Báo Cáo Diễn biến năm 2010 & triển vọng năm 2011

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC KHÁI QUÁT CHUNG





    Khái quát chung 2


    Biến động giá . 3


    Phân tích ngành . 4


    * Ngân hàng . 4


    * Kinh doanh Bất động sản 10


    * Chứng khoán 17


    * Cao su tự nhiên 24



    * Bối cảnh vĩ mô (*)


    - Kinh tế Việt Nam khép lại năm 2010 với nhiều điểm sáng. Đó là tăng trưởng kinh tế khả quan. GDP năm 2010 đạt 6.78% - vượt mục tiêu 6.5% của Chính phủ. Trong năm, mặc dù tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự khởi sắc, song nhu cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng trở lại giúp lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng – tăng 25.5% so với năm 2009

    - Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: Lạm phát cao với mức tăng CPI cả năm lên tới 11.75%, đây là mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992 nếu loại trừ mức tăng đột biến do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008. Đồng Việt Nam liên tục mất giá. Chỉ trong vòng 10 tháng kể từ 11/2009 đến 08/2010, NHNN đã 3 lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND liên NH, tăng tổng cộng 11.17%. Lãi suất tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm, với lãi suất huy động ở mức 14 – 16%, lãi suất cho vay lên tới 19 –

    20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động SXKD của các DN.

    * Hoạt động của các ngành


    - Doanh thu tăng trưởng khá nhờ nhu cầu đầu tư & tiêu dùng tăng theo đà hồi phục kinh tế. Trong 9 tháng đầu năm 2010, mức tăng trưởng doanh thu bình quân các doanh nghiệp niêm yết đạt khoảng 25% so với cùng kỳ

    2009. Tuy nhiên chi phí đầu vào (giá nguyên vật liệu, tỷ giá, lãi suất )

    tăng cao khiến khả năng sinh lợi của nhiều ngành giảm sút. LNST 3 quý

    đầu 2010 giảm 3% so với cùng kỳ 2009.


    - Ước tính trong năm 2010, cùng với tăng trưởng kinh tế, doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết bình quân tăng 25 – 30% song lợi nhuận chỉ tăng trưởng ở mức 0 – 2% so với năm 2009.

    * Bối cảnh TTCK 2010 (**)


    - Xu thế đi ngang là chủ đạo, dòng tiền yếu, niềm tin giới đầu tư sụt giảm.


    - Tính chung cả năm, VN Index giảm 6.26%, HNX Index giảm 36.5%.


    * Biến động giá của các nhóm ngành


    - Cùng chung xu thế với thị trường có tới 78% các ngành có giảm giá trong

    năm 2010


    * Triển vọng 2011


    - Bước sang năm 2011, triển vọng kinh tế vĩ mô được đánh giá sẽ không có nhiều yếu tố đột biến, tuy nhiên tính ổn định sẽ được củng cố và tăng trưởng tiếp tục được duy trì. Đây sẽ là động lực phát triển cho các ngành kinh tế. Một số khó khăn tiếp tục gặp phải trong năm 2011 là áp lực từ lạm phát cao, sự biến động mạnh của tỷ giá và mặt bằng lãi suất khó có thể giảm xuống mức hợp lý ngay trong nửa đầu năm.

    - Báo cáo tổng hợp diễn biến của 3 ngành có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam, những ngành có kết quả kinh doanh tốt năm 2010 cũng như được đánh giá có triển vọng trong năm 2011, bao gồm:

    - Ngân hàng


    - Bất động sản


    - Dịch vụ đầu tư – chứng khoán


    - Hóa chất cơ bản – cao su tự nhiên


    Biến động giá Bluechips ảnh hưởng lớn tới biến động giá ngành Đặc trưng của biến động giá ngành năm 2010 trên HoSE là sự đóng góp lớn của các Bluechips trong mỗi ngành. Đơn cử như BVH tăng 137% đưa nhóm Bảo hiểm thông thường dẫn đầu các ngành tăng điểm. MSN tăng

    103% giúp ngành dịch vụ đầu tư chỉ giảm nhẹ 1%, trong khi

    5 cổ phiếu còn lại trong ngành giảm khá mạnh – trên 20%


    VN-Index được sự đỡ giá của các Bluechips, do vậy,

    80% các ngành có biến động giá kém hơn VN-Index. Được sự đỡ giá của các Bluechips, VN-Index điều chỉnh giảm nhẹ 6.26% trong khi có tới 80% các ngành trên HoSE sụt giảm mạnh hơn Index. Trong số các ngành tăng trưởng tốt hơn Index, hóa chất cơ bản (cao su) và thực phẩm là hai ngành có nền tảng cơ bản khá tốt và xu thế tăng giá của các cổ phiếu trong ngành khá đồng nhất.



    (Nguồn: WSS – top 15 ngành có vốn hóa lớn nhất HNX, biến

    động giá tính theo bình quân giản đơn các DN trong ngành)




    Penny chips và Midcap tăng nóng kéo giá nhiều ngành tăng trưởng khá: trái với trên sàn HoSE, tại HNX, năm 2010 chứng kiến sự tăng nóng của nhiều Penny chips và Midcap, những cổ phiếu này chỉ đủ tác động tới mức tăng giá bình quân ngành song không đủ tỷ trọng để đem lại mức tăng cho HNX Index – theo đó, đa phần các ngành trên HNX có biến động tăng giá tốt hơn mức chung của thị trường. Trên thực tế, có khoảng 90% ngành tăng trưởng giá bình quân tốt hơn HNX Index.






    NGÀNH: NGÂN HÀNG







    ĐẶC ĐIỂM NGÀNH



    Ngành ngân hàng đã trải qua một năm đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ sự thay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, giật cục, khó dự đoán và bất đồng nhất. Điều này góp phần đẩy thêm căng thẳng trên thị trường ngoại hối vốn đã chứa nhiều bất ổn, tạo ra cuộc chạy đua lãi suất huy động gay gắt, khiến cho “mạch máu” của nền kinh tế hoạt động một cách thiếu hiệu quả, đồng thời, làm suy giảm niềm tin của người dân vào đồng nội tệ và gây ra tình trạng đầu cơ tích trữ Vàng cũng như USD. Năm 2010 cũng là năm ra đời của nhiều tiêu chuẩn an toàn cao hơn trong hệ thống ngân hàng giúp cho hoạt động quản trị rủi ro

    tốt hơn, tuy nhiên các NHTM cũng gặp khó khăn ngắn hạn trong việc “thích nghi”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...