Tiểu Luận Địa vị pháp lý của cơ quan DKKD

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÍ KINH DOANH
    LỜI NÓI ĐẦU


    Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường, pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào kinh doanh. Sự ra đời của các văn bản pháp lý được xã hội đánh giá rất cao trong đó có Luật Doanh nghiệp, Nghị định 109, Nghị định 125 .


    Luật Doanh nghiệp 1999 qui định “công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm”, thực sự là bước tiến rrong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc thực thi nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta.


    Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính, là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đối với nhà đầu tư đó là phương tiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh. Đăng ký kinh doanh có tầm quan trọng rất lớn. Ngay từ năm 1991, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ) đã cho phép thành lập Vụ quản lý ĐKKD thuộc Trọng tài Kinh tế Nhà nước. Năm 1994 quản lý Nhà nứơc về ĐKKD được chuyển sang hệ thống cơ quan Kế hoạch và Đầu tư. Năm 1999 tư tưởng chỉ đạo là hình thành hệ thống cơ quan ĐKKD thống nhất trong cả nước. Hiện nay hệ thống cơ quan ĐKKD ở nước ta qui định cụ thể trong Nghị định 02/2000/NĐ-CP và Nghị định 109/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 02/2000/NĐ-CP.


    Cơ quan ĐKKD đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật kinh doanh ở nước ta. Các vấn đề về thực trạng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD đang được chú trọng và quan tâm. Nó cung cấp các dịch vụ công và là một trong những công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Có rất nhiều vấn đề được xem xét, đặt ra xung quanh cơ quan ĐKKD để hoàn thiện hơn pháp luật kinh doanh nước ta. Do vậy em đã chọn đề tài:
    Địa vị pháp lý của cơ quan ĐKKD


    Mặc dù đã từng xuất hiện bộ phận quản lý ĐKKD từ năm 1991 nhưng hiện nay cơ quan ĐKKD vẫn còn là đề tài khá mới mẻ. Do sự hiểu biết hạn chế nên đề tài chắc chắn có nhiều thiếu sót, em xin được sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời em cảm ơn thâỳ đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em một số điều trong thời gian qua. Hi vọng đề tài của em sẽ mang đến một cái nhìn mới về cơ quan ĐKKD đối với người đọc và những ai đã và đang quan tâm.


    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 1


    I. Sự hình thành và phát triển của cơ quan Đăng ký kinh doanh 2
    1. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 2
    2. Sau khi có luật doanh nghiệp 1999 3
    II. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan ĐKKD nước ta 4
    1. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 4
    2. Sau khi có luật doanh nghiệp 1999 5
    2.1. Cơ cấu tổ chức 5
    2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD. 7
    III. Thực trạng về đăng kí kinh doanh và cơ quan đăng kí kinh doanh. Kiến nghị và giải pháp 14
    1. Về đăng kí kinh doanh 14
    2. Về cơ quan Đăng ký kinh doanh. 16
    3. Kiến nghị và giải pháp 17
    3.1. Kiến nghị 17
    3.2. Giải pháp 23


    Kết luận 25
    Danh mục các tài liệu tham khảo 26
     
Đang tải...