Báo Cáo Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần 1- Lời mở đẩu 1
    Phần 2- Nội dung nghiên cứu 6
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng điện tử 6
    I. Khái niệm Ngân hàng điện tử 6
    II. Vai trò của Ngân hàng điện tử 15
    III. Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ 24
    ngân hàng điện tử trên thế giới
    Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt 33
    Nam
    I. Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân 33
    hàng điện tử tại Việt Nam
    II. Tiềm năng phát triển và những hạn chế của dịch 51
    vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện 73
    tử ở Việt Nam
    I. Thời cơ và thách thức của ngân hàng điện tử 73
    II. Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các 75
    ngân hàng thương mại Việt Nam
    Kết luận 91
    Danh mục tài liệu tham khảo 92
    Phụ lục 94
    PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng một
    vai trò rất quan trọng. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất
    nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích
    lệ. Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính
    cũng đã làm thay đổi căn bản những bước đi của hệ thống các ngân hàng. Nó đã
    tạo ra một một trường tài chinh kinh tế đầy tính cạnh tranh và sôi động cho thị
    trường liên ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sự phát triển
    vượt bậc của công nghệ thông tin đã nhanh chóng đưa những ứng dụng của
    “Thương mại điện tử” đến gần hơn với cuộc sống con người. Cuộc chạy đua
    giữa các ngân hàng trở thành một cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ trên mảnh
    đất “công nghệ số” như một cách để củng cố vị thế, nâng cao chất lượng hoạt
    động dịch vụ để thu hút khách hàng của mình.
    Và Electronic banking (E-banking) là được biết đến như một trong những
    chiến lược của mỗi ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển một cách toàn diện
    hơn trong môi trường kinh tế đầy sôi động này. Trong những năm trở lại đây,
    dịch vụ E- banking đã bắt đầu “xâm nhập” vào thị trường ngân hàng Việt Nam,
    dần ổn định, và chiếm dần được một bộ phận nhỏ lòng tin của người tiêu dùng.
    Không thể phủ nhận được rằng E- banking đã mang đến thuận tiện nhiều hơn
    cho cuộc sống “nhanh” của xã hội hiện nay, và giúp đỡ ngân hàng rất nhiều
    trong việc nâng cao vị thế, chất lượng dịch vụ của mình.
    Chính vì thế, phát triển E-banking có thể tạm coi như là một hướng đi
    tương đối hay cho bài toán khó của các ngân hàng. Nó trớ thành mối quan tâm
    và đề tài nghiên cứu của các phòng ban phát triển cũng như marketing dich
    vụ Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rằng, từ khi ra đời đến nay, hệ thống ngân
    hàng điện tử vẫn chưa phát huy hiệu quả được hết những ưu thế cũng như lợi




    ích thực sự của nó đối với đông đảo các khách hàng, trong đó nguyên nhân chủ
    yếu vẫn là từ thái độ hành vi của người tiêu dùng. Thêm vào đó là sự chưa hoàn
    thiện của hệ thống hành lang pháp lý, khi mà Luật thương mại điện tử Việt Nam
    vẫn chưa có những quy định rõ ràng, đã tạo nên những tâm lý lo lắng rất có cơ
    sở về tình rủi ro, vấn đề an ninh, bảo mật của người tiêu dùng.
    Chính vì vậy làm thế làm để có thể phát huy hết những tiềm năng, tận
    dụng hết những cơ hội và loại bỏ những rào cản để phát triển hình thức dịch vụ
    này một cách tốt nhất có lẽ đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà kinh tế
    nói chung và bộ phận phát triển hệ thống ngân hàng nói riêng. Nhóm nghiên
    cứu nhận thấy đây là một vấn đề hết sức thiết thực và mang tính áp dụng thực
    tiễn rất cao trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Chính vì thế,
    nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài : “Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam -
    Thực trạng và giải pháp
    ” và mạnh dạn đưa vào bài viết của mình những phân
    tích đánh giá về tình hình phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam - những cơ
    hội và thách thức, và qua đó đưa ra một vài đề xuất đóng góp cho việc hoàn
    thiện sự phát triển của hình thức dịch vụ này.
    2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
    Có thể nhân định rằng, đây không còn là một vấn đề còn xa lạ và quá mới
    mẻ vì trên thực tế nó đã trở thành mối quan tâm cũng như đối tượng nghiên cứu
    của rất nhiều các nhà phát triển ngân hàng, các chuyên gia phân tích kinh tế
    Trên thế giới, hình thái dịch vụ này ra đời và phát triển sớm hơn, nên ít
    nhiều cũng để lại được những bài học kinh nghiệm của người đi trước, dựa trên
    nhừng tổng hợp phân tích của nhiều đề tài nghiên cứu.
    Trong giới hạn bài viết này, nhóm nghiên cứu xin một lần nữa đưa ra cái
    nhìn toàn diện hơn về thực trạng phát triển của dịch vụ E- banking ở Việt Nam
    trong những năm gần đây để có thêm những đánh giá làm toàn diện phong phú
    hơn cho đề tài này.




    Với việc chọn đề tài trên, nhóm nghiên cứu dự kiến đi từ khái quát tình
    hình phát triển của hệ thống các ngân hàng nói chung đến khái quát về sự phát
    triển của loại hình ngân hàng điện tử trong tình hình nền kinh tế cụ thể.
    Đi sâu phân tích và tìm hiểu sẽ là sự so sánh, đánh giá những ưu nhược
    của hệ thống ngân hàng điện tử tiêu biểu, đặt trong mối quan hệ liên quan chặt
    chẽ giữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử và sự phát triển của nền
    kinh tế; trong mối quan hệ liên ngân hàng để giải thích nguyên nhân sự phát
    triển cũng như những hạn chế.
    Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những ý kiến, biện pháp để hoàn thiện
    sự phát triển hệ thống ngân hàng trực tuyến
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Qua bài viết của mình, nhóm nghiên cứu mong muốn đóng góp thêm một
    cái nhìn về sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng điện tử
    nói riêng tại Việt Nam hiện nay, và qua đó đóng góp những ý kiến của mình để
    hoàn thiện hơn nữa sự phát triển của của nền kinh tế.
    4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
    Thông qua việc nghiên cứu mô hình Electronic-banking của một số ngân
    hàng thương mại cố phần tiểu biểu từ đó khái quát được thực trạng phát triển
    dịch vụ E-Banking của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn
    2008-2010
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo thương mại điện tử,
    website của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó sử dụng phương
    pháp phân tích tình hình hình thực tế triển khai dịch vụ Electronic-banking
    thông qua những số liệu thu thập được sử dụng số tuyệt đối, số tương đối để so




    sánh giải quyết vấn đề. Phân tích nhưng ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ
    Electronic-banking từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp
    6. Kết quả dự kiến
    Thông qua những phân tích của bài nghiên cứu, người đọc có được cái
    nhìn hoàn thiện về quá trình phát triển cũng như tiềm năng to lớn của dịch vụ
    Electronic-banking ở Việt Nam. Quan trọng hơn là kiến nghị các giải pháp để
    thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt sang tiền điện tử của hầu hết khách hàng
    Việt Nam hiện nay, nâng cao tính bảo mật cũng như đảm bảo an toàn an ninh
    mạng. Toàn bộ quá trình trên đều hướng đến một kết quả cuối cùng đó là đưa
    Electronic -banking trở thành dịch vụ ngân hàng quen thuộc và thân thiện hơn
    với bất cứ một khách hàng nào
    7. Kết cấu công trình nghiên cứu
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng điện tử
    I. Khái niệm Ngân hàng điện tử
    II. Vai trò của Ngân hàng điện tử
    III. Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên
    thế giới
    Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam
    I. Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt
    Nam
    II. Tiềm năng phát triển và những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử tại
    Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam
    I. Thời cơ và thách thức của ngân hàng điện tử




    II. Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các ngân hàng thương mại Việt
    Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...