Luận Văn Dịch vụ E- Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Dịch vụ E- Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển



    MỞ ĐẦU

    Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng.


    Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT, E- banking) là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ E-banking là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.


    Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các Ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của NHĐT. Đặc biệt là khi các ngân hàng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày nhiều năm kinh nghiệm đã được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (ngày 01/04/2007) thì để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ và từng bước chiếm lĩnh thị phần ngay từ bây giờ.


    Mặc dù không còn là dịch vụ mới lạ ở Việt Nam, thậm chí đã và đang phát triển khá rầm rộ, nhưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Vì vậy thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc khái niệm cơ bản về e-banking cũng như thông tin cập nhật về tình hình triển khai dịch vụ e-banking tại Việt Nam và các giải pháp để dịch vụ này phát triển hơn.

    Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế dù đã hết sức cố gắng song do đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này.

    Kết cấu của khóa luận:

    o Chương 1: Giới thiệu khái quát về dịch vụ E- Banking.

    o Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam

    o Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam



    MỤC LỤC​

    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ E - BANKING


    1.1. Khái quát và lợi ích dịch vụ E - Banking

    1.1.1. Khái quát về dịch vụ E- banking

    1.1.2. Lợi ích của dịch vụ E- Banking

    1.1.2.1. Về phía khách hàng

    1.1.2.2. Về phía Ngân hàng

    1.1.2.3. Về mặt kinh doanh tiền tệ

    1.1.2.4. Về mặt xã hội - kinh tế

    1.2. Đặc điểm của dịch vụ E- Banking

    1.3. Các tiện ích của dịch vụ E- banking

    1.3.1. Truy vấn thông tin

    1.3.2. Nghiệp vụ thanh toán

    1.3.3. Nghiệp vụ tín dụng, thương mại và tài chính

    1.4. Hệ thống phân phối điện tử và các sản phẩm dịch vụ E- Banking

    1.4.1. Hệ thống phân phối điện tử

    1.4.1.1. ATM (Automatic Teller Machine) – Máy rút tiền tự động

    1.4.1.2. EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) – Máy thanh toán tại điểm bán hàng

    1.4.1.3. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone- banking)

    1.4.1.4. Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile- Banking và SMS- Banking)

    1.4.1.5. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking/ PC Banking)

    1.4.1.6. Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu (Internet Banking)

    1.4.2. Sản phẩm dịch vụ E- banking

    1.5. Điều kiện thực hiện dịch vụ E- banking

    1.6. Ưu và nhược điểm của dịch vụ E- Banking

    1.6.1. Ưu điểm của E-Banking - Nhanh chóng, thuận tiện

    1.6.2.Nhược điểm của E-Banking -Vốn đầu tư lớn

    1.7. Những rủi ro trong hoạt động dịch vụ E- Banking

    1.7.1. Rủi ro hoạt động

    1.7.2. Rủi ro uy tín

    1.7.3. Rủi ro pháp lý



    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E – BANKING TẠI VIỆT NAM


    2.1. Tính tất yếu của sự phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam

    2.2. Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam

    2.3. Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại một số NHTM của Việt Nam

    2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động ngân hàng điện tử

    2.3.2. Thực tiễn phát triển của dịch vụ E- banking ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

    2.3.2.1. Giới thiệu tổng quát về VCB

    2.3.2.2. Thực tiễn phát triển của dịch vụ E- banking ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

    a. Hệ thống Giao dịch tự động Connect 24

    b. Dịch vụ VCB- Money.

    c. Dịch vụ VCB- iB@nking.

    d. Dịch vụ VCB SMS- B@nking


    CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E- BANKING TẠI VIỆT NAM

    3.1. Định hướng phát triển chung về dịch vụ E- Banking tại Việt Nam

    3.2. Một số thách thức trong hoạt động E- Banking

    3.2.1.Cạnh tranh & cuộc chạy đua làm chủ công nghệ mới

    3.2.2. Sự phụ thuộc công nghệ

    3.2.3. Sự phụ thuộc vào đối tác thứ ba

    3.2.4. Phát triển mạnh Internet trên phạm vi toàn cầu

    3.2.5. Công tác quản lý điều hành

    3.3 Giải pháp phát triển dịch vụ E- banking tại Việt Nam

    3.3.1. Đa dạng hóa các dịch vụ E- banking

    3.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

    3.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    3.3.4.1. Nhóm giải pháp cho quản trị, điều hành

    o Thiết lập cơ chế giám sát quản lý rủi ro hiệu quả trong các hoạt động E - Banking

    o Đánh giá và phê duyệt các nội dung cơ bản của quy trình kiểm soát bảo mật của ngân hàng

    o Quan tâm đúng mức và thiết lập quy trình giám sát các quan hệ với bên ngoài và các sản phẩm của đối tác hỗ trợ hoạt động E - Banking (bên thứ 3)

    3.3.4.2. Nhóm các giải pháp kỹ thuật

    o Xác thực và phân quyền cho khách hàng khi thực hiện giao dịch qua Internet

    o Xác thực giao dịch, hạn chế việc thoái thác và thiết lập giải trình cho các giao dịch E - Banking

    o Tách biệt nhiệm vụ trong các hệ thống, CSDL và các ứng dụng E - Banking

    o Kiểm soát quyền và phân quyền đối với các hệ thống, CSDL và các ứng dụng E - Banking

    o Bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu của các giao dịch, bản ghi và thông tin E - Banking

    o Lưu vết đối với quá trình giao dịch E - Banking

    o Bảo mật thông tin E - Banking quan trọng, thông tin có tính nhạy cảm được chuyền và/hoặc lưu trong CSDL

    3.3.4.3. Nhóm các giải pháp quản lý rủi ro về pháp lý và uy tín

    o Cung cấp đầy đủ thông tin trên website cho phép khách hàng tiềm năng có thể đưa ra đánh giá về vấn đề bảo mật và các quy định của ngân hàng trước khi tham gia vào các giao dịch E - Banking

    o Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, phù hợp về mặt pháp lý

    o Có kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao của dịch vụ và hệ thống E - Banking

    o Phát triển các kế hoạch đối ứng để quản lý, ngăn chặn và giảm thiểu những vấn đề rủi ro trong việc cung cấp các dịch vụ và hoạt động E - Banking

    3.4. Một số kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...