Luận Văn diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu á

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu á
    Lời nói đầu


    Có thể nói, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ khu vực Châu á là sự kiện nổi bật nhất trong năm 1997. Tính đến nay, cuộc khủng hoảng này đã diễn ra hơn một năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
    Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã bao trùm bầu trời Đông Nam á và Đông á nổ ra vào khoảng tháng 7/1997 đến nay, gây chấn động trên phạm vi thế giới, thu hút sự quan tâm chú ý của những nhà lãnh đạo quốc gia cũng như đông đảo những người dân bình thường ở Việt nam. Với điểm xuất phát là Thái Lan, khi ngân hàng Thái Lan chính thức tuyên bố thả nổi đồng Bath đồng tiền Thái Lan lập tức giảm 5 - 7% đến 20%, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã kéo theo những sự kiện quốc tế lớn chứng minh vai trò của các thế lực tài chính quốc tế và khu vực trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay.
    Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế đang đi vào sâu rộng dần tới vấn đề ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Chân á là tất yếu. Khi kinh nghiệm cho thấy để ngăn chặn mức tàn phá nặng nề và nhanh chóng của các cuộc khủng khoảng tiền tệ trước đây, Chính phủ các nước đã phải chấp nhận những tốn kém về tiền của, công sức rất lớn.
    Do vậy, rất cần thiết phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trước tiên đối với những nước trong khu vực Châu á, hay nói cách khác việc nhận dạng rõ vấn đề này để đưa ra những bài học và hoàn chỉnh các biện pháp chiến lược, ngăn ngừa, phòng tránh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay ngày càng bức thiết.

    Kết luận​Nhìn chung cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực cho đến nay đã giảm nhưng chưa phải là đã chấm dứt. Từ thực tế cuộc khủng hoảng người ta sẽ tìm ra được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Cũng qua cuộc khủng hoảng này những vấn đề yếu kém của nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ sẽ được nhận biết để sửa chữa.
    Việt nam là một trong những nước chịu các động cuộc khủng hoảng với mức độ không lớn lắm. Những điều chỉnh trong chính sách kinh tế thời gian vời qua đã hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực. Việt nam là một nước đi sau và các lợi của nước đi sau là nhìn vào các nước đi trước để rút ra những bài học xương máu cho mình. Rồi từ đó sẽ lần tìm ra những bước đi thích hợp với hoàn cảnh.
    Để đạt được những giải pháp nói trên. Việt nam là nước đi sau lên phải đi lên bằng con đường thực lực của mình, như trong nghị quyết TW IV của Đảng đã khẳng định phát huy nội lực là nhân tố quan trọng nhất.
     
Đang tải...