Tiểu Luận Địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong quá trình đổi mới đất nước, theo Hiến pháp 1992 thể chế hành chính của các cơ quan Nhà nước đã được thay đổi khá nhiều phù hợp với việc quản lý xã hội, đáp ứng được công cuộc xây dựng đất nước XHCN. Cơ cấu quản lý hành chính đã được điều chỉnh, giảm bớt sự cồng kềnh giảm thiểu sự quan liêu để tiến tới sự một xã hội công bằng văn minh và phát triển. Việc xây dựng cơ cấu của các cơ quan hành chính mới không làm thay đổi hoặc suy giảm quyền lực và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác địa vị pháp lý của cơ quan được đề cao và tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, hiểu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, quyền và nghĩa vụ đây chính là địa vị pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước. Mặt khác, địa vị pháp lý của các cơ quan được đề cao và tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, từng lĩnh vực xã hội phát triển không thể thiếu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan trong Bộ máy hành chính Nhà nước và điạ vị đó được thể hiện trong việc ban hành văn bản vi phạm pháp luật.
    Mong thày cô, bạn bè đóng góp ý kiến để tiểu luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

    I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
    1. Khái niệm:
    Bộ máy quản lý Nhà nước theo hiến pháp 1980 cũng như hiến pháp 1992 là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nước. Như vậy, đứng về mặt hệ thống, các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta gồm:
    - Cơ quan quyền lực
    - Cơ quan quản lý
    - Cơ quan kiểm sát
    - Cơ quan xét xử
    Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương và cơ sở đẻ trực tiếp quản lý, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Như vậy, trong mối quan hệ và mối phân định với hoạt động của cơ quan quyền lực, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử thì khái niệm quản lý Nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp). Vì vậy, chúng là chủ thể cơ bản của luật hành chính.
    2. Đặc điểm địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước.
    Các cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính. Là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có những đặc điểm chung của cơ Nhà nước đó là:
    a. Là một tổ chức (tập hợp những con người)
    b. Có tính độc lập tương đối về tổ chức - cơ cấu:
    Có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết bằng nhiệm vụ, chức năng thể hiện vai trò độc lập của nó, nhưng đồng thời nó có những quan hệ đa dạng về tổ chức và hoạt động với cơ quan khác trong hệ thống bộ máy quản lý và bộ máy Nhà nước nói chung mà quan hệ đó được quy định chính bởi vị trí của từng cơ quan trong hệ thống chung đó.
    c. Có thẩm quyền do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền, nhiệm vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực pháp lý mà Nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ chức năng Nhà nước. Các quyền hạn đó - yếu
     
Đang tải...