Luận Văn Dịch vụ hậu cần (Logistic) Việt Nam Thực trạng và triển vọng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dịch vụ hậu cần (Logistic) Việt Nam:


    Thực trạng và triển vọng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Tóm tắt. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ đã lan rộng và ảnh hưởng tới các ngành kinh tế Việt Nam. Dù không có quan hệ trực tiếp với tâm bão khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng ngành logistic Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão đó. Tuy nhiên, sau hơn một năm đầy biến động, bước vào năm 2010, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu tăng trưởng lạc quan hơn, hình thành những cơ hội mới cho các ngành kinh tế Việt Nam, trong ấy có dịch vụ logistic. Trong bối cảnh đó, nhà nước và nhất là các doanh nghiệp logistic Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt những cơ hội đó, khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách như: xúc tiến hình thành những tổng công ty, công ty mạnh, đủ thế và lực hoạt động trong lĩnh vực logistic toàn cầu, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và củng cố đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp Thực hiện tốt một số giải pháp có tính định hướng nêu trên sẽ góp phần giúp ngành dịch vụ logistic Việt Nam vượt qua những khó
    khăn hiện tại để có thể vững bước đi lên bằng chính đôi chân của mình.

    1. Đặt vấn đề


    Khởi nguồn từ Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính với mức độ toàn cầu hoá của nó không chỉ tác động ở các nước phát triển mà còn nhanh chóng lan tới các nước đang phát triển. Xét từ các phương diện cho thấy, kinh tế thế

    giới năm 2009 rơi vào suy thoái kinh tế được coi là tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó và cho dù không có quan hệ trực tiếp với tâm bão khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng ngành logistic Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão đó. Trước ngưỡng cửa năm 2010, một loạt tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế đã nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu năm tới và cho rằng, kinh tế thế giới sẽ

    tăng trưởng khả quan trong năm 2010. Đây chính là cơ hội vươn lên của logistic Việt Nam sau khủng hoảng.




    2. Ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu tới logistic Việt Nam


    Từ giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng ra nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm 2009 là minh chứng rõ ràng nhất cho những ảnh hưởng của khủng hoảng nêu trên. Trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu Việt Nam giảm 13,8% so với cùng kỳ 2008. Mặc dù mức độ sụt giảm này thấp hơn hầu hết các nước đang phát triển khác, nhưng nó cũng khiến 2009 trở thành năm đầu tiên xuất khẩu giảm kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách kinh tế. Xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm, tất nhiên ngành logistic cũng suy giảm.
    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu là một trong những nguyên nhân chính khiến lượng hàng xuất khẩu của nước ta giảm mạnh. Do dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu lại có liên quan rất chặt chẽ tới hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, dẫn đến sự sụt giảm mạnh của xuất khẩu đã kéo theo sự tụt dốc của dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động logistic Việt Nam.
    Khủng hoảng kinh tế làm cho hoạt động vận tải biển gặp khó khăn do khách hàng và giá cước vận tải đều giảm mạnh. Từ đầu tháng 7/2008 đến cuối năm 2009, với mức giảm trung bình ước tính khoảng 70%. Từ mức kỷ lục, 11.709 điểm vào ngày 20/5/2008, chỉ số giá cước vận tải hàng khô BDI (Baltic Dry Index) cũng quay đầu đi xuống, đạt mức thấp nhất trong vòng một thập niên vào ngày

    12/12/2008, ở 684 điểm, giảm 94% [1]. Cụ thể là cước vận tải biển chở hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang một số thị trường khu vực Nam Mỹ, châu Âu hiện giảm rất mạnh, ước giảm 60% - 80% so với thời điểm cuối quý 2/2008 do lượng hàng xuất khẩu giảm. Cước tàu hàng rời từ Việt Nam đi khu vực Nam Mỹ chỉ còn trung bình 10
    USD/tấn, giảm khoảng 90 USD/tấn so với tháng 4/2008, tàu chở công-ten-nơ đi châu Âu còn khoảng 300 USD/TEU thay vì giữ mức bình quân 1.300USD/TEU như thời kỳ cuối 2007 đầu 2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...