Tiểu Luận Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHU VỰC CHÂU Á

    Lời nói đầu


    Có thể nói, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ khu vực Châu á là sự kiện nổi bật nhất trong năm 1997. Tính đến nay, cuộc khủng hoảng này đã diễn ra hơn một năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
    Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã bao trùm bầu trời Đông Nam á và Đông á nổ ra vào khoảng tháng 7/1997 đến nay, gây chấn động trên phạm vi thế giới, thu hút sự quan tâm chú ý của những nhà lãnh đạo quốc gia cũng như đông đảo những người dân bình thường ở Việt nam. Với điểm xuất phát là Thái Lan, khi ngân hàng Thái Lan chính thức tuyên bố thả nổi đồng Bath đồng tiền Thái Lan lập tức giảm 5 - 7% đến 20%, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã kéo theo những sự kiện quốc tế lớn chứng minh vai trò của các thế lực tài chính quốc tế và khu vực trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay.
    Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế đang đi vào sâu rộng dần tới vấn đề ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Chân á là tất yếu. Khi kinh nghiệm cho thấy để ngăn chặn mức tàn phá nặng nề và nhanh chóng của các cuộc khủng khoảng tiền tệ trước đây, Chính phủ các nước đã phải chấp nhận những tốn kém về tiền của, công sức rất lớn


    NỘI DUNG (trích)


    Có thể nói Thái Lan là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ trong khu vực với dấu mốc ngày 2/7/1997 khi Ngân hàng trung ương Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Bath. Ngay sau khi đồng Bath giảm giá (15 - 20% so với USD) với mức thấp nhất 32 Bath/1USD kể từ 20 năm trở lại đây, kéo theo phản ứng giảm giá dây chuyền đối với các đồng tiền trong khu vực như: đô la Xingapore giảm giá 5%. Pê xô Philipin 9 - 10% .Mặc dù Thái Lan cách đây không lâu đã được coi là một trong những nước ASEAN có tốc độ phát triển thần kỳ, nhưng theo các nhà phân tích kinh tế thì những nguy cơ tiềm ẩn và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoản Tài chính tiền tệ tại Thái Lan đã có từ lâu. Đó là khủng hoảng Tài chính tiền tệ và cơn sóng ngầm đầu cơ phá giá đồng Bath của Thái Lan.
    Trước hết phải kể đến chiến lược phát triển kinh tế có phần thiên lệch của Chính phủ Thái Lan, không duy trì được thế cân bằng giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống Tài chính Ngân hàng không được phát triển tương ứng dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (từ 9% năm 1995 xuống còn 6,4% năm 1996 ) nợ nước ngoài tăng quá lớn so với dự trữ ngoại tệ ( nợ 90 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 40% ). Việc đầu tư ồ ạt vào bất động sản dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các nhà cao ốc văn phòng và khu nhà ở lên tới 20%. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư bất động sản dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các cao ốc văn phòng và khu nhà ở lên tới 20%. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư bất động sản phải trả nợ ngân hàng khi lãi xuất lại đang ở mức cao (thời điểm này, các Công ty tài chính và ngân hàng Thái Lan năm tới 30 tỷ USD các khoản vay không trả được của các công ty). Đồng thời Thái Lan dựa chủ yếu vào danh mục đầu tư ngắn hạn của nước ngòai mà phần lớn trong số này được thông qua các ngân hàng trong nước và các công ty tài chính. Như vậy các khoản vay càng trở thành gánh nặng không chịu nổi với Thái Lan.
    Mặt khác việc Chính phủ Thái Lan giữ cố định tỷ giá đồng Bath đối với đồng đô la Mỹ trong suốt 13 năm qua khiến đồng Bath trở nên kém linh hoạt và gây cản trở đối với các nhà xuất khẩu. Đồng Bath lên giá đã làm cho hàng hoá của Thái Lan trở nên quá đắt trên thị trường trường Châu Âu và kể từ giữa năm 1995 khi đồng Bath lên giá theo với đồng USD đã làm Thái Lan mất đi hàng tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Như vậy từ việc mua sản pẩm và dịch vụ nước ngoài nhiều hơn là thu nhập từ xuất khẩu và đầu tư, Thái Lan trở thành nước có mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao nhất thế giới (8% so với GDP năm 1996).
    Do vậy, rất cần thiết phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trước tiên đối với những nước trong khu vực Châu Á, hay nói cách khác việc nhận dạng rõ vấn đề này để đưa ra những bài học và hoàn chỉnh các biện pháp chiến lược, ngăn ngừa, phòng tránh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay ngày càng bức thiết.
     
Đang tải...