Luận Văn Địa vị pháp lý của Đại diện và Người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Địa vị pháp lý của Đại diện và Người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác

    LỜI NÓI ĐẦU----------------------------------------------------------------------------- 08
    CHƯƠNG 1
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ SỞ HỮU, CƠ CHẾ, MÔ HÌNH QUẢN LÝ
    SỬ DỤNG VỐN VÀ ĐẠI DIỆN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN QUẢN LÝ
    VỐN NHÀ NƯỚC
    1.1 Khái quát chung về chính sách, cơ chế, nguyên tắc quản lý sử dụng vốn
    Nhà nước và Đại diện, Người đại diện quản lý vốn Nhà nước -------------------- 12
    1.1.1. Khái quát chung về chính sách, cơ chế quản lý sử dụng vốn Nhà nước và
    Đại diện, Người đại diện quản lý vốn Nhà nước trong những năm qua---------- 12
    1.1.1.1 Thời kỳ trước năm 1990 ---------------------------------------------- 12
    1.1.1.2 Thời kỳ từ năm 1990 đến nay ----------------------------------------- 13
    1.1.2. Mô hình và nguyên tắc quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp-- 16
    1.1.2.1 Định hướng mô hình quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp--- 16
    1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ------------- 18
    1.2 Các mô hình quốc tế về tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn
    Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ----------------------------------------------------- 21
    1.2.1 Các mô hình quốc tế về tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn
    nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ---------------------------------------------------- 21
    1.2.1.1 Chế độ “ Bộ trưởng nắm vốn” --------------------------------------- 22
    1.2.1.2 Hình thành các tổ chức kinh tế chuyên trách về đầu tư và
    kinh doanh vốn sở hữu nhà nước---------------------------------------------- 24
    1.2.1.3 Hình thành một cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện
    chức năng quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp --------------- 26
    1.2.2 Thực tiễn ở Việt Nam----------------------------------------------------------- 27
    1.3 Một số thuật ngữ chỉ khái niệm doanh nghiệp và các nhân sự có
    trách nhiệm quản lý vốn nhà nước ----------------------------------------------------- 28
    1.3.1 Doanh nghiệp khác -------------------------------------------------------------- 28
    1.3.2 Đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác-- 28
    1.3.3 Người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác ------ 29
    1.3.4 Vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ------------------------------ 29
    1.3.5 Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước ------------------------- 30
    1.3.6 Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
    vốn Nhà nước (SCIC) ------------------------------------------------------------------- 30
    1.3.7 Người đại diện của SCIC------------------------------------------------------- 31
    CHƯƠNG 2
    ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI DIỆN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN GÓP
    CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
    2.1 Địa vị pháp lý của đại diện và người đại diện phần vốn góp của Nhà nước
    tại các doanh nghiệp khác ---------------------------------------------------------------- 33
    2.1.1 Địa vị pháp lý của đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các
    doanh nghiệp khác --------------------------------------------------------------------- 34
    2.1.2 Địa vị pháp lý của người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại
    các doanh nghiệp khác ----------------------------------------------------------------- 36
    2.1.2.1 Tiêu chuẩn của Người đại diện -------------------------------------- 36
    2.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện ---------------------------- 38
    2.1.2.3 Tiền lương, thưởng và quyền lợi của Người đại diện------------- 40
    2.2 Địa vị pháp lý của SCIC và người đại diện của SCIC tại các doanh nghiệp
    có phần vốn góp của SCIC---------------------------------------------------------------- 42
    2.2.1 Địa vị pháp lý của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
    đối với phần vốn Tổng công ty đầu tư tại các doanh nghiệp----------------------- 42
    2.2.1.1 Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên------------ 42
    2.2.1.2 Đối với Công ty liên doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn
    hai thành viên trở lên -------------------------------------------------- 43
    2.2.1.3 Đối với Công ty cổ phần ---------------------------------------------- 43
    2.2.2 Địa vị pháp lý của Người đại diện Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
    vốn Nhà nước đối với phần vốn công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác --------- 44
    2.2.2.1 Tiêu chuẩn và nguyên tắc cử Người đại diện ---------------------- 44
    2.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện----------------------------- 45
    2.2.2.3 Quan hệ giữa SCIC và Người đại diện ----------------------------- 46
    2.2.2.4 Chế độ báo cáo của Người đại diện--------------------------------- 48
    2.2.2.5 Cử, bãi miễn, thay thế, đánh giá Người đại diện------------------ 49
    CHƯƠNG 3
    THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI DIỆN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN
    VỐN GÓP CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
    VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
    3.1 Thực tiễn việc thực hiện hoạt động của đại diện, người đại diện phần
    vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác trong thời gian qua --------- 52
    3.1.1 Thực tiễn hoạt động của Đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các
    doanh nghiệp khác trong thời gian qua------------------------------------------------ 52
    3.1.2 Thực tiễn hoạt động của Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại
    các doanh nghiệp trong thời gian qua và một số kiến nghị ------------------------ 54
    3.2 Thực tiễn hoạt động của SCIC, người đại diện SCIC và một số
    kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 60
    3.2.1 Thực tiễn hoạt động của SCIC-------------------------------------------------- 60
    3.2.1.1 Một số kết quả đạt được ---------------------------------------------- 60
    3.2.1.2 Những khó khăn, vướng mắc và hướng hoàn thiện --------------- 63
    3.2.2 Thực tiễn hoạt động của Người đại diện SCIC ------------------------------- 68
    3.2.2.1 Những kết quả đạt được ---------------------------------------------- 68
    3.2.2.2 Khó khăn, hạn chế và hướng hoàn thiện --------------------------- 70
    KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 76

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Suốt một khoảng thời gian dài và cho đến nay, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thật sự hoạt động không hiệu quả, theo đánh giá của các chuyên gia “Tốc độ tăng trưởng của DNNN còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của DNNN còn thấp, chưa tương xứng với tiềm lực và lợi thế sẵn có. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn, tình trạng ăn vào vốn, mất vốn vẫn còn .” yêu cầu phải cải cách, đổi mới DNNN ngày càng trở nên càn thiết. Do đó, Nhà nước đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm cải cách khối doanh nghiệp này như giao, bán, sáp nhập, giải thể, phá sản, tổ chức lại, khoán kinh doanh, cho thuê . đến cổ phần hóa DNNN, cổ phần hóa là phương án trọng tâm trong các phương án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Tuy nhiên, cùng với việc cổ phần hóa thì một vấn đề được đặt ra là việc quản lý vốn nhả nước sau khi những doanh nghiệp này chuyển đổi còn chưa thống nhất. Cụ thể, đối với Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên, công ty con thuộc tổng công ty, tập đoàn kinh tế được giao cho công ty mẹ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần nằm trong vốn chủ sở hữu của tổng công ty, công ty mẹ. Đối với các Công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN độc lập trực thuộc các bộ, ngành, địa phương thì do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện chức năng chủ sở hữu (tính đến ngày 30/6/2008, SCIC đã nhận bàn giao vốn tại 876 DN, với tổng số tiền lên đến trên 8.035 tỷ đồng)1.


    Trong tiến trình cổ phần hóa, không ít doanh nghiệp - đặc biệt là những doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối - sau cổ phần hóa vẫn còn một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Và như vậy, trong các doanh nghiệp này tất yếu phải có người đại diện cho Nhà nước để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một cổ đông -cổ đông Nhà nước, và quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp. Mục đích của cổ phần hóa là nhằm cải cách DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, đem lại lợi ích tốt nhất cho Nhà nước, nhân dân, nếu cổ phần hóa nhưng lại để cho nguồn vốn Nhà nước bị thất thoát, lãng phí, góp phần tạo nên tình trạng tham nhũng . thì cần phải xem xét lại. Đại diện và Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước là những người thay mặt Nhà nước quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, có thể nói vai trò của họ thật sự rất quan trọng, vấn đề là họ là ai, do ai cử ra, vai trò và trách nhiệm của họ được thể hiện như thế nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Họ đã thực hiện đúng hay chưa? Cần phải làm gì để nâng cao năng lực và trách nhiệm của những người này? . Để trả lời cho những câu hỏi này người viết đã quyết định thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Địa vị pháp lý của đại diện và Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác”.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Tìm hiểu những quy định cụ thể của pháp luật về đại diện chủ sở hữu Nhà nước và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Tìm hiểu về cơ chế và nguyên tắc quản lý vốn Nhà nước trong thời gian qua, những mô hình trên thế giới về vấn đề này, cùng với việc nghiên cứu quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước, của những người được chủ sở hữu phân công, phân cấp làm đại diện, người đại diện cho phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khác, thực tiễn hoạt động của họ trong thời gian qua, từ đó người viết có những đề xuất, gợi mở . nhằm hoàn thiện hon nữa vai trò và trách nhiệm của đại diện, người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác và đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện mô hình quản lý vốn ở nước ta hiện nay phù họp với yêu cầu đổi mới DNNN.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    > Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu là chế độ pháp lý của đại diện chủ sở hữu Nhà nước và người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác.


    ^ Phạm vi nghiên cứu: vì những vấn đề liên quan đến đối tượng này có thể nói rất rộng. Do đó, trong phạm vi bài viết, người viết chỉ tập trung làm rõ về Địa vị pháp lý của những đối tượng có liên quan đến việc thay mặt Nhà nước làm đại diện tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước (ngoài Công ty nhà nước) như các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng công ty, công ty nhà nước và đặc biệt là những người đại diện trực tiếp thực hiện việc quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này.

    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện luận văn, trong quá trình làm bài người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như Phương pháp phân tích luật viết, phân tích câu chữ kết hợp với Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp so sánh, đổi chiểu, tổng hợp nhằm làm rõ một số quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của đại diện và người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, người viết cũng sử dụng một số bài viết của các chuyên gia về các vấn đề có liên quan nhằm lảm tăng tính khoa học và thuyết phục của đề tài.


    5. Kết cấu : bài luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:


    CHƯƠNG 1: Khái quát chung về chủ sở hữu, mô hình quản lý sử dụng vốn Nhà nước.


    Trong chương này, người viết trình bày những cơ sở lý luận chung, khái quát lịch sử hình thành, phát triển của cơ chế quản lý vốn của Nhà nước và chế định “Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước” trong thời gian qua. Sau đó là những định hướng và nguyên tắc của mô hình quản lý vốn ở trong nước và trên thế giới nhằm làm cơ sở để định hướng cho việc hoàn thiện ở chương 3. Kết thúc chương, người viết trình bày một số khái niệm cơ bản và cần thiết trong bài luận văn.


    CHƯƠNG 2: Địa vị pháp lý của đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.


    Người viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý của vấn đề tại chương này. Cụ thể là trình bày những điều khoản, quy định của pháp luật liên quan gồm có những quyền và nghĩa vụ của đại diện và người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác nói chung và của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (một trong những đại diện đặc biệt quản lý vốn Nhà nước)


    CHƯƠNG 3: Thực tiễn hoạt động của đại diện và Người đại diện phần vốn


    góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác và một số kiến nghị.


    Dựa trên những cơ sở pháp lý ở Chương 2, người viết phân tích một số thực tiễn hoạt động của đại diện và Người đại diện, từ đó rút ra một số kết luận của từng vụ việc. Và để kết thúc chương, người viết trình bày một số đề xuất, gợi mở nhằm hoàn thiện hoạt động của Đại diện, Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác và mô hình quản lý vốn Nhà nước.


    Cuối cùng là phần kết luận lại những vấn đề chung nhất của bài luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...