Luận Văn dịch vụ cảng biển và các biện pháp phát triển

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Việt Nam là một trong số không nhiều các quốc gia trên thế giới được đánh giá là có tiềm năng rất lớn về ngành Hàng hải. Với bờ biển dài 3260 km có nhiều vụng, vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương, lại nằm trên các tuyến đường hàng hải quốc tế rất thuận tiện cho việc xây dựng cảng biển và phát triển các dịch vụ cảng biển. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, thời gian qua các hoạt động khai thác dịch vụ tại cảng biển đã có những bước chuyển đổi cơ bản và bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định như: mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, hiệu lực quản lý nhà nước về chuyên ngành ngày càng được tăng cường,
    Xu thế thương mại hoá toàn cầu tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các thể chế kinh tế khu vực và thế giới phải tìm ra những lợi thế so sánh của quốc gia mình. Từ lâu, các quốc gia có biển nói chung và trong khu vực nói riêng, đã đầu tư vào cảng biển và biến các quốc gia này thành các trung tâm dịch vụ cảng biển lớn của thế giới. Phát triển dịch vụ cảng biển là trực tiếp góp phần vào việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở mang nhiều ngành nghề sản xuất –dịch vụ, tạo ra những cơ hội khai thác tiềm năng các vùng, thúc đẩy sản xuất, đầu tư, và xuất nhập khẩu hàng hoá. Vai trò của dịch vụ cảng biển đối với nền kinh tế quốc dân là vô cùng to lớn.
    Tuy nhiên, việc khai thác các dịch vụ tại cảng biển Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế và đang đứng trước những đòi hỏi phải cải tạo, đầu tư, đổi mới. Mức độ tăng trưởng của ngành còn thấp, đặc biệt so với khu vực và thế giới. Tình trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn lạc hậu, thiếu thốn không đáp ứng được với nhu cầu của việc sử dụng dịch vụ tại cảng hiện nay. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của chúng ta còn nhiều qui định không phù hợp, thủ tục hành chính rườm rà, cơ chế quản lý và điều hành còn nhiều bất cập, cơ chế tài chính vẫn mang tính chất “xin cho”, Có thể nói, dịch vụ tại cảng biển của nước ta chưa hội đủ những điều kiện để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng vốn có. Chính điều này đang làm lãng phí một nguồn lợi kinh tế của nước nhà. Do đó, chúng ta cần đưa ra những biện pháp tích cực để dịch vụ cảng biển phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.
    Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây cùng với mong muốn được thử nghiệm một cách nghiêm túc những kết quả trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại Thương, em đã chọn đề tài: “Dịch vụ cảng biển và các biện pháp phát triển” làm Khoá luận tốt nghiệp của mình. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, dự đoán, em đã hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp của mình với nội dung như sau:

    Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, Khoá luận được chia thành 3 chương:

    Chương I: Tổng quan về cảng biển và dịch vụ cảng biển
    Trong chương đầu, em trình bày khái quát các lý thuyết cơ bản về cảng biển và dịch vụ cảng biển như các khái niệm, chức năng, cách phân loại, vai trò của dịch vụ cảng biển đối với nền kinh tế, và những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển dịch vụ cảng biển của Việt Nam,
    Chương II: Thực trạng dịch vụ cảng biển Việt Nam
    Trong chương này, em trình bày thực trạng khai thác các dịch vụ tại cảng và đưa ra những đánh giá về các nhân tố gây nên thực trạng này.
    Chương III: Một số biện pháp phát triển dịch vụ cảng biển Việt Nam
    Ở chương cuối, em đưa ra một số giải pháp trên phương diện nhà nước và về phía doanh nghiệp cảng.
    Mục Lục
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN VÀ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN 1
    I. Khái quát về cảng biển 1
    1. Khái niệm cảng biển 1
    1.1. Khái niệm 1
    1.2. Phân loại cảng biển 2
    1.3. Chức năng và nhiệm vụ cảng biển. 3
    2. Hệ thống cảng biển Việt Nam 5
    2.1. Nhóm cảng biển phía Bắc 5
    2.2. Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ 9
    2.3. Nhóm cảng biển Trung Trung bộ 10
    2.4. Nhóm cảng biển Nam Trung bộ 12
    2.5. Nhóm cảng TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu 13
    2.6. Nhóm cảng đồng bằng sông Cửu Long. 15
    2.7. Nhóm cảng biển các đảo Tây Nam và nhóm cảng biển Côn Đảo 16
    II. Khái quát chung về dịch vụ cảng biển 17
    1. Khái quát chung 17
    2. Các loại hình kinh doanh dịch vụ cảng biển 18
    3. Vai trò của dịch vụ cảng biển đối với nền kinh tế quốc dân 19
    4. Những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam 21
    4.1. Thế mạnh đối với việc phát triển dịch vụ cảng 21
    4.2. Khó khăn đối với việc phát triển dịch vụ cảng biển Việt Nam 22
    4.3. Những cơ hội của việc phát triển dịch vụ cảng biển 23
    4.4. Những thách thức của việc phát triển dịch vụ cảng biển 23
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VIỆT NAM 24
    I. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cảng biển 24
    1. Cơ sở vật chất kĩ thuật 24
    1.1. Ảnh hưởng đến dịch vụ khai thác tàu 24
    1.2. Ảnh hưởng đến dịch vụ khai thác hàng 28
    2. Hệ thống chính trị pháp luật 31
    2.1. Về chính trị 31
    2.2. Về luật pháp 33
    3. Tình hình quản lý, tổ chức cảng biển 40
    4. Tình hình đầu tư 50
    II. Thực trạng hoạt động dịch vụ tại cảng biển Việt Nam 56
    1. Phát triển mạnh và nhiều thành phần 56
    2. Cạnh tranh một cách quyết liệt 63
    2.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. 63
    2.2 Cạnh tranh với bên ngoài 66
    CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VIỆT NAM 71
    I. Định hướng, chiến lược phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 71
    1. Dự báo sự phát triển KTXH của Việt Nam đến năm 2020 71
    2. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 72
    3. Chiến lược phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2020 75
    3.1. Dự báo nhu cầu vận tải đường biển giai đoạn 2005-2020 75
    3.2. Dự báo đội tàu vào cảng giai đoạn 2005-2020 79
    3.3. Chiến lợc tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 79
    II. Một số giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển tại Việt Nam 83
    1. Giải pháp về phía Nhà nước 83
    1.1. Kiến nghị về quản lý qui hoạch và quản lý xây dựng hệ thống cảng biển 83
    1.2. Kiến nghị về chính sách quản lý tổ chức 84
    1.3. Kiến nghị về cải thiện tình hình đầu tư. 87
    2. Giải pháp về phía cảng biển 91
    2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ 91
    2.2. Xác định biểu cước hợp lý 92
    2.3. Đa dạng hoá dịch vụ 94
    2.4. Hội nhập quốc tế 95
    2.5. Phát triển nguồn nhân lực 95
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...