Sách Địa vị người đàn bà trong Kinh Phật

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 bản Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm 1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền tại Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995, Liên hiệp quốc tổ chức Ðại Hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người đàn bà.

    Trong lãnh vực tôn giáo cũng vậy. Phong trào Nữ quyền hợp lực với các phong trào Canh tân Tôn giáo, đang làm rung chuyển tận gốc rễ giáo lý của tôn giáo giàu mạnh nhất là đạo Gia-tô, nhằm khai phóng người phụ nữ khỏi bị ràng buộc vì các điều ngăn cấm của nhà thờ trong đời sống gia đình như ly dị, ngừa thai, phá thai . và cho phụ nữ đi tu được thực thi mọi nhiệm vụ linh thiêng và hưởng trọn vẹn quyền lợi của người nam tu sĩ. - vào một vị trí địa dư khác, tại các quốc gia Hồi giáo, Giáo hội Hồi giáo muốn đề phòng các khuynh hướng thay đổi địa vị người nữ, ở trong gia đình và thánh đường, ở ngoài cộng đồng xã hội, lại muốn nhấn mạnh các nguyên tắc độc tôn của giáo lý Hồi giáo (Fundamentalist Islam) đã và đang chi phối quyền hạn của người phụ nữ.

    Câu hỏi chúng ta đặt ra bây giờ là phản ứng của nhà Phật trước các diễn biến nói trên như thế nào. Từ lâu, đạo Phật bị người ngoài nhìn vào như yếm thế, bảo thủ, và còn nặng hơn nữa là trì độn (apathetic) đối với những vấn đề then chốt của đời sống hàng ngày. Sự thật có phải vậy chăng ? Ta tự hỏi ngày xưa đức Phật nhìn vị trí của nữ giới trong xã hội và trong tôn giáo như thế nào ? Nhận chân được cái nhìn đó, ta có thể dự phóng được lập trường của đạo Phật trong phong trào nữ lưu canh tân ngày hôm nay.

    Đây là một bài viết có tính chất tham khảo của tác giả Nguyễn Phúc Bửu Tập, mình up lên để các bạn tìm hiểu và hi bình luận nha. Nhưng theo quan điểm của riêng mình thì những ai đã có vợ rồi thì "hoàn toàn không nên để vợ đọc được bài viết này".
     
Đang tải...