Luận Văn Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 78 trang
    Định dạng file word


    CHƯƠNG 1

    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ



    1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

    Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm

    năm, gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự có mặt của NHTM

    trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng “Ở đâu có

    một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó có sự phát triển cao

    của nền kinh tế xã hội và ngược lại”. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về

    NHTM.

    Đạo luật của Ngân hàng Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa “Ngân hàng

    thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của

    công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng

    nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài

    chính”.

    Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998

    “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động

    ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.

    Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ “Ngân

    hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng

    và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp

    phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”

    Qua các khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

    NHTM là một loại hình doanh nghiệp vì nó có cơ cấu, tổ chức bộ máy, cấu

    trúc tài chính giống như một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động của[​IMG]





    2



    NHTM là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy

    nhiên, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt bởi vì:
    Ø Lĩnh vực kinh doanh của NH là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Đây là

    lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành cũng

    như mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
    Ø Chất liệu kinh doanh của NH là tiền tệ - một công cụ được nhà nước sử

    dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế và quyết định đến sự phát triển hay

    suy thoái của nền kinh tế nên được nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ.
    Ø Nguồn vốn chủ yếu NH sử dụng là vốn từ bên ngoài. Tỷ trọng vốn

    riêng trong tổng nguồn vốn kinh doanh rất thấp.
    Ø Hoạt động kinh doanh của NH chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách

    tiền tệ của NH trung ương.
    Ø NHTM là một một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung

    gian huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi biến nguồn

    vốn đó để cấp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vốn cho kinh doanh, đầu tư

    và tiêu dùng của nền kinh tế.

    1.1.2 Phân loại

    - Dựa vào hình thức sở hữu có thể phân loại gồm: NHTM quốc doanh,

    NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài, chi nhánh

    NHTM nước ngoài tại Việt Nam.

    - Dựa vào chiến lược kinh doanh có thể phân thành:

    · Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng tập trung cung cấp một vài sản

    phẩm cho khách hàng, tuy số lượng sản phẩm không lớn nhưng

    giá trị của từng sản phẩm là rất lớn. Khách hàng của ngân hàng

    chủ yếu là các công ty, xí nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn

    kinh tế, các tổng công ty.

    · Ngân hàng bán lẻ: ngân hàng loại này chú trọng đến việc đa dạng

    hóa các sản phẩm. Số lượng sản phẩm rất nhiều, rất lớn để đáp





    3



    ứng được các nhu cầu của nhiều khách hàng. Tuy giá trị của từng

    sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng khách hàng rất

    lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ

    mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng

    hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.

    · Ngân hàng vừa bán buôn, vừa bán lẻ: Là dạng ngân hàng bao gồm

    cả hai hoạt động nêu trên. Ngân hàng nhắm vào tất cả các dạng

    khách hàng từ nhỏ đến lớn.

    1.1.3 Một số dịch vụ NHTM tiêu biểu

    Dịch vụ tiền mặt, thanh toán chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, séc, thẻ .

    Dịch vụ tiền gửi, cho vay, bảo lãnh .

    Dịch vụ chuyển tiền, Bankdraft, tư vấn, uỷ thác, kiều hối

    Dịch vụ khấu trừ tự động, uỷ nhiệm chi định kỳ (Standing order)

    Dịch vụ cho thuê két sắt, bảo hiểm, bất động sản,

    Dịch vụ thanh lý tài sản theo di chúc của khách hàng

    Dịch vụ thiết lập và thẩm định dự án, môi giới tiền tệ

    Dịch vụ ngân hàng trên thị trường chứng khoán

    Dịch vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế .

    1.1.4 Đặc trưng của dịch vụ ngân hàng

    Tính vô hình: Khách hàng khi mua dịch vụ tài chính ngân hàng thường

    không nhìn thấy hình dạng cụ thể của loại hình dịch vụ nên rất khó đánh giá

    và so sánh chất lượng như các hàng hoá hữu hình khác, chỉ có thể cảm nhận

    thông qua các tiện ích mà sản phẩm mang lại.

    Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời: Chu kỳ của

    một sản phẩm chia làm hai giai đoạn: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy

    nhiên đối với sản phẩm tài chính, chúng được tạo ra khi khách hàng có yêu

    cầu và tiêu thụ ngay.





    4



    Không ổn định về mặt chất lượng và dễ sao chép (cả về tính chất và hình

    thức) và do nhiều yếu tố cấu thành: Một sản phẩm dịch vụ tài chính do sự kết

    hợp của các yếu tố bên trong (nhân lực, công nghệ .) và bên ngoài (môi

    trường, thể chế .). Ngoài ra còn có sự tham gia của các NHTM và các tổ chức

    phi tài chính.

    1.2 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

    1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

    1.2.1.1 Theo WTO

    Theo WTO, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là loại hình dịch vụ điển hình của

    ngân hàng nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các điểm giao dịch

    của NH để thực hiện các DV như gửi tiền, vay tiền, thanh toán, kiểm tra tài

    khoản, dịch vụ thẻ. Đối với các ngân hàng thương mại, DV NHBL giữ vai trò

    quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, mang

    lại nguồn thu ổn định và chất lượng cho các NH. Bên cạnh đó, nó mang lại cơ

    hội đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, cơ hội bán chéo với

    cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

    1.2.1.2 Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á

    Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á, dịch vụ

    NHBL là dịch vụ cung ứng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân

    riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách

    hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua

    các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.

    Như vậy, chúng ta có thể hiểu theo cách phổ biến nhất, dịch vụ ngân

    hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho

    khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

    Đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL vô cùng lớn nhưng giá trị từng

    khoản giao dịch không cao.





    5



    Sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ vừa có sản phẩm thuộc tài sản

    nợ vừa có sản phẩm thuộc tài sản có (tài khoản tiết kiệm, tài khoản vãng lai,

    thanh toán hóa đơn, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, .)

    Sự phát triển dịch vụ NH bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công

    nghệ thông tin của nền kinh tế nói chung và của bản thân mỗi ngân hàng nói

    riêng. Ngoài ra, một trong những yếu tố thành công của dịch vụ NHBL là

    kênh phân phối sản phẩm.

    1.2.3 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

    Đối với nền kinh tế: Dịch vụ NHBL trực tiếp làm biến đổi từ nền kinh tế

    tiền mặt sang nền kinh tế không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý của

    nhà nước, giảm chi phí xã hội của việc thanh toán và lưu thông tiền mặt. Bên

    cạnh đó, thông qua dịch vụ ngân hàng bán lẻ, quá trình chu chuyển tiền tệ

    được tăng cường và có hiệu quả hơn, tận dụng và khai thác các tiềm năng về

    vốn để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, nâng cao đời

    sống của người dân.

    Đối với ngân hàng: Đa dạng hoá sản phẩm và đem lại nguồn thu ổn định

    cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nâng

    cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ.

    Đối với khách hàng: Cung cấp các sản phẩm một cách đa dạng, thuận

    tiện và an toàn cho khách hàng.

    1.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL TẠI CÁC

    NHTM VIỆT NAM:

    Hoạt động NHBL ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của

    các NHTM trên thế giới. Các NHBL sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách

    20 ngân hàng toàn cầu hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí The Banker vào

    năm 2015.

    Trong quá trình hội nhập và mở cửa, các NHTM Việt Nam đã và đang

    phát triển dịch vụ NHBL. Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...