Thạc Sĩ Địa tầng các trầm tích phanerozol ở Đông Bắc Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Địa tầng các trầm tích phanerozol ở Đông Bắc Bộ - Thuyết minh và phụ lục - Tập 1

    Mục lục


    Chương 1: Lịch sử nghiên cứu địa tầng và khoáng sản ngoại sinh có liên quan của các trầm tích phanerozoi ở Đông Bắc Bộ

    A. Lịch sử nghiên cứu


    1. Lịch sử nghiên cứu địa tầng các trầm tích phanerozoi
    2. Lịch sử nghiên cứu các khoáng sản ngoại sinh trong địa tầng các trầm tích phanerozoi


    B. Những vấn đề tồn tại và nhiệm vụ của đề án


    Chương II: Phương pháp nghiên cứu

    1. Nhóm các phương pháp kỹ thuật
    2. Nhóm các phương pháp chuyên môn


    Chương III: Địa tầng

    1. Địa tầng paleozoi hạ - các hệ cambri, ordovic, silur
    2. Địa tầng phanerozoi trung - hệ devon
    3. Trầm tích paleozoi thượng
    4. Các phân vị địa tầng mesozoi
    5. Các phân vị địa tầng đệ tam


    Chương IV: Sinh địa tầng (Tập 2)

    1. Paleozoi hạ
    2. Paleozoi trung (devon)
    3. Paleozoi thượng
    4. Trias
    5. Đệ tam


    Chương V: Tiến trình trầm tích phanerozoi ở Đông Bắc Bộ

    1. Giai đoạn Cambri - Silur
    2. Giai đoạn Devon
    3. Giai đoạn Carbon - Permi
    4. Giai đoạn Trias
    5. Giai đoạn Jura - Creta
    6. Giai đoạn Đệ tam





    Chương VI: Khoáng sản ngoại sinh

    Chương VII: Kinh tế

    Kết luận


    Lời nói đầu

    Các trầm tích Phanerozoi (từ Cambri đến Đệ tam) phân bố khá rộng rãi trong phạm vi Đông Bắc Bộ (từ bờ trái sông Hồng đến các đảo ở vùng vịnh Bắc Bộ), thuộc phạm vi các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội với tổng diện tích lộ khoảng 22.000km2 (Hình 1).
    Giai đoạn Phanerozoi là khoảng thời gian dài có các hoạt động địa chất đa dạng và đặc trưng của khu vực nghiên cứu, để lại nhiều thành tạo trầm tích - phun trào ứng với các thời đoạn địa chất khác nhau, trong các thành tạo đó cũng chứa nhiều các khoáng sản ngoại sinh đi kèm.
    Trải qua hơn 100 nghiên cứu địa chất ở khu vực và kể từ năm 1960 trở lại đây, công tác nghiên cứu địa tầng nói chung của khu vực đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy vậy, vẫn chưa có sự thống nhất trong việc phân chia địa tầng, đối sánh địa tầng cũng như tuổi của một số hệ tầng.
    Những điều nêu trên dẫn đến có các thang phân chia địa tầng Phanerozoi khác nhau của các tác giả khác nhau và dẫn đến những nhận thức khác nhau về việc luận giải lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn này. Mặt khác, phần lớn các phân vị được thành lập dựa trên Quy phạm địa tầng Liên Xô cũ không còn phù hợp với những đổi mới của Quy phạm địa tầng Việt Nam (1994).
    Đề tài được thực hiện đóng góp hữu ích cho công tác phân chia địa tầng và tìm kiếm khoáng sản của các Bản đồ địa chất 1/50.000 đang được tiến hành trên lãnh thổ nước ta, giúp cho các nhà nghiên cứu địa chất hiểu rõ thêm về lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn Phanerozoi ở Đông Bắc Bộ.
    Việc nghiên cứu địa tầng chi tiết sẽ làm sáng tỏ rõ thêm tiền đề tìm kiếm các khoáng sản ngoại sinh trong các trầm tích Phanerozoi ở khu vực Đông Bắc Bộ. Xuất phát từ những điều kiện trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có quyết định số 1628/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2004 cho phép Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản thi công đề tài nghiên cứu “Địa tầng các trầm tích Phanerozoi ở Đông Bắc Bộ” với nhiệm vụ của đề án là:
    1. Hoàn thiện các tiêu chuẩn cho các phân vị thạch địa tầng và sinh địa tầng, xác định tuổi của các phân vị, xác lập trật tự và phân chia thang địa tầng Phanerozoi trên cơ sở các tài liệu mới. Đối sánh địa tầng của khu vực nghiên cứu với phần lãnh thổ kế cận ở Việt Nam, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.
    2. Xác định tiền đề thạch địa tầng liên quan đến các khoáng sản ngoại sinh trên diện tích nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...