Tiểu Luận Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu q

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của sinh viên Luật

    Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia tố tụng của người bào chữa


    LỜI MỞ ĐẦU
    Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (TTHS) đã mở rộng hơn quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bào chữa. Tuy nhiên, trong thực tế thì địa vị pháp lý của người bào chữa được đảm bảo ở mức độ nào thì đó là điều đã và đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với riêng ngành tư pháp mà còn là vấn đề của cả xã hội. Đó chính là lý do em chon vấn đề: “ Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia tố tụng của người bào chữa”.
    B. NỘI DUNG
    1. Những qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự về người bào chữa, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
    1.1. Người bào chữa và vấn đề đảm bảo nguyên tắc cơ bản về bào chữa trong quá trình tiến hành tố tụng.
    Người bào chữa là người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến sự thật của vụ án nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lí cần thiết.
    Theo qui định tại Khoản 1 Điều 56 thì người bào chữa có thể là:
    ã Luật sư: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 2 Luật Luật sư);
    ã Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Bộ Luật TTHS không quy định rõ thế nào là “Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”. Tuy nhiên, có thể vận dụng Điểm a Khoản 1 Điều 58 Bộ Luật Dân Sự về giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) để hiểu người đại diện hợp pháp là: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu. Hoặc người đại diện theo pháp luật bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ (Điều 141 BLDS).
    ã Bào chữa viên nhân dân: Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể cử ra để bào chữa cho bị cáo( ).
    Vì vậy, trong thực tế người bào chữa có: Luật sư và người dại diện hợp pháp.
    Để đảm bảo sự vô tư khách quan khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, Khoản 2 Điều 56 qui định những người sau đây không được bào chữa:
    - Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
    - Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng,người giám định hoặc người phiên dịch.
    Theo qui định tại Khoản 3 Điều 56 thì một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nếu quyền và lợi ích của những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đối lập nhau thì người được bào chữa chỉ có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
    Khi có đề nghị của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về người bào chữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho họ thực hiện quyền có người bào chữa cho mình. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét. Cấp giấy chứng nhận bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lí do.
    Đối với trường hợp tạm giữ thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, cơ quan điều tra phải xem xét,cấp giấy chứng nhận bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải nêu rõ lí do.
    Đây là điểm mới so với trước đây đó là việc qui định cụ thể nghĩa vụ xem xét, cấp giấy chứng nhận bào chữa của cơ qun điều tra, Viện kiểm sát, tòa án, qui định thời hạn cụ thể của việc xem xét cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Những sửa đổi bổ sung này có ý nghĩa lớn lao đối với việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
    1.2. Thay đổi người bào chữa
    Pháp luật cũng có những qui định nhằm đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng và đảm bảo nguyên tắc “ Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”.”:
    Theo đó Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự qui định về việc “Lựa chọn và thay đổi người bào chữa. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự lựa chọn người bào chữa để thực hiện quyền bào chữa của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền của họ.
    Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thành niên và không có nhược điểm thể chất hoặc tâm thần tự thực hiện quyền mời bào chữa. Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền nhờ bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
    Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ có quyền từ chối người bào chữa đã được chỉ định. Không ai được phép ép buộc họ nhận người bào chữa mà họ không đồng ý. Họ cũng có quyền thay đổi người bào chữa.
    Những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa cho bị can, bị cáo:
    1. Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được qui định tại Bộ luật hình sự
    2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
    Trong những trường hợp nói trên, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban mặt trật tổ quốc Việt Nam, Tổ chức thành viên của mặt trân tổ quốc Việt Nam cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Việc tiến hành tố tụng trong các trường hợp nói trên mà không có người bào chữa là vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự.
    Trong những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa cho bị can, bị cáo và theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, văn phòng luật sư hoặc ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đã cử người bào chữa nhưng bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không đồng ý thì họ có quyền yêu cầu thay đổi người bào chữa hoặc từ chối người bào chữa. Trong trường hợp đó, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đã giải thích quyền có người bào chữa của bị can, bị cáo nhưng bị can bị cáo vẫn không đồng ý thực hiện quyền đó của họ thì vẫn phải lập biên bản ghi nhận ý kiến này và quá trình tố tụng sẽ được tiến hành mà không có sự tham gia của người bào chữa.
    Theo qui định tại Khoản 3 Điều 37 thì UBMTTQVN, các tổ chức thành viên của mặt trận có quyền cử người bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Đây là qui định mới nhằm tăng cường nội dung bảo vệ dân chủ của tố tụng hình sự, tạo ra những điều kiện bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.
    1.3. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa:
    Theo qui định tại Khoản 1 Điều 58 thì thời điểm tham gia tố tụng hình sự của người bào chữa: Có 3 thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa:
    + Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
    + Trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.
    + Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra.
    Việc qui định thời điểm đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
    Người bào chữa là người tham gia tố tụng, thực hiện chức năng bào chữa cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Để đảm bảo cho người bào chữa thực hiện chức năng của mình Bộ luật Tố tụng hình sự qui định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của người bào chữa. tất cả các quyền và nghĩa vụ đó tạo thành địa vị pháp lí của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
    1.3.1. Quyền của người bào chữa.
    Theo quy định của Bộ luật TTHS thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (Điều 11). Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã đến tuổi thành niên và không có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì họ tự bào chữa hoặc mời người bào chữa. Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ (cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ) thực hiện việc bào chữa hoặc có quyền nhờ người bào chữa.
    Dù người bào chữa là Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay là bào chữa viên nhân dân thì trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự, người bào chữa đều thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng; tìm ra chứng cứ gỡ tội hoặc giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo và kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng về áp

    A. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ---------000----------
    1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
    2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.
    3. Bộ luật hình sự năm 1999
    4. Nghị Quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2004/NQ-HDTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số qui định trong phần thứ nhất “những qui định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
    5. PGS.TS.Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.
    6. ThS. Nguyễn Hải Ninh, Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội: Lựa chọn và chỉ định người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên trong các vụ án hình sự
    7. PGS.TS Luật học, Đại học Luật TP. HCM., Nguyễn Thái Phúc, sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tạp chí khoa học pháp lí số 4(41)/2007;
    8. ThS Chu Thị Trang Vân, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền, Nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện, Trang nghiên cứu trao đổi pháp luật
    9. ThS. Nguyễn Ngọc Khanh – Trường ĐH Luật Hà Nội, Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên toà hình sự, Theo Tạp chí Luật học số 7/2008
    10. Nguyễn Thu Quỳ Viện khoa học kiểm sát –VKSNDTC, về người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự

    11. Website:
    http://moj.gov.vn/Pages/home.aspx
    http://luathinhsu.wordpress.com/
    http://svlaw.7forum.biz/
    http://www.nguoidaibieu.com.vn/
    http://f.tin247.com.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...