Chuyên Đề Dịch Vụ trong nền kinh tế quốc dân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Dịch Vụ trong nền kinh tế quốc dân

    Chương 1: DV trong nền kinh tế quốc dân

    1.1 Những vấn đề cơ bản về DV và thị trường DV

    1.1.1 Đặc điểm và vai trò của DV

    a. Khái niệm, phân loại DV
     DV:
    - Với tư cách là một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế:
    DV là một ngành trong nền KTQD, là ngành kinh tế thứ 3 sau các ngành CN&NN, bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành sx vật chất.
    - Với tư cách là kết quả của một hoạt động - sản phẩm:
    + DV là con đẻ của kinh tế sx hàng hoá. Khi kinh tế hàng hoá p.triển mạnh đòi hỏi 1 sự lưu thông thông suốt, liên tục, để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao thì DV p.triển (C. Mác).
    + DV là kết quả của hoạt động sinh ra do tiếp xúc giữa bên cung ứng và KH cùng các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu của KH (ISO 8402).
    + DV là sản phẩm vô hình do sự tương tác giữa các yếu tố hữu hình và vô hình mà người tiêu dùng nhận được phù hợp với quy cách và chi phí mà hai bên thoả thuận.
    - Với tư cách là 1 hoạt động:
    + DV là hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu giải quyết mối quan hệ giữa KH hoặc tài sản mà KH sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu (Lưu Văn Nghiêm).
    + DV là hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sx kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, cầm đồ (Trần Văn Bão và Nghiêm Văn Trọng).
    + DV bao gồm toàn bộ các hỗ trợ mà KH mong đợi phù hợp với giá cả, uy tín ngoài bản thân DV đó.
    + DV là hoạt động cung cấp những gì không phải môi trường, không phải sx.
     DV là hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn tới việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu sx và đời sống xã hội của con người.
     Phân loại DV (các cách phân loại theo một tiêu thức)
    1- Theo khu vực trong nền kinh tế: DV sx, DV tiêu dùng
    2- Theo các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân (5 lĩnh vực): DV kinh doanh, DV CSHT, DV XH/ DV cá nhân, DV quản lý công cộng.
    3- Theo tính chất kinh doanh của DV: DV có thể kinh doanh và DV không thể kinh doanh
    4- Theo mức độ tham gia của KH vào DV: DV có sự tham gia hoàn toàn, một phần hoặc không có sự tham gia của KH
    5- Theo đối tượng phục vụ: DV cho sx, cho cá nhân và cho xã hội
    6- Theo sự thanh toán của KH (góc độ tài chính): DV phải thanh toán và DV không phải thanh toán
    7- Theo chủ thể thực hiện: chủ thể là nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh
    8- Theo các đặc điểm khác
    b. Đặc điểm và vai trò của DV
    Đặc điểm:
     Tính không hiện hữu (Tính vô hình – Intangibility)
     Không xác định (Không đồng nhất - Inconsistency)
     Không tách rời (Tính đồng thời – Inseparability)
     Không tồn kho (Tính mong manh – Inventory)
    Vai trò:
     Vai trò tổng quát: 2 khía cạnh
    - Vai trò phục vụ xã hội của DV: phục vụ con người, vì con người, vì sự tốt đẹp của xã hội (các DV công do nhà nước và các tổ chức xã hội thực hiện)
    - Vai trò kinh tế của DV - cơ sở hình thành và p.triển ngành kinh tế DV (các DV do các đơn vị kinh tế thực hiện)
     Vai trò cụ thể:
    - Là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và đầu ra trong quá trình sx, tiêu thụ sp hàng hóa, thúc đầy kinh tế p.triển năng động, hiệu quả và đảm bảo sự thuận tiện, phong phú và văn minh cho các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
    - Thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sx tăng NSLĐ; đồng thời đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của đời sống XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
    - Tạo việc làm, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động XH, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền KTQD
    - Làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu, đảm bảo sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
    - Thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
    - Giải phóng phụ nữ, khai thác tiềm năng và sử dụng phù hợp, có hiệu quả lực lượng lao động nữ
    - Kích cầu, phục vụ KH tốt hơn, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, giúp cho nền kinh tế p.triển
    - Là cầu nối giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, là bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại.

    1.1.2 Thị trường DV
    1.1.2.1. Cầu DV
    a. Đặc điểm của nhu cầu và cầu DV
     Khái niệm
    - Nhu cầu: Là trạng thái tâm lý của con người, là sự thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần nào đó, nó có thể nhận biết được hoặc không nhận biết được.
    Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ theo 7 đẳng cấp: Sinh lý; An toàn; Xã hội; Được tôn trọng; Hiểu biết; Thẩm mỹ; Tự hoàn thiện (Tự phát triển).
    - Cầu: Là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định.
     Sự p.triển của nhu cầu DV
    Quá trình hình thành và phát triển cầu dịch vụ trên thị trường:
    Nhu cầu Mong muốn Sức mua Cầu
    (Needs) (Wants) (Powers) (Demand)
    Khả năng thanh toán
    (Incomes)
    Phân biệt giữa nhu cầu và cầu
    - Cầu là bộc lộ của nhu cầu trên thị trường, nhu cầu là gốc
    - Nhu cầu không đo lường được, cầu có thể đo lường được (khả năng thanh toán)
    - Cầu là hữu hạn, nhu cầu là vô hạn
    - Nhu cầu là phạm trù vĩnh viễn, còn cầu là phạm trù lịch sử vì nó gắn liền với sự ra đời của tiền tệ.
     Đặc điểm nhu cầu và cầu DV
    - Nhu cầu dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh chóng (quy mô, chất lượng, chủng loại)
    - Nhu cầu của dịch vụ có tính vô hạn, không có điểm dừng cuối cùng
    - Nhu cầu dịch vụ có tính phong phú, đa dạng (về chủng loại, chất lượng, giá cả, )
    - Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính đồng bộ, tổng hợp
    - Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính thời điểm, thời vụ
    - Tính linh hoạt cao
    - Nhu cầu dịch vụ có biên độ dao động không đồng đều giữa các loại dịch vụ và giữa các nhóm KH cùng tiêu dùng một loại sản phẩm dịch vụ
    - Tính lan truyền (word of mouth)
     
Đang tải...