Đồ Án Dịch vụ voip trên hệ thống asterisk

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu. 4
    Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ VOICE OVER IP 6
    1.1 Giới thiệu về VoIP. 6
    1.2 Nguyên tắc hoạt động của VoIP. 6
    1.3 Lợi ích của VoIP. 7
    1.4 Lợi ích của VoIP so với PSTN 7
    1.5 Nhược điểm của VoIP. 8
    1.6 Một số chuẩn thoại dùng trong VoIP. 8
    1.7 Các phần mềm ứng dụng VoIP. 9
    1.8 Các nhà cung cấp dịch vụ VoIP. 9
    Chương 2: TÌM HIỂU VỀ GIAO THỨC SIP 10
    2.1 Giao thức SIP là gì?. 10
    2.2 Mô hình các thành phần và các thức hoạt động của bản tin SIP 11
    2.2.1 Định dạng địa chỉ 12
    2.2.2 Cách thức định vị server SIP và user: 12
    2.2.3 Thay đổi một phiên đang tồn tại 13
    2.2.4 Bản tin trong SIP. 13
    2.2.5 Tiêu đề bản tin. 13
    2.2.6 Bản tin yêu cầu: 15
    2.2.7 Bản tin đáp ứng: 16
    2.2.8 Thiết lập và hủy cuộc gọi SIP. 18
    2.2.9 SIP và SS7. 21
    2.2.10 Tính năng của SIP. 24
    Chương 3: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 25
    3.1 Asterisk 25
    3.1.1 Giới thiệu về Asterisk. 25
    3.1.2 Ứng dụng và tính năng cơ bản của Asterisk. 25
    3.1.2.1 Voicemail (hộp thư thoại) 25
    3.1.2.2 Call Forwarding (Chuyển hướng cuộc gọi) 26
    3.1.2.3 Caller ID (cuộc gọi có hiển thị số). 26
    3.1.2.4 Interactive Voice Response (IVR) 26
    3.1.2.5 Time and Date. 26
    3.1.2.6 Call Parking. 26
    3.1.2.7 Remote call pickup. 27
    3.1.2.8 Privacy Manager 27
    3.1.2.9 Backlist 27
    3.1.2 Ưu và nhược điểm của Hệ thống Asterisk. 27
    3.1.2.1 Ưu điểm . 27
    3.3.3.2 Nhược điểm . 27
    3.2 OpenSIP 28
    3.2.1 Khái niệm OpenSIPS. 28
    3.2.2 Tính năng và lợi ích của OpenSIPS. 28
    3.2.2.1 OpenSIPS trong VoIP 28
    3.2.2.2 Kiến trúc OpenSIPS 29
    3.2.2.3 Khả năng kết nối đến PSTN . 29
    3.2.2.4 Giao tiếp với NAT 29
    3.2.2.5 Cân bằng tải 29
    3.2.2.6 Giao diện quản lí và cơ sở dữ liệu. 29
    3.2.2.7 Dịch vụ truyền thông. 29
    3.2.2.8 Khả năng nâng cấp OpenSIPS 29
    3.2.3 Kết luận. 30
    3.3 FreeSwitch .30 3.3.1 Giới thiệu: 30
    3.3.2. Ứng dụng của freeswitch. 30
    3.3.3. Đặc điểm: 30
    3.3.4. Module. 31
    3.3.5 Ưu điểm 31
    Chương 4: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG VOIP DỰA TRÊN PHẦN MỀM ASTERISK 32
    4.1 Mô hình thiết lập cuộc gọi và phân tích gói 33
    4.1.1. Cuộc gọi giữa hai user trong mạng Wifi 33
    4.1.2 Bắt gói và phân tích gói khi thực hiện cuộc gọi giữa thuê bao 123 và 234: 37
    4.2 Các ứng dụng của phần mềm Asterisk 39
    4.2.1 Conference room: 39
    4.2.2 Call Forwarding. 40
    4.2.3 Music on Hold: 40
    4.2.4 Voice mail : 41
    Chương 5: KẾT LUẬN 43
    5.1 Kết luận. 43
    5.2 Hướng phát triển đề tài 43


    • Lời mở đầu
    Dựa vào tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet trong những năm qua cho thấy Internet gần như là cổng kết nối truyền thông chủ yếu trên toàn Thế Giới. Điển hình sau 15 năm Việt Nam kết nối với mạng Internet toàn cầu đã có hơn 27 triệu người sử dụng Internet. Với sự đa dạng về dịch vụ cũng như người dùng, các nhà cung cấp đã nghĩ ngay đến dịch vụ truyền thoại bằng thủ tục IP qua môi trường Internet. Đó chính là dịch vụ Voice over IP (VoIP).
    VoIP được xem là một công nghệ mang tính cách mạng trong việc truyền tín hiệu thoại qua môi trường Internet, với những bước phát triển dài, ngày càng hoàn thiện về công nghệ, chất lượng ổn định, tích hợp được truyền thông đa phương tiện và cạnh tranh về giá cước. Việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ không còn là mối lo ngại của nhiều người khi các nhà khai thác mạng muốn tận dụng lượng khách hàng khổng lồ bằng việc thực hiện những giải pháp mới có tính đột phá về công nghệ cũng như tài chính. Những phần ứng dụng phục vụ cho việc triển khai VoIP đã ra đời, đáp ứng điều kiện về kinh tế trong triển khai VoIP, ở đây phải kể đến 3 hệ thống nổi bật là Asterisk, OpenSIP, FreeSwitch.
    Trong đó Asterisk không chỉ mang đến một tổng đài PBX (Private Branch Exchange) nhỏ gọn, mà là một phần mềm mang tính cách mạng, tin cậy, mã nguồn mở và miễn phí. Asterisk biến một PC rẻ tiền thông thường chạy Linux thành một hệ thống điện thoại doanh nghiệp mạnh mẽ. Asterisk là một bộ công cụ mã nguồn mở cho các ứng dụng thoại và là một server xử lý cuộc gọi đầy đủ chức năng. Asterisk là một nền tảng tích hợp điện thoại vi tính hoá kiến trúc mở. Nhiều hệ thống Asterisk đã được cài đặt thành công trên khắp thế giới. Công nghệ Asterisk đang phục vụ cho nhiều doanh nghiệp. Vì vậy trong báo cáo này nhóm em chọn tìm hiểu về VoIP trên hệ thống Asterisk. Bố cục gồm 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu về VoIP: Khái quát về công nghệ Voice over IP (VoIP), để chúng ta có thể hình dung một cách tổng quát về VoIP: VoIP là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Ưu nhược điểm của công nghệ này.
    Chương 2: Tìm hiểu về giao thức SIP: Giới thiệu một cách tổng quát về một trong những giao thức báo hiệu quan trọng trong VoIP: SIP. Đây là một trong những giao thức được sử dụng rộng rãi và đặc biệt SIP chính là giao thức báo hiệu sử dụng trong chương trình ứng dụng Asterisk được trình bày ở các chương tiếp theo.
    Chương 3: Phần mềm ứng dụng: Đề xuất 3 giải pháp VoIP, mục đích so sánh các giải pháp nhằm giải thích cho quyết định chọn triển khai giải pháp Asterisk.
    Chương 4: Triển khai hệ thống Asterisk: Trình bày các bước thiết lập, triển khai dịch vụ VoIP. Cách thức bắt và phân trích gói tin bằng phần mềm Wireshark.
    Chương 5: Tổng kết: Nhận xét về hệ thống Asterisk và những thành quả mà nó mang lại trong truyền thông ngày nay, qua đó cũng nêu những hạn chế còn tồn tại và hướng phát triển của đề tài
    Với kiến thức còn hạn chế nên trong lúc hoàn thành bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn giúp đỡ của thầy và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...