Báo Cáo Dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) là những dịch vụ có khả năng giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cho thấy việc vận hành một cách có hiệu quả hệ thống các dịch vụ phát triển kinh doanh có thể hỗ trợ và giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNVVN. Vai trò của DVPTKD đối với sự phát triển của doanh nghiệp đã được ghi nhận trên toàn thế giới từ khá lâu. Ở Việt Nam, mặc dù có khá nhiều các loại hình DVPTKD đã xuất hiện và bắt đầu phát triển, nhưng hầu như mới ở giai đoạn đầu, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng GDP và có tốc độ phát triển rất khiêm tốn. Thông tin và các nghiên cứu có hệ thống về DVPTDK còn thiếu, trong khi các doanh nghiệp, mà hầu hết là các DNVVN, các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân lại đang hoạt động kém hiệu quả, rất cần có những dịch vụ này, cho dù chính bản thân những doanh nghiệp đó cũng chưa hẳn đã nhận thức được điều này. Do đó, việc nghiên cứu về DVPTKD ở Việt Nam, nhằm tìm kiếm được những thông tin đáng tin cậy, rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng DVPTKD nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phát triển DVPTKD là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những DNVVN bởi họ chính là người đang cần sự hỗ trợ từ những dịch vụ này nhất, và cũng chính là khách hàng tiềm năng của các dịch vụ này. Tuy nhiên, để thực hiện được một cuộc điều tra thật sự chất lượng, đi sâu vào thực trạng hoạt động của từng DVPTKD không phải là dễ dàng, nhất là ở một nước khá lạc hậu cả về kỹ thuật và tư tưởng như ở Việt Nam.
    Đề tài này sử dụng chủ yếu kết quả của dự án nghiên cứu về thị trường Dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam, do tổ chức Investconsult Group, Vietnam, với sự hỗ trợ của Dự án phát triển DNVVN của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) và Chương trình Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ Swisscontact, Vietnam thực hiện năm 2002.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về các yếu tố tác động đến việc cung ứng và sử dụng DVPTKD đối với các DNVVN .
    - Tổng quan về thực trạng DVPTKD ở Việt Nam.
    - Đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm khuyến khích việc cung ứng và sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh đối với các DNVVN nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này.
    Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, thống kê, tổng hợp và phân tích, kết hợp giữa các kết quả thống kê với việc vận dụng lý luận để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động của các DVPTKD, mà điển hình là 14 loại hình DVPTKD là: kế toán và kiểm toán, quản lý chất lượng và môi trường, tư vấn pháp luật, đào tạo quản lý, tư vấn quản lý, đào tạo kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, tìm kiếm thông tin qua Internet, dịch vụ CNTT, quảng cáo và xúc tiến, dịch vụ hội chợ, phần mềm MIS. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu về các hoạt động cung ứng và sử dụng DVPTKD ở Việt Nam, vai trò của Nhà nước và các tổ chức trong/ngoài nước đối với sự phát triển của DVPTKD.
    Kết cấu luận văn: bao gồm 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề chung về dịch vụ phát triển kinh doanh
    Chương II: Thực trạng DVPTKD ở Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp phát triển DVPTKD tại VN

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. 4
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH 4
    1.1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH 4
    1.2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH DVPTKD Ở VIỆT NAM . 6
    1.2.1. Quản lý. 6
    1.2.2. Marketing. 7
    1.2.3. Chất lượng và môi trường. 7
    1.2.4. Thông tin, liên lạc. 8
    1.2.5. Kỹ thuật/ hướng nghiệp. 8
    1.3. VAI TRÒ CỦA DVPTKD 10
    1.3.1. Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp. 10
    1.3.2. Đẩy mạnh sản xuất và phát triển. 10
    1.3.3. Thúc đẩy chuyên môn hoá. 10
    1.3.4. Tập trung nguồn lực. 11
    1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DVPTKD 12
    1.4.1. Nhận thức của xã hội đối với DVPTKD 12
    1.4.2. Trình độ phát triển của các doanh nghiệp sử dụng DVPTKD 13
    1.4.3. Trình độ phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ. 13
    1.4.4. Khung pháp lý và chính sách của nhà nước. 14
    1.4.5. Sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế. 17
    1.5. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DVPTKD Ở VIỆT NAM . 18
    1.6. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC DVPTKD 20
    1.6.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển. 20
    1.6.2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển. 23
    CHƯƠNG II. 27
    THỰC TRẠNG DVPTKD Ở VIỆT NAM . 27
    2.1. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DVPTKD Ở VIỆT NAM 27
    2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP DVPTKD 36
    2.2.1. Phân loại các nhà cung cấp. 36
    2.2.2. Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp DVPTKD 39
    2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DVPTKD 40
    2.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA DVPTKD Ở VIỆT NAM . 46
    2.4.1. Sự phát triển không đồng đều giữa các loại hình DVPTKD và các khu vực kinh tế 46
    2.4.2. Công tác marketing DVPTKD 48
    2.4.3. Tình hình cung-cầu về DVPTKD 51
    2.4.4. Tiềm năng của DVPTKD 52
    2.4.5. Chất lượng dịch vụ. 53
    2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TỚI DVPTKD 55
    2.6. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 56
    2.6.1. Điểm mạnh và điểm yếu. 56
    2.6.2. Cơ hội và thách thức. 59
    CHƯƠNG III. 61
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ. 61
    3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DVPTKD 61
    3.1.1. Nhận thức một cách đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của DVPTKD, coi phát triển DVPTKD là một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 62
    3.1.2. Thừa nhận, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các cam kết hợp tác đa phương, song phương, các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 63
    3.1.3. Việc phát triển DVPTKD phải được xây dựng trên cơ sở tự do hoá, xã hội hoá, thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế cùng tham gia. 65
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DVPTKD Ở VIỆT NAM 66
    3.2.1. Tạo khung pháp lý và ban hành các chính sách, chương trình hỗ trợ minh bạch, hiệu quả, hợp lý. 67
    3.2.2. Cải thiện, nâng cao nguồn cung DVPTKD 70
    3.2.3. Cung cấp thông tin nhằm đẩy mạnh quá trình tiếp xúc với DVPTKD của các doanh nghiệp. 73
    KẾT LUẬN 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...