Tiểu Luận Địa vị pháp lý về vấn đề Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau 20 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Song nhìn về thực tế Việt Nam hiện vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá, quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá, hợp tác - đấu tranh - cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài hết sức gay gắt.
    Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã đề ra là:"Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững " Trong hoàn cảnh như vậy để thực hiện đường lối kinh tế của Đảng, nước ta cần rất nhiều vốn và nguồn lực khác cho đầu tư phát triển, mặc dù phần lớn số vốn và nguồn lực có ý nghĩa và vai trò quyết định là do nhà nước và nhân dân ta đầu tư, nhưng cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta vẫn thiếu vốn và thiếu nhiều nguồn lực khác như công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý .để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy nước ta cần phải thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Nghị quyết lần thứ IX của Đảng sau này đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều đó đã được cụ thể hoá trong đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trong thực tiễn; trong đó việc mở rộng và đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Việc thu hút đầu tư nước ngoài không phải là giải pháp nhất thời mà là chủ trương lâu dài đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Quy mô, tốc độ phát triển và yêu cầu về chất lượng của nền kinh tế càng cao thì nhu cầu về hợp tác đầu tư với nước ngoài của chúng ta càng lớn. Đây là một đòi hỏi cấp bách khi Việt Nam đã chính thức là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đáng chú ý là hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua đã diễn ra hết sức sôi động, nó thể hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng, góp phần tích cực bổ sung nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, mở mang thị trường, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Ngày nay, thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở thành một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia kêu gọi đầu tư. Do đó các nước tiếp nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang không ngừng cải thiện môi trường đầu tư.
    Để làm sáng tỏ một số vấn đề pháp lý trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua các lần sửa đổi bổ sung, các văn bản hướng dẫn thi hành và các Điều ước quốc tế. Với suy nghĩ và nhận thức đó em chọn đề tài “ Địa vị pháp lý về vấn đề Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.
    Vì thời gian cũng như khả năng có hạn nên các vấn đề được trình bầy trong bài tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và của các bạn để để tài của em được hoàn thiện hơn.
    Bố cục bài viết gồm :
    I. Khái niệm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    II. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.


    III. Các mối quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


    IV. Các chính sách trong việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


    V. Một số vấn đề chính sách & các giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...