Thạc Sĩ Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng SơnMỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, đang nổi lên một yếu tố có tính quy luật của sự phát triển kinh tế - xã hội là mức tăng trưởng của dịch vụ vượt trội hơn hẳn so với sản xuất vật chất và vị trí của nó trong nền kinh tế ngày càng được nâng cao.
    Xu hướng phát triển của các nước cho thấy, nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính trung bình ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm khoảng 65% GDP, còn đối với các nước kém phát triển thì tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 35-45%. Ở Việt Nam, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động dịch vụ chỉ bó hẹp trong khâu phân phối lưu thông và do nhà nước tổ chức quản lý. Các loại dịch vụ khác hầu như không có hoặc bị cấm. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng với tốc độ nhanh chóng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là các ngành dịch vụ mới như thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khai thác thị trường, tư vấn đầu tư và các loại dịch vụ mang tính kinh doanh đặc thù như: thương mại, du lịch . đã nhanh chóng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.
    Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, có hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận lợi, nằm cạnh tam giác kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những cầu nối quan trọng giữa hai thị trường rộng lớn Trung Quốc với ASEAN, do đó đã tạo cho Lạng Sơn nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển dịch vụ thương mại và du lịch; góp phần đưa kinh tế dịch vụ Lạng Sơn thực sự có những chuyển biến sâu sắc trong những năm gần đây và trở thành một trong những ngành kinh tế năng động của Tỉnh.
    Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dịch vụ thương mại và du lịch ; đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch ở Lạng Sơn hiện nay; nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch, góp phần đưa kinh tế dịch vụ trở thành một trong những ngành kinh tế năng động nhất của Tỉnh, vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài và có ý nghĩa lý luận thực tiễn thiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn cao học.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Liên quan đến vấn đề dịch vụ thương mại và du lịch ở nước ta đã có những công trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn như:
    - Hồ Viết Chiến (2002), “Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
    - Vũ Hồng Tiến (2003), “Kinh tế dịch vụ đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), “Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp phát triển”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Nguyễn Văn Mầu (2004), “Thương mại, du lịch với những mục tiêu giải pháp 2005” đăng trên Tạp chí Thương mại, số 47.
    - Trần Hào Hùng (2004), “ Cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ: Những cơ hội và thách thức đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 1.
    - Hoàng Xuân Quế (2004), “ Bàn về hoạt động dịch vụ tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 11.
    - Nguyễn Đăng Nam, “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí tài chính, số 10.
    - Chu Ngọc Sơn (9/2004), “Dịch vụ việc làm: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Tạp chí Lý luận chính trị .
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một ngành cụ thể trong kinh tế dịch vụ của các địa phương hoặc nghiên cứu kinh tế dịch vụ ở những khía cạnh khác nhau. Riêng ở Lạng Sơn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về dịch vụ thương mại và du lịch để đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ kinh tế chính trị.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Mục đích:
    Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển dịch vụ thương mại và du lịch; từ thực trạng phát triển dịch vụ thương mại và du lịch ở tỉnh Lạng Sơn thời gian qua. Luận văn có mục đích đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy dịch vụ thương mại và du lịch ở Lạng Sơn trong thời gian tới
    3.2. Nhiệm vụ:
    - Hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về dịch vụ thương mại và du lịch. Xác định tính tất yếu khách quan của dịch vụ thương mại và du lịch trong phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn.
    - Phân tích thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua. Chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế thông qua việc phân tích thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn.
    - Xác định phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    Về thời gian luận văn chỉ nghiên cứu dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 - 2005.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận:
    Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó có sự chọn lọc tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả có liên quan tới đề tài.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được sử dụng trong luận văn gồm phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá, thống kê. Trong đó tác giả chú ý phân tích thực tiễn đối chiếu với lý luận.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về dịch vụ thương mại và du lịch từ góc độ kinh tế chính trị.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thương mại và du lịch ở tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn của tỉnh.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Tình hình nghiên cứu 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3
    3.1. Mục đích: 3
    3.2. Nhiệm vụ: 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 4
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn . 4
    7. Kết cấu của luận văn 4
    Chương 1 5
    DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH - SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN Ở LẠNG SƠN 5
    1.1. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
    1.1.1. Dịch vụ . 5
    Sự khác nhau giữa sản phẩm vật chất và dịch vụ: 9
    1.1.2. Dịch vụ thương mại 10
    1.1.3. Dịch vụ du lịch . 13
    1.2. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ LẠNG SƠN NÓI RIÊNG . 17
    1.2.1. Vai trò của dịch vụ thương mại và du lịch đối với nền kinh tế . 17
    1.2.1.1. Vai trò của dịch vụ thương mại trong nền kinh tế 17
    1.2.1.2. Vai trò của dịch vụ du lịch đối với nền kinh tế 21
    1.2.1.3. Vai trò của dịch vụ thương mại và du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới . 25
    1.2.2. Tính tất yếu khách quan phát triển dịch vụ thương mại và du lịch đối với nền kinh tế nói chung và Lạng sơn nói riêng . 26
    1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TỈNH 29
    1.3.1. Kinh nghiệm của Lào Cai . 29
    1.3.2. Kinh nghiệm của Quảng Ninh 31
    Kết luận chương 1 33
    Chương 2 34
    THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN THỜI GIAN QUA . 34
    2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN . 34
    2.1.1. Vị trí địa lý . 34
    2.1.2. Khí hậu 35
    2.1.3. Về cảnh quan thiên nhiên . 36
    2.1.4. Tiềm năng về hoạt động thương mại 36
    2.1.5. Tập quán các dân tộc phong phú và văn hoá ẩm thực . 38
    2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN THỜI GIAN QUA . 42
    2.2.1. Về hoạt động dịch vụ thương mại 42
    2.2.1.1. Hoạt động của thị trường nội địa . 42
    2.2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu . 46
    2.2.1.3. Hoạt động của các thành phần kinh tế 49
    2.2.1.4. Hoạt động kinh tế cửa khẩu 51
    2.2.1.5. Hoạt động xúc tiến thương mại . 53
    2.2.2. Về hoạt động dịch vụ du lịch 54
    2.2.2.1. Về lượng khách du lịch 54
    2.2.2.2. Doanh thu du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch . 55
    2.2.2.3. Về công tác quy hoạch đầu tư . 57
    2.2.2.4. Lao động trong ngành du lịch 57
    2.2.2.5. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 58
    2.2.2.6. Về công tác xúc tiến du lịch . 59
    2.2.2.7. Về hoạt động lữ hành 60
    2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHỦ YẾU TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 61
    2.3.1. Những thuận lợi . 61
    2.3.2. Những khó khăn và nguyên nhân . 62
    Kết luận chương 2 67
    Chương 3 68
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN . 68
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG 68
    3.1.1. Phương hướng phát triển dịch vụ thương mại 68
    3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch 70
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN . 72
    3.2.1. Những giải pháp chung . 72
    3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường thể chế đảm bảo cho sự phát triển kinh tế dịch vụ 72
    3.2.1.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển dịch vụ thương mại và du lịch 73
    3.2.1.3. Hoàn thiện các chính sách tác động đến dịch vụ thương mại và du lịch 75
    3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 77
    3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng loại dịch vụ chủ yếu 79
    3.2.2.1. Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ thương mại . 79
    3.2.2.2. Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch 88
    Kết luận chương 3 91
    KẾT LUẬN 92
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
     
Đang tải...