Tiểu Luận Địa vị pháp lí và chức năng nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước trong sự so sánh quốc tế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong những năm gần đây sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ mặt trái của nó đòi hỏi chúng ta phải có những nguyên tắc hình thức phương pháp quản lí nền kinh tế phù hợp. Thực tiễn mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ rõ và sâu sắc, nổi cộm và sâu sắc nhất là nạn tham nhũng. Việc lãng phí tài sản quốc gia ngày một gia tăng, tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng chiếm dụng thuế còn phổ biến, nhiều hoatđông. của doanh nghiệp còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, việc chi tiêu lãng phí còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, chi sai mục đích, sai chế độ vẫn không giảm bớt.
    Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc quản lí, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) và tài sản quốc gia, chính phủ đã ban hành nghị định số 70CPngáy 117/94/ tạo lập cơ sở pháp lí cho kiểm toán nhà nước (KTNN) ra đọiKTNN+` ra đời trong điều kiện chưa có tổ chức tiền thân, hệ thống kiểm tra,kiểm soát của ta đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại. Vì lẽ đó trong công cuộc tạo dựng tổ chức, cơ chế hoạt động, xây dựng các cơ sở pháp lí cùng các chuẩn mực qui trình công nghệ kiểm toán đều như mới bắt đầu. Làm thế nào để cơ quan KTNN có chất lượng và hiệu quả ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
    Là một sinh viên kiểm toán của trường KTQD em thấy việc đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lí cũng như chức năng của các cơ quan KTNN là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu của mình. Do đó em đã chọn đề tai:”Đìa vị pháp lí và chức năng nhiệm vụ của cơ quan KTNN trong sự so sánh quốc tế “.

    I - Khái quát chung về KTNN Việt Nam
    KTNN Việt Nam ra đời nhằm tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc sử dụng NSNN và tài sản Quốc gia. Có thể nói rằng KTNN là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế chuyển đổi, nó khắc phục được hạn chế của nền kinh tế thị trường và phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn khu vực và thế giới
    KTNN Viêt Nam được thành lập theo nghị định 70CP/ ngày 117/1994/ của chính phủ với chức năng xác định đúng đan,họp(' pháp của tài liệu số liệu kế toán, báo cáo kết toán của các cơ quan nhà nước các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sánh nhà nước cap”^' (Điều 1 của nghị định 70CP/ ).
    Cũng theo nghị định này KTNN có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm. Qua kiểm toán cung cấp kết quả cho chính phủ và góp ý kiến với đơn vị được kiểm tra củng cố nền nếp tài chính kế toán và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lí những vi phạm. (Điều 2 nghị định 70CP/).
    Từ khi ra đời cho đến nay KTNN đã thực hiện gần 3000 cuộc kiểm toán có quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nhà nuớcThợng qua hoạt động kiểm toán phát hiện và kiến nghị tăng thu giảm chi cho NSNN hàng ngàn tỉ đồng ,trong đó đáng kể nhất là kiến nghị truy thu thuế ,các khoản chi sai chế độ , để ngoài quyết toán ngân sách Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế ,KTNN Việt nam cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tháng 41996/ gia nhập tổ chức quốc tế các cơ quan tổ chức kiểm toán tối cao (INTOSAI) và tháng 11 năm 97 trở thành thành viên chính thức của tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu á (ASOSAI). Bên cạnh đó KTNN Việt nam còn mở rộng hợp tác với nhiều các tổ chức kiểm toán tối cao của nhiều nước trên thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế ,trong đó đặc biệt phải kể đến Dự án “Hỗ trợ xây dựng KTNN Việt nam “ do Cộng hoà liên bang Đức và dự án ADB do ngân hàng phát triển Châu á tài trợ .
    Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng những kết quả đạt được của KTNN so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đặt ra và yêu cầu của nền kinh tế còn rất khiêm tốn .Nền kinh tế còn đang đứng trước rất nhiều khó khăn thử thách ,tệ nạn tham ô lãng phí đục khoét tài sản công vẫn còn diễn ra có tính chất phổ biến và với mức độ ngày càng nghiêm trọng .Hoạt động của KTNN Việt nam phạm vi còn hẹp mức độ còn thấp và vẫn còn một số lúng túng về nghiệp vụ và nội dung . Khối lượng công việc còn thấp so với yêu cầu đặt ra cả về số lượng lẫn chất lượng .
    Vấn đề nổi cộm lên hiện nay là làm thế nào để cơ quan KTNN hoạt động có chất lượng và hiệu quả ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu hoá ,hội nhập hoá .Để thực hiện được điều đó ,trước hết chúng ta cần phải quan tâm tới địa vị pháp lí cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan KTNN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...