Vấn đề Thứ nhất: Về mục đích và phương hướng phát triển kinh tế. - Mọi chính sách và biện pháp phát triển kinh tếcủa nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Cả hai bản hiến pháp văm 1980 và năm 1992 đều khẳng định chính sách phát triển kinh tế của nước ta là: làm cho dân giàu nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân (điều 15 hiến pháp năm 1985; điều 16 hiến pháp năm 1992) Sở dĩ có sự giống nhau trong mục tiêu phát triển kinh tế ở hai bản hiến pháp này là vì xúât phát từ bản chất của nhà nước ta. - Phương hướng và nhiệm vụ trong chính sách phát triển kinh tế thể hiện qua hai bản hiến pháp năm 1980 và 1992 đều thống nhất ở chỗ phải thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên do xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh lịch sử và nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của mỗi giai đoạn có khác nhau nên cách thức thực hiện cũng không giống nhau. Nhưng phương hướng và nhiệm vụ chiến lược thì vấn thống nhất. Thứ hai: Các hình thức sở hữu chủ yếu ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh lịch sử và nhận thức về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ có khác nhau, nhưng điểm giống nhau của hai bản hiến pháp năm 1980 và năm 1992 trong việc xác định hình thức sở hữu chủ yếu ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là: cả hai bản hiến pháp đều có hai hình thức sở hữu đó là hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể đều khẳng định cả hai hình thức sở hữu này là nền tảng của nền kinh tế. Tuy nhiên tại hiến pháp năm 1992 có ghi nhận thêm hình thức sở hữu khác là sở hữu tư nhân nhưng vẫn nhất quán khẳng định sở hữu tòan dân và sở hữu tập thể là nền tảng dẫn dắt nền kinh tế quốc dân.