Tiểu Luận Dịch vụ công trên địa bàn Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Cách đây hơn 30 năm, Vĩnh Phúc được cả nước biết đến là quê hương của "Khoán hộ", với những bứt phá trong đổi mới về cơ chế khoán trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với cả nước đẩy mạnh CNH, HÐH, Vĩnh Phúc lại tạo nên dấu ấn trong chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Vào thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, xuất phát điểm nền kinh tế rất thấp, kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chiếm 12,86%; thu nhập bình quân đầu người là 140 USD. Đến năm 2009: Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,06%; dịch vụ chiếm 24,68%; nông, lâm, thủy sản 14,25%. GDP bình quân đầu người đạt 1.380 USD. Không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,4%. Mặc dù có tốc độ phát triển các khu công nghiệp thuộc diện cao ở miền Bắc nhưng Vĩnh Phúc vẫn còn 60% dân số sống bằng nghề nông với hiệu quả sản xuất chưa cao. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp chỉ tạo ra 7, 2 triệu đồng /năm; trong khi đó, sản xuất công nghiệp cao gấp 8, 2 lần, làm dịch vụ gấp 3, 5 lần. Đồng đất Vĩnh Phúc đa số bạc màu, nghèo dinh dưỡng, tuy nông dân đã biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhưng giá trị thu nhập vẫn thấp. Năm 2006, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Nội dung bao trùm của Nghị quyết là “giảm đóng góp, tăng đầu tư”, trong đó vấn đề đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho nông dân và cung cấp dịch vụ công nông thôn được đặc biệt chú trọng. Sau 4 năm tổ chức thực hiện, Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ đã thực sự đi vào cuộc sống, đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đại bộ phận nhân dân trong tỉnh.







    NỘI DUNG CHÍNH

    A. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG Ở NÔNG THÔN VĨNH PHÚC
    Dịch vụ công có thể hiểu khái quát là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận (khác với dịch vụ tư, do tư nhân đảm nhiệm vì mục tiêu lợi nhuận). Trên cơ sở đó, dịch vụ công ở nông thôn được hiểu là những loại dịch vụ do Nhà nước đảm nhiệm để đáp ứng nhu cầu của khu vực nông thôn. Có nhiều dịch vụ công nông thôn (DVCNT), trong đó các dịch vụ thiết yếu là: giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thuỷ lợi, giao thông, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, khuyến nông, khuyến công.
    Trong những năm đổi mới vừa qua, tại tỉnh Vĩnh Phúc các dịch vụ công thiết yếu và cơ bản đã được cải thiện đáng kể, góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội và có tác động tích cực đến cải thiện đời sống, đảm bảo công bằng ở các vùng nông thôn. Với trình độ phát triển kinh tế- xã hội và đời sống ngày càng cao hơn, đã có những thay đổi lớn về phát triển và cung cấp dịch vụ công, Nhà nước có chủ trương xã hội hoá việc cung ứng một số dịch vụ công. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn các nhu cầu về DVCNT không nhất thiết phải do Nhà nước độc quyền cung cấp mà Nhà nước đóng vai trò bà đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình xã hội hoá DVCNT theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm" và thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia cung ứng DVCNT hiệu quả hơn.
    I. Những kết quả trên một số lĩnh vực
    1. Lĩnh vực Giáo dục, đào tạo và dạy nghề
    - Hiện tại, tổng số có 571 đơn vị giáo dục công lập và ngoài công lập từ Mầm non đến THPT. Cụ thể như sau: Ngành học mầm non có 217 trường. Trong đó có 162 trường công lập, 3 trường tư thục và 52 cơ sở mầm non tư thục khác (tỷ lệ học sinh ngoài công lập chiếm 1,5%). Trong năm 2010 đã chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập. Bậc tiểu học 174 trường công lập. Bậc THCS 146 trường công lập. Bậc THPT 38 trường công lập, 02 trường dân lập. Nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, dòng họ, cá nhân tham gia hoạt động khuyến học, Quỹ hội khuyến học các cấp trên toàn tỉnh đã quyên góp được khoảng 10 tỷ đồng, góp phần cho công tác khuyến khích hỗ trợ phát triển giáo dục của địa phương.
    - Hiện nay, mạng lưới các cơ sở dạy nghề với các loại hình đa dạng như: cơ sở dạy nghề công lập, cơ sở dạy nghề của tổ chức xã hội và cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp. Toàn tỉnh có 55 cơ sở, trong đó: 4 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 10 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề, 23 trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề. Từ năm 2005-2010, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 147.340 người, trong đó đào tạo hệ dài hạn, hệ trung cấp nghề và hệ cao đẳng nghề được 38.016 người và 109.324 người được qua đạo tạo nghề hệ ngắn hạn, hệ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng. Từ 2004 đến nay Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật tỉnh đã đào tạo 12.495 học sinh trung học chuyên nghiệp, mở 874 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân với tổng số 26.220 người. Kết quả bước đầu cho thấy, đại bộ phận nông dân có chuyển biến về nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành đội ngũ nông dân kiểu mới có kiến thức, tay nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường.
    * Khó khăn: Việc xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục còn chậm và hạn chế về quy mô. Một số thôn, xóm chưa có cơ sở nuôi dạy trẻ, lớp học mầm non, nên vẫn phải tổ chức nuôi dạy nhờ ở nhà dân và các nhà văn hoá thôn. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, thiết bị thực hành của các cơ sở dạy nghề thiếu; chương trình, giáo trình chậm đổi mới; đào tạo nghề chưa thực sự gắn với thị trường lao động, việc làm. Chưa thu hút được nhiều lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn vào các khu công nghiệp, đô thị.
    2. Lĩnh vực y tế
    - Hiện tại, tổng số cơ sở khám, chữa bệnh toàn tỉnh có 355 đơn vị với 2070 giường bệnh. Trong đó các cơ sở công lập có 163 đơn vị, gồm: cấp tỉnh 10 đơn vị (5 bệnh viện, 5 trung tâm kỹ thuật hệ dự phòng với 1.330 giường bệnh); cấp huyện 6 bệnh viện, 3 trung tâm y tế và 7 trung tâm kỹ thuật hệ dự phòng (với 740 giường bệnh); cấp xã có 137 trạm y tế xã. Cơ sở khám chữa bệnh xã hội hoá trên địa bàn tỉnh hiện có 192 cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 17 phòng khám đa khoa, 175 phòng khám chuyên khoa và phòng chẩn trị y học cổ truyền; cấp giấy phép hành nghề cho 05 công ty TNHH kinh doanh thuốc theo thẩm quyền và 550 nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc trên địa bàn tỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...