Luận Văn Dịch vụ Du lịch ở Thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dịch vụ Du lịch ở Thành phố Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 4
    6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn 4
    7. Kết cấu của luận văn 4
    Chương 1 5
    VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 5
    1.1. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 5
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch 5
    1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng 10
    1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch . 11
    1.1.2.2. Tiềm năng, thế mạnh của Đà Nẵng . 11
    1.1.2.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: . 12
    1.1.2.4. Về tài nguyên du lịch nhân văn . 13
    1.1.3. Vai trò của dịch vụ du lịch thể hiện trong việc hình thành cơ cấu kinh tế "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” của thành phố Đà Nẵng . 13
    1.1.3.1. Dịch vụ du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trên địa bàn góp phần hình thành cơ cấu kinh tế: “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” 13
    1.1.3.2. Dịch vụ du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống nhân dân vùng du lịch 15
    1.1.3.3. Dịch vụ du lịch phát triển đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hoá, xã hội, cải thiện bộ mặt đô thị Đà Nẵng . 16
    1.1.4. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và Thành phố Đà Nẵng về phát triển du lịch dịch vụ . 17
    1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 18
    1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng 18
    1.2.1.1. Tính nhạy cảm 18
    1.2.1.2. Tính thời vụ 19
    1.2.1.3. Tính tổng hợp . 20
    1.2.1.4. Tính đa ngành . 20
    1.2.1.5. Tính liên vùng . 21
    1.2.2. Các loại hình dịch vụ du lịch ở Thành phố Đà Nẵng 22
    1.2.2.1. Dịch vụ vận chuyển, đưa đón khách . 22
    1.2.2.2. Dịch vụ lưu trú, ăn uống . 23
    1.2.2.3. Dịch vụ vui chơi giải trí . 23
    1.2.2.4. Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung 23
    1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH . 24
    1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ chí Minh 24
    1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 28
    Chương 2 32
    THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG NĂM NĂM QUA (2001-2005) . 32
    2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG TRONG NĂM NĂM QUA . 32
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng 32
    2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 32
    2.1.1.2. Về dân số, văn hoá, xã hội 35
    2.1.2. Bức tranh chung về dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng 40
    2.1.2.1. Về chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính quyển các cấp về phát triển du lịch Đà Nẵng, giai đoạn 2001-2005 40
    2.1.2.2. Tình hình và thực trạng hoạt động của du lịch Đà Nẵng qua các năm từ 2001-2005 41
    2.2. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG QUA NĂM NĂM HOẠT ĐỘNG 50
    2.2.1. Kết quả và nguyên nhân . 50
    2.2.1.1. Những kết quả đạt được trong những năm qua của ngành du lịch. 50
    2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả nêu trên . 57
    2.2.2. Những hạn chế và vấn đề đang đặt ra 59
    2.2.2.1. Về thực hiện mục tiêu và tốc độ tăng trưởng . 59
    2.2.2.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu còn ở mức thấp . 64
    2.2.2.3. Công tác quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư du lịch: 69
    2.2.2.4. Công tác xúc tiến du lịch . 70
    2.2.2.5. Về chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: . 71
    2.2.2.6. Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn 73
    Chương 3 76
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 76
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 76
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 80
    3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững: 80
    3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có đồng thời chú trọng việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới 85
    3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng 93
    3.2.4. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, cải thiện môi trường tự nhiên xã hội, bảo đảm phát triển du lịch phát triển mạnh và bền vững 98
    3.2.5. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch 99
    3.2.6. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch 102
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa. Đồng thời, Bộ Chính trị (khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng.
    Đà Nẵng nằm ở trung lộ của cả nước, với trên 30km bờ biển xanh, sạch, đẹp được xếp vào Top 1 trong số 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh; có sân bay, cảng biển quốc tế và những điều kiện hết sức thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, là trung điểm của 05 Di sản văn hoá trong số 6 di sản văn hoá thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận là Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Động Phong Nha, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn - trung điểm của “Hành trình Di sản” của du lịch Việt Nam. Trong phạm vi khu vực và thế giới, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng của miền Tây và các nước vùng Đông Bắc Á. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của tự nhiên giúp cho Đà Nẵng có điều kiện phát triển các ngành kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững, trong đó có ngành du lịch.
    Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng xã hội hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Hoạt động lữ hành chủ yếu là trạm trung chuyển; làm lại tour cho các hãng lớn tại hai đầu và phần lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu . Do vậy, có thể nói trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực và trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX.
    Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “Dịch vụ Du lịch ở Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, nhằm góp một phần phục vụ công tác chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với quản lý ngành du lịch, hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của ngành “công nghiệp không khói” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Về du lịch nói chung và của từng địa phương đã có một số đề tài, như:
    - Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    - Dương Thế Vinh (1996), Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    - Nguyễn Thị Hoá (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên -Huế, tiềm năng và phương hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    - Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG HCM.
    - Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình thuận, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    - Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá -Thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh .
    Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì vậy, sự lựa chọn đề tài "Dịch vụ du lịch tại Thành phố Đà Nẵng" là cần thiết và không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về dịch vụ du lịch, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng, trong thời gian từ nay đến năm 2020.
    3.2. Nhiệm vụ: Luận văn có các nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng.
    - Đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2001 đến 2005 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
    - Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương đến nay.
    4.2. Thời gian: Từ 2001 đến 2005.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận: Vận dụng lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Đà Nẵng vào phát triển dịch vụ du lịch. Đồng thời, kế thừa những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ du lịch của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê, tổng hợp và phân tích, so sánh . để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
    6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
    - Góp phần chứng minh sự cần thiết khách quan và vai trò của phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng.
    - Đề xuất những giải pháp để phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2006-2020.
    - Góp vào danh mục tài liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo thực tiễn và giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo của địa phương.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.
     
Đang tải...