Tiểu Luận Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong thực tiễn người bào chữa có một vai trò quan trọng đối với bị can, bị cáo. Họ không chỉ là người đại diện, người gỡ tội mà còn là người giúp chấn an tinh thần của bị can, bị cáo. Vậy trong TTHS vị trí của người bào chữa ra sao? Địa vị pháp lý của họ như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, em xin đi vào tìm hiểu đề tài: “Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự.”
    NỘI DUNG
    I. Những lý luận chung về người bào chữa trong TTHS
    1, Khái niệm người bào chữa

    “ Bào chữa là việc dung lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo” – Theo từ điển Luật học của NXB Tư pháp và NXB Từ điển Bách khoa năm 2006.
    Trong các quyền của công dân thì quyền bào chữa là quyền cơ bản. Quyền bào chữa được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp. Điều 67 Hiến pháop năm 1946 quy định: “ Người bị cáo được quyền bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Quyền bào chữa của công dân tiếp tục được ghi nhận tại Điều 101 Hiến pháp 1959, Điều 133 Hiến pháp 1980 và đến Hiến pháp 1992 thì quyền bào chữa được ghi nhận tại Điều 132 như sau: “ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...