Luận Văn Địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt nam hiện nay


    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ mặt trái của nó, đòi hỏi chúng ta phải có những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nền kinh tế phù hợp. Thực tiễn, sau gần 15 năm đổi mới mặt trái của nền kinh tế thị trường càng bộc lộ rõ và sâu sắc nổi cộm và nhức nhối nhất là nạn tham nhũng: việc lãng phí tài sản quốc gia có xu hướng ngày càng gia tăng, tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng và chiếm dụng thuế còn phổ biến, nhiều hoạt động của doanh nghiệp còn nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, việc chi tiêu lãng phí, chi sai mục đích, sai chế độ vẫn không giảm bớt
    Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 tạo lập cơ sở pháp lý cho kiểm toán Nhà nước ra đời. Việc ra đời của kiểm toán Nhà nước là tất yếu là sản phẩm của quá trình đổi mới. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để cơ quan kiểm toán Nhà nước hoạt động có chất lượng và hiệu quả, ngày càng đáp ứng được tốt hơn yêu cầu phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải tạo lập cho kiểm toán Nhà nước một địa vị pháp lý thích hợp và đầy đủ để tạo điều kiện cho kiểm toán Nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đây là vấn đề mang tính chất quốc gia trong bài viết này em chỉ đi vào một khía cạnh của vấn đề đó là “Địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt nam hiện nay” và sự cần thiết phải tạo lập cho kiểm toán Nhà nước một vị trí thích hợp đồng thời đưa ra một số kiến nghị. Bài viết của em chia thành 2 phần như sau:
    Chương 1: Địa vị pháp lý của cơ quan kiểm toán Nhà nước Việt nam hiện nay
    Chương 2: Một số khuyến nghị
    Do điều kiện thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô giáo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 3

    I. Về mô hình tổ chức và quan hệ trách nhiệm và vị trí của KTNN trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước 3
    II. Sự cần thiết phải có địa vị pháp lý cho cơ quan KTNN 4
    1. Nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN 4
    2. Vai trò, chức năng của KTNN Việt nam 6
    3. Sự cần thiết phải có địa vị pháp lý cho cơ quan KTNN 9
    III. Những bước tiến trong việc xác lập địa vị pháp lý cho cơ quan KTNN Việt nam 11
    IV. Những vấn đề còn tồn tại 13
    1. Địa vị pháp lý của cơ quan KTNN chưa ngang tầm với nhiệm được giao 13
    2. Về cơ cấu tổ chức của cơ quan KTNN 13
    CHƯƠNG II: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 15
    I. Đối với các văn bản luật 15
    II. Về thể chế KTNN Việt nam 16
    III. Việc bổ nhiệm và nhiệm kỳ của chức vụ Tổng kiểm toán 17
    KẾT LUẬN 19[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


     
Đang tải...