APEC 8
    1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC 9
    1.2.1 Mục tiêu. 9
    1.2.2.Nguyên tắc hoạt động của APEC 10
    1.3. Cơ cấu tổ chức của APEC 13
    1.3.1. Cấp chính sách. 13
    1.3.2 Cấp làm việc. 14
    1.4 Một số cột mốc trong lịch sử phát triển của APEC 18
    CHƯƠNG 2. 22
    QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA APEC 22
    2.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam khi tham gia APEC 22
    2.2 Sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động của APEC 26
    2.3 Tác động của APEC đối với Việt Nam. 29
    2.4. Những đóng góp của Việt Nam kể từ khi gia nhập APEC 34
    CHƯƠNG 3. 41
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG APEC THỜI GIAN TỚI 41
    3.1 Một số mục tiêu, định hướng, chính sách của Đảng, nhà nước ta về hợp tác APEC 41
    3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong APEC thời gian tới. 43
    KẾT LUẬN. 47
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...