Sách Điên cuồng như Vệ Tuệ – Vệ Tuệ

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn học thế giới từng biết đến nhiều cuốn sách ghi lại những băn khoăn khắc khoải của lớp thanh niên khi bước vào đời. Tác phẩm lớn nhất của J.W.Goethe là “Faust”, nhưng kiệt tác đó rất kén độc giả, tức là chỉ những ai có nhu cầu suy tư về những vấn đề siêu hình mới tìm đọc. Trong khi đó, nếu cần kể một cuốn tiểu thuyết khiến Goeth trở nên thân tình với mọi người thì đó chính là “Những đau khổ của chàng tuổi trẻ Werther” (thiên truyện, theo sự ghi lại, đã khiến bao thanh niên tự tử). Gần với chúng ta hơn, “Buồn ơi chào nhé” của Françoise Sagan trở thành sách bán chạy, hơn nữa có thể bảo nó trở thành một sự kiện của văn học Pháp. Tại sao như vậy? Đơn giản chỉ vì qua cuốn tiểu thuyết này, người ta có thể nhận ra cả bộ mặt tinh thần của những thanh niên mười tám đôi mươi trong những năm 50 thế kỷ XX. Họ lớn lên trong một thời điểm mà sự chuyển mình của xã hội hiện đại đạt tới điểm chín. Khác với con người cổ điển vững vàng chắc chắn trong niềm tin cũng như hành động, họ luôn khổ sở vì gần như không hiểu tại sao mình lại như thế này mà không như thế khác. Ngay bản thân, họ cũng không làm chủ nổi. Họ có thể lười biếng độc ác mà chẳng có lý do nào rõ rệt. Ngày họ cảm thấy trưởng thành cũng là ngày họ nhận ra một cách chắc chắn rằng cuộc đời vô lý không phương cứu chữa và họ muốn vượt lên trên sự vô lý ấy để tồn tại.
    “Điên cuồng như Vệ Tuệ” cũng đi theo cái mạch đã được gợi mở từ Goethe đến Sagan. Nhân vật chính trong các thiên truyện dưới đây thường là những nữ thanh niên trẻ tuổi của nước Trung Hoa thời cải cách và mở cửa, lòng đầy hăm hở bước vào cuộc sống. Và đón chào họ là gì? Là một cuộc sống đang mất dần đi những giáo điều – vốn bảo là thiêng liêng cũng được mà bảo là phù phiếm cũng được – để trở lại với những yêu cầu tự nhiên và trần tục. Trong khi xã hội như một cỗ máy chạy hết tốc lực cốt làm ra của cải vật chất thì mỗi người tìm lấy cách để tự lo cho bản thân mình, và việc đó được chung quanh sẵn sàng khuyến khích, miễn nó không đi ngược trào lưu chung và ngăn cản tự do người khác, tức không vi phạm luật pháp là được. So với xã hội Trung Hoa cũ đầy húy kỵ và khuôn mẫu ràng buộc con người, thì tinh thần chủ yếu chi phối xã hội hiện đại là tinh thần giải phóng. Lớp trẻ không giấu diếm rằng họ muốn được giàu sang sung sướng; muốn được nếm trải mọi niềm lạc thú trên đời. Hơn thế nữa, họ muốn khẳng định mình; muốn tự khám phá và trình ra cho thế giới thấy mình là người thế nào; muốn nổi tiếng bằng mọi giá có thể có. Khi tự nhiên khi thì cố ý, họ hăm hở tự bộc lộ, để buộc người ta phải chú ý đến mình. “Triết lý cuộc sống của tôi là tiêu xài vật chất giản đơn, tinh thần không bị gò bó, bất cứ lúc nào cũng chỉ tin ở sự xúc động nội tâm, phục tùng nỗi cháy bỏng trong sâu thẳm tâm hồn, không cưỡng lại những cảm hứng điên cuồng, sùng bái mọi dục vọng, tận tình giao lưu với mọi cuồng vui của cuộc đời bao gồm cao trào giới tính, đồng thời kính nhi viễn chi đối với tác phong nịnh hót hời hợt tiểu thị dân, côn đồ”. Những câu bộc bạch loại đó nằm rải rác đây đó trong các trang sách; người ta có thể đồng tình hay phản đối, song phải nhận là chúng được nói ra thành thật và chính chúng tạo nên một phần lớn sức lôi cuốn của những trang sách.
    Làm nền cho mọi sinh hoạt của lớp trẻ ở đây là một xã hội với bộ mặt thực sự hiện đại. Con người lăn lộn giữa tiện nghi vật chất, các loại rượu, các loại chất kích thích. Họ nói chuyện với nhau trực tiếp thì ít mà qua điện thoại cầm tay thì nhiều. Nơi làm việc của họ là các loại nhà hàng, trên cái nền nhạc gấp gáp lấy ra từ các loại băng đĩa mới nhập từ Anh Mỹ. Một chi tiết có vẻ nhỏ nhưng không nên bỏ qua, ấy là trong các thiên truyện bạn đọc sẽ đọc sau đây, truyện nào cũng thấy có một nhân vật Tây phương khi thì da đen khi thì da trắng khi thì người Pháp khi người Hà Lan (trong một tác phẩm quan trọng khác của tác giả mang tên “Cục cưng Thượng Hải”, nữ nhân vật chính cũng như con lắc dao động giữa một bạn nam người Trung Hoa là Thiên Thiên và một người đàn ông Đức có tên là Mark). Văn minh phương Tây như vậy đã trở thành một bộ phận của đời sống mọi người dân bình thường. Ai người có thói quen co mình lại trong tư duy cũ chắc tự hỏi thế thì nếp sống Trung Hoa đã ổn định từ ngàn đời có bị đe doạ? Nhưng những người ấy đã lo quá xa. Vốn từ thời trung đại đã có sự giao lưu rộng rãi với cả thế giới, giờ đây văn minh Trung Hoa lại đang tiếp tục làm giàu cho bản sắc của mình bằng những cuộc đối thoại thông minh với mọi nền văn minh khác, trước hết là văn minh Tây phương, và lớp người trẻ tuổi của đất nước đang tận dụng cơ hội đó như một phương tiện để qua người mà hiểu mình, tìm ở người khác cái mình chưa có, trước tiên là để nhận thức, để tận hưởng cuộc sống. Nhà văn ở đây không làm gì khác hơn là ghi nhận miêu tả cái điều mà xã hội đã chấp nhận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...