Chuyên Đề Địa vị pháp lý - hành chính của các tổ chức xã hội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Địa vị pháp lý - hành chính của các tổ chức xã hội

    I - Khái niệm, phân loại các tổ chức xã hội

    a) Đảng là tổ chức chính trị, có cương lĩnh, đường lối và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ các đường lối, chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho hoạt động của Nhà nước và xã hội. Nhiều chính sách của Đảng được thể chế hoá thành pháp luật. Tuy lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng Đảng không can thiệp trực tiếp vào công việc nhà nước mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc thực hiện đường lối của mình trong bộ máy nhà nước. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

    b) Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm:
    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh. Những tổ chức này có cơ cấu tổ chức hoàn thiện và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, ảnh hưởng của chúng trong việc ra quyết định quản lý, ban hành đường lối, chủ trương của Nhà nước cũng lớn hơn so với những hội quần chúng ở phạm vi địa phương.

    Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, công đoàn có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; thực hiện chức năng giáo dục, động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc tuân thủ pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội. Công đoàn là chỗ dựa quan trọng của Nhà nước. Các tổ chức công đoàn được thành lập ở mọi cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị kinh tế, kể cả tổ chức kinh tế của tư nhân, nhằm bảo vệ lợi ích người lao động trên cơ sở của pháp luật, đường lối chính sách của Đảng.

    Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên có nhiệm vụ thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, giáo dục lối sống con người mới, những người nắm giữ vận mệnh của đất nước. Đoàn thanh niên là trường học, nơi đào tạo ra các cán bộ, công chức có phẩm chất trong bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong tổ chức Đảng, công đoàn.
    Các tổ chức của Đoàn thanh niên được hình thành trên phạm vi cả nước, các tổ chức đoàn đều có mặt ở địa phương, các cơ quan nhà nước, từ Trung ương đến địa phương.

    Hội Liên hiệp Phụ nữ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhằm thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia vào đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ có vai trò bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đấu tranh với những biểu hiện phân biệt đối xử với phụ nữ.

    Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, nhằm động viên, tổ chức nông dân cả nước hăng hái thi đua sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Thông qua tổ chức này, ý nguyện của nông dân được phản ánh với Nhà nước. Hội Nông dân Việt Nam tham gia thảo luận ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp với lợi ích của nông dân, một bộ phận dân cư lớn nhất ở nước ta.

    c) Các hội quần chúng
    trong các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, thể thao và quốc phòng (theo tiêu chuẩn nghề nghiệp). ở nước ta, số lượng các hội quần chúng đang có xu hướng phát triển, hiện nay có khoảng 170 hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả nước, khoảng 1.000 hội hoạt động ở các tỉnh, thành phố, địa phương.

    d) Các cơ quan xã hội
    được hình thành theo sáng kiến của Nhà nước và không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước.

    đ) Các tổ chức kinh tế
    tự nguyện (theo tính chất sản xuất) là những tổ chức hình thành nhằm tổ chức thu hút người lao động vào một tổ chức nhất định nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất. Đó là các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp.

    II- Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động của các tổ chức xã hội


    III - Những hình thức quan hệ giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước

    1. Sự hợp tác phát sinh trong quá trình thiết lập các cơ quan, tổ chức nhà nước
    2. Sự hợp tác phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật
    3. Sự hợp tác trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
    4. Quan hệ kiểm tra lẫn nhau
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...