Đồ Án Địa tầng phần trên pleistocen thượng - holocen ở vùng thềm lục địa vũng tàu - bình thuận

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt: Trên cơ sở tài liệu địa chấn nông phân giải cao, mẫu trầm tích và các mực biển dừng tương đối của biển tiến Holocen: ~98 m (thấp hơn MNBtbhn) vào thời gian ~14.700 năm BP, ~60 m (thấp hơn MNBtbhn) vào ~10.000 năm BP, ~28m (thấp hơn MNBtbhn) vào ~9.200 năm BP và ~5m (cao hơn MNBtbhn) vào ~5.000 năm BP đến nay, có thể xác lập địa tầng phần trên Pleistocen thượng - Holocen ở thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận (thềm Mekong cổ) gồm 4 tập sau:
    - Trầm tích Pleistocen thượng, phần b - Holocen hạ, phần a (Q13b-Q21a) gồm: cát, sạn? sông; bùn sét đầm lầy xám đen; bùn cát sông-biển chứa tàn tích thực vật; cát bùn bãi triều chứa mảnh vỏ sinh vật biển và thực vật. Bề dày ~0-10 m.
    - Trầm tích Holocen hạ, phần b (Q21b) gồm: cát, bột sông-biển màu xám, xám nâu vàng chứa tàn tích sinh vật biển; cát sạn pha bùn bãi triều chứa nhiều vụn vỏ sò và sạn lục nguyên; cát pha sạn đê biển ven bờ. Bề dày ~0-5 m.
    - Trầm tích Holocen hạ, phần c - Holocen trung, phần a (Q21c-Q22a) gồm: cát hạt nhỏ, bùn sông-biển xám nâu vàng; bùn pha cát vũng vịnh màu xám đen; cát bãi triều hạt vừa xám sáng; bùn sét biển nông xám xanh. Bề dày ~0-8 m.
    - Trầm tích Holocen trung, phần b - Holocen thượng (Q22b-Q23) gồm: cát cửa sông xám sáng; bùn, sét biển-sông-đầm lầy màu xám đen; cát pha sạn bãi triều; tảng, cuội, sỏi, bùn cát biển ven bờ; ám tiêu san hô và cát biển-gió màu đỏ, vàng, xám trắng. Bề dày ~0-10 m.


    I. MỞ ĐẦU
    Thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận (thềm Mekong cổ, Hình 1, gọi tắt là TVTBT) là nơi có nhiều đặc trưng riêng về địa chất, địa hình - địa mạo, giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là vùng biển quan trọng hàng đầu ở Việt Nam về phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng. Bề mặt của thềm này được cấu thành bởi các trầm tích thành tạo trong mối tương tác lục địa, biển và khí hậu từ cuối Pleistocen muộn đến nay.
    Vùng ven biển TVTBT với địa hình gồm những đồi, núi cát đỏ kỳ vĩ và những thềm biển muôn vẻ cùng các thành tạo trầm tích, địa hình đáy biển, v.v. là những dấu ấn của lịch sử hoạt động địa chất chịu tác động trực tiếp của các hoạt động biển tiến, biển thoái trong Đệ tứ. Đối với TVTBT, đã có nhiều nghiên cứu về địa chất nói chung, địa chất Đệ tứ nói riêng; chẳng hạn nghiên cứu về thềm biển và đường bờ cổ của E. Saurin [9], về trầm tích Đệ tứ của Nguyễn Biểu và nnk [1], Nguyễn Địch Dỹ và nnk [3], Trần Nghi và nnk [11] v.v., trong đó Trần Nghi và nnk bắt đầu tiếp cận việc xác định các pha biển tiến, biển thoái trên cơ sở phân tích định lượng và các kiểu trầm tích tầng mặt.
    Về địa tầng Holocen ở TVTBT, đã có một số nghiên cứu, nhưng kết quả chưa được chi tiết, chưa logic hoặc thiếu cơ sở khoa học; chẳng hạn Nguyễn Ngọc Hoa và nnk [5], Nguyễn Biểu và nnk [1] đã xếp trầm tích Holocen vào 2 hệ tầng: Hậu Giang (Q21-2) và Gò Công Đông (Q23). Hệ tầng Hậu Giang dày khoảng 15 m, gồm tập trầm tích biển tiến (trầm tích sông và trầm tích biển - đầm lầy) và tập trầm tích biển lùi (các trầm tích biển-sông, biển, biển-gió, biển - đầm lầy và ít bazan); hệ tầng Gò Công Đông dày 0-10 m gồm các trầm tích hiện đại phân bố trong đới độ sâu 0-20 m nước thuộc các tướng bãi triều, đầm lầy, cửa sông và bazan trẻ ở vùng biển quanh đảo Hòn Tro. Các hệ tầng này chủ yếu được thiết lập ở đới biển 0-20 m nước và phần lục địa ven biển, nên chưa phản ánh hết được phần thềm lục địa, chưa chi tiết và chưa thực sự phản ánh được vai trò và đặc điểm hoạt động của biển trong Holocen - biển tiến Flanđri.
    Để có thể xác lập chi tiết địa tầng Holocen, cần phải dựa vào các yếu tố phản ánh được đặc điểm quá trình dao động của mực nước biển trong mối tương tác với lục địa. Đó là các yếu tố: đường bờ biển, đặc điểm và thành phần vật chất, tướng Bài báo này mong muốn từ các yếu tố nêu trên, làm sáng tỏ các thành tạo trầm tích trên bề mặt thềm TVTBT hình thành từ cuối Pleistocen muộn đến Holocen và quan hệ giữa chúng. Ngoài ra, các tác giả còn hy vọng kết quả của bài báo có thể góp phần làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa địa chất Đệ tứ nói chung, địa chất cuối Pleistocen - Holocen nói riêng ở TVTBT, đồng thời có thể là cơ sở phục vụ cho những nghiên cứu về cổ địa lý, tài nguyên sa khoáng biển v.v. ở đây và các vùng kế cận.
     
Đang tải...