Tiến Sĩ Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1
    2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới . 1
    2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam . 5
    2.2.1. Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận địa lí - lịch sử - văn hoá 5
    2.2.2. Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận ngôn ngữ học 5
    2.3.Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Thừa Thiên Huế . 7
    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN . 8
    3.1. Mục đích . 8
    3.2. Nhiệm vụ 8
    4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9
    5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI . 10
    5.1. Về ý nghĩa khoa học . 10
    5.2. Về ý nghĩa thực tiễn 10
    6. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11
    6.1. Nguồn tư liệu của luận án 11
    6.1.1. Tư liệu thành văn . 11
    6.1.2. Tư liệu điền dã 12
    6.2. Phương pháp nghiên cứu 13
    6.2.1. Phương phương miêu tả . 13
    6.1.2. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã 13
    7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 14
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA DANH, ĐỊA BÀN Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ 15
    1.1. DẪN NHẬP 15
    1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH HỌC 16
    1.2.1. Khái niệm địa danh 16
    1.2.2.Vấn đề xác định chức năng của địa danh 19
    1.2.2.1.Chức năng cá thể hoá đối tượng 20
    1.2.2.2.Chức năng định danh sự vật . 20
    1.2.2.3. Chức năng phản ánh hiện thực . 20
    1.2.2.4. Chức năng bảo tồn văn hóa . 20
    1.2.3.Vấn đề phân loại địa danh . 21
    1.2.4.Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 25
    1.2.4.1.Quan hệ giữa địa danh học với ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học 25
    1.2.4.2.Vị trí của địa danh học trong ngành danh xưng học . 26
    1.2.5. Mối quan hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học khác . 27
    1.2.6. Các hướng tiếp cận địa danh từ góc độ ngôn ngữ học 28
    1.3. VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH TÂY THỪA THIÊN HUẾ . 29
    1.3.1. Giới thiệu chung về Thừa Thiên Huế 29
    1.3.1.1.Về địa lí . 29
    1.3.1.2.Về lịch sử 30
    1.3.1.3.Về nguồn gốc dân cư . 31
    1.3.2. Vài nét về địa bàn Tây Thừa Thiên Huế . 32
    1.3.2.1.Về các dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế 32
    1.3.2.2. Đặc điểm các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế 33
    1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 40
    Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ . 42
    2.1. DẪN NHẬP 42
    2.2. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH . 43
    2.2.1. Nguyên tắc thống kê - thu thập địa danh 43
    2.2.2. Kết quả thống kê - thu thập địa danh 44
    2.2.3. Kết quả phân loại địa danh . 44
    2.2.3.1. Phân loại địa danh dựa vào tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên . 45
    2.2.3.2. Phân loại địa danh dựa vào tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ . 47
    2.3. CẤU TRÚC MÔ HÌNH PHỨC THỂ ĐỊA DANH . 51
    2.3.1. Về yếu tố tổng loại và yếu tố loại biệt trong phức thể địa danh . 51
    2.3.1.1. Quan niệm yếu tố tổng loại . 52
    2.3.1.2. Quan niệm yếu tố loại biệt 52
    2.3.1.3. Về mối quan hệ giữa yếu tố tổng loại với yếu tố loại biệt 53
    2.3.2. Cấu trúc mô hình phức thể địa danh gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế 54
    2.4. CẤU TRÚC CỦA YẾU TỐ TỔNG LOẠI 56
    2.4.1. Về số lượng các yếu tố tổng loại: 56
    2.4.2. Về sự chuyển hóa của yếu tố tổng loại . 57
    2.4.3. Về khả năng kết hợp của yếu tố tổng loại với yếu tố loại biệt 59
    2.5. CẤU TRÚC CỦA YẾU TỐ LOẠI BIỆT 62
    2.5.1. Về số lượng và hoạt động của YTLB trong các loại hình địa danh 62
    2.5.3. Yếu tố loại biệt phức . 65
    2.5.3.1.Yếu tố loại biệt phức xét về mặt từ loại . 65
    2.5.3.2. Quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần trong yếu tố loại biệt phức 65
    2.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 70
    Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH, NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ 72
    3.1. DẪN NHẬP 72
    3.2. PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH ĐỊA DANH 73
    3.2.1. Vấn đề định danh trong ngôn ngữ . 73
    3.2.1.1. Về khái niệm định danh (nomination) 73
    3.2.1.2. Về tính lí do của định danh . 74
    3.2.2. Phương thức định danh tự tạo 75
    3.2.2.1. Định danh dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tượng 75
    3.2.2.2. Định danh dựa vào các đặc điểm có liên quan đến đối tượng . 75
    3.2.3. Các phương thức định danh theo lối chuyển hoá 76
    3.2.3.1. Định danh theo lối chuyển hoá trong nội bộ một loại địa danh 76
    3.2.3.2. Định danh theo lối chuyển hoá giữa các loại địa danh khác nhau 76
    3.3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO ĐỊA DANH . 79
    3.3.1. Vấn đề ý nghĩa của địa danh 79
    3.3.2. Đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh . 82
    3.3.2.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ 82
    3.3.2.2. Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh gốc DTTS 86
    3.4. ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH CÓ NGUỒN GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ . 91
    3.4.1. Mối quan hệ giữa văn hóa với ngôn ngữ trong nghiên cứu địa danh . 91
    3.4.1.1. Về khái niệm văn hoá 91
    3.4.1.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hoá . 92
    3.4.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua các thành tố ngôn ngữ . 95
    3.4.2.1. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua yếu tố tổng loại . 95
    3.4.2.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua các chế định ngôn ngữ - văn hóa 97
    3.4.3. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua ngữ nghĩa và sự phản ánh hiện thực của yếu tố loại biệt . 99
    3.4.3.1. Sự phản ánh phương diện không gian văn hoá trong địa danh 99
    3.4.3.2. Sự phản ánh các phương diện văn hóa lịch sử trong địa danh . 104
    3.4.3.3. Sự phản ánh phương diện văn hoá - tộc người của chủ thể định danh 108
    3.4.3.4. Sự phản ánh các phương diện xã hội - ngôn ngữ học 111
    4.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 . 114
    Chương 4. VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA CHÍNH TẢ ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾNG VIỆT 116
    4.1. DẪN NHẬP 116
    4.2. THỰC TRẠNG CÁCH VIẾT ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾNG VIỆT . 117
    4.2.1. Cách viết từ ngữ âm học không thống nhất 117
    4.2.1.1. Viết rời các âm tiết của các địa danh có nhiều âm tiết . 117
    4.2.1.2. Viết liền các âm tiết của địa danh đa tiết 120
    4.2.2. Cách viết các phụ âm không thống nhất 121
    4.2.2.1. Viết không thống nhất phụ âm và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết . 121
    4.2.2.2. Viết không thống nhất phụ âm và tổ hợp phụ âm cuối âm tiết 123
    4.2.3. Cách viết các nguyên âm không thống nhất 125
    4.2.4. Chuyển tự không thống nhất 126
    4.2.5. Phiên âm kết hợp với sự chuyển dịch “trùng lặp về nghĩa” 128
    4.2.6. Nhận xét: . 129
    4.3. CÁCH PHIÊN CHUYỂN ĐỊA DANH GỐC DTTS SANG TIẾNG VIỆT 134
    4.3.1. Một số đặc điểm ngữ âm - chữ viết các DTTS ở Thừa Thiên Huế (so sánh với tiếng Việt và chữ Quốc ngữ) . 134
    4.3.1.1. Những tương đồng và khác biệt về ngữ âm . 134
    4.3.1.2. Những tương đồng và khác biệt về chữ viết . 135
    4.3.2. Cách phiên chuyển địa danh gốc DTTS sang tiếng Việt 135
    4.3.2.1. Một số nguyên tắc khi phiên chuyển 136
    4.3.2.2. Những giải pháp cụ thể 136
    4.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 . 144
    KẾT LUẬN . 146
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 166


    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Vì vậy, qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có thể chỉ ra các phương thức và nguyên tắc tạo địa danh đặc thù gắn với mỗi vùng phương ngữ và các khu vực địa - văn hóa khác nhau.
    1.2. Là một cán bộ giảng dạy ở một trường đại học trên địa bàn Thừa Thiên Huế, một vùng đất giàu truyền thống văn hoá và lịch sử, chúng tôi hướng đến một nguyện vọng thiết thực: góp phần nghiên cứu những đặc trưng văn hoá - ngôn ngữ xứ Huế bằng việc khảo sát hệ thống địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế, qua đó chỉ ra quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa ngôn ngữ dân tộc - Việt trên địa bàn.
    1.3. Đặc biệt, cho đến nay, việc nghiên cứu địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế chưa được tìm hiểu, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, nếu không muốn nói là đang bỏ sót, chưa một cá nhân hay tổ chức khoa học nào quan tâm đến việc này một cách đúng mực. Vì vậy, lựa chọn đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS ở đây, góp phần giữ gìn các đặc trưng văn hóa - tộc người được ký thác qua mỗi địa danh, cung cấp tư liệu cần thiết cho việc lập từ điển bách khoa và từ điển từ nguyên địa danh Thừa Thiên Huế.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
    Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên tìm hiểu nguồn gốc, cấu tạo và ý nghĩa của các từ ngữ chỉ các địa danh. Việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới.
    Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa [49], ở Trung Quốc, ngay từ đầu Công nguyên, nhiều sách địa lí, lịch sử đã ghi chép và chỉ ra cách đọc, ngữ nghĩa của các địa danh. Đầu thời Đông Hán (32-92), Ban Cố đã viết “Hán thư” ghi chép trên 4000 loại địa danh, chỉ ra lý do gọi tên và quá trình diễn biến của địa danh; Lệ Đạo Nguyên trong “Thủy kinh chú” thời Bắc Nguỵ (466-527) có ghi chép trên hai vạn địa danh, số được giải thích là 2.300. Ở phương Tây, từ điển địa danh đầu tiên xuất hiện ở Ý thế kỷ XVII (Poyares Dicionario de nomes proprios de Regiónes, Rome, 1667) nhưng Địa danh học thì mãi đến cuối thế kỷ XIX mới ra đời. J.J.Egli, người Thuỵ Sĩ có “Địa danh học” công bố năm 1872. Và 30 năm sau (1903), J.W.Nagl người Áo cũng cho ra đời công trình “Địa danh học”.
    Bước sang thế kỷ XX, các Uỷ ban địa danh của nhiều nước trên thế giới ra đời, nhiều tài liệu khảo cứu bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc các địa danh. Từ năm 1902 đến 1910, J.Gillénon xuất bản “Atlat ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng địa lí học. Vào năm 1926, A.Dauzsat, nhà địa danh học Pháp, đã viết “Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh”, đề xuất phương pháp văn hoá địa lí học để nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh. Năm 1948, ông lại cho xuất bản “Địa danh học Pháp” (La toponymie Francaise). Năm 1963, A.Dauzat và Ch.Rostaing lại cho ra đời cuốn “Từ điển ngữ nguyên học các địa danh ở Pháp” (Dictionnaire étymologique des noms de lieux en France). Qua các công trình này, “cơ sở lí luận đã được xác lập, đối tượng địa danh đã được xác định, sự phân loại địa danh tương đối hợp lí, phương pháp nghiên cứu đã mang tính khoa học” [49, tr.22].
    Đi đầu và đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống lí luận địa danh học là các công trình của các tác giả Xô Viết trước đây. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về địa danh có giá trị đã ra đời. Đáng chú ý trong số đó là: “Dẫn luận địa danh học” (1965) và “Từ điển địa danh bỏ túi” (1968) của V.N. Nhikonov; “Môn địa lí trong các tên gọi” (1979) của E.M.Muzaev; “Địa danh Matxcơva” (1982) của G.P. Xmolixkaja và M.V. Gorbanhexki. Đặc biệt, công trình “Địa danh học là gì?” của A.V.Superanxkaja là “tác phẩm quan trọng nhất đã tổng kết, thu gọn các tri thức cơ bản của địa danh học” [33, tr.9], và là công trình “mang tính tổng hợp, trình bày toàn diện những kết quả nghiên cứu địa danh” [145, tr. 12-13]. Hơn nữa, đây là công trình lớn “có giá trị tổng kết những kết quả nghiên cứu mới, làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu địa danh tiếp theo ở Liên bang Xô Viết trước đây” [80, tr.11-12].
    Một số chuyên luận dành riêng để bàn luận về lý thuyết địa danh nằm trong hệ thống tên riêng gắn với từng ngôn ngữ. Đáng chú ý là chuyên luận “The Theory of Proper Names” [170] của Alan Gardiner công bố vào năm 1953. Trong công trình này, địa danh được tác giả lí giải trong hệ thống các tên riêng về các mặt ý nghĩa, nguồn gốc ra đời của chúng. Ở một góc độ khác, trong chuyên luận “The Grammar of Names” [162], John M. Anderson đã dành hơn 300 trang để bàn luận về danh xưng học (onomastics), trong đó có địa danh (toponym), từ quan điểm triết học ngôn ngữ.
    Dưới góc nhìn ngôn ngữ học ứng dụng, các luận án tiến sĩ của Polina P.Kobeleva [178] và của Barry Cowan [166] đã miêu tả chi tiết địa danh như một loại tên riêng đặc biệt có vai trò trong việc giảng dạy và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
    Nghiên cứu tên riêng và địa danh từ tiếp cận triết học ngôn ngữ vốn có truyền thống lâu đời ở châu Âu. Nhiều công trình khảo cứu sâu về tên gọi được tiến hành trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi bật trong số đó là các công trình nghiên cứu: “Naming and Nessecity” [179]; “Kripke: Names, Necessity and Identity” [174] và “Reference without Refenrents” [181]. Kết quả nghiên cứu của các chuyên khảo này giúp lí giải hình thành tên gọi và sự cần thiết của việc đặt tên, trong đó, địa danh là một lớp tên gọi tiêu biểu, phổ biến trong mọi ngôn ngữ.
    Ở cấp độ chuẩn hóa quốc gia và chuẩn hóa quốc tế địa danh, việc nghiên cứu địa danh còn thu hút các tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới như UNESCO với hội thảo “African ethnonyms and toponyms” [186]; tổ chức United Nations bàn về việc chuẩn hóa địa danh trong “Manual for the national standardization of geographical names” [187]. Cơ sở pháp lí của những quy định chuẩn hóa quốc tế này sẽ là tiền đề cho việc chuẩn hóa địa danh quốc gia trong từng ngôn ngữ và dân tộc khác nhau.
    Gần đây, có nhiều bài báo nghiên cứu về địa danh trên tạp chí quốc tế chuyên ngành, điều này càng chứng tỏ ngành địa danh học đang ngày một phát triển


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TIẾNG VIỆT
    1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc hiệu đính và dịch chú), Nxb Thuận Hoá, Huế.
    2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá, Huế.
    3. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945-1997, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    4. Nguyễn Văn Âu (2002), Một số vấn đề về địa danh Việt Nam, in lần thứ hai, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới, Nxb Thuận Hoá, Huế.
    6. Russel Bernard (2009), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học: Tiếp cận định tính và định lượng, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
    7. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2011), Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ, Thông tư số 23.2011/TT-BTNMT, mã số: QCVN 37:2011/BTNMT.
    8. Bộ Giáo dục, UBKHXHVN (1980), Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục, 11/1980.
    9. Bộ Giáo dục (1984), Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt áp dụng trong các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục, Quyết định số 240/ QĐ ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
    10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa, Quyết định số 07/2003/ QĐ-BGDĐT ngày 13/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    11. Léopold Cadière (1996), Kinh thành Huế: địa danh, Nxb Đà Nẵng.
    12. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    13. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    14. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    15. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học Chuyên Nghiệp, Hà Nội.
    16. Đỗ Hữu Châu (2005), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, in trong “Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tập 2”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.846-867.
    17. Hoàng Thị Châu (1964), “Mối liên hệ về nguồn gốc cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 3, tr.94-106.
    18. Hoàng Thị Châu (chủ biên) (2001), Tiến tới chuẩn hoá cách viết tên riêng tiếng dân tộc thiểu số trong văn bản tiếng Việt, Đề tài thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đã nghiệm thu.
    19. Hoàng Thị Châu (2001), Xây dựng bộ chữ phiên âm cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    20. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
    21. Nguyễn Dược, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    22. Phạm Đức Dương (2007), Việt Nam & Đông Nam Á: Ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
    23. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    24. Trần Trí Dõi (2005), Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địa danh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam), trong “Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội”, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr.7-19.
    25. Trần Trí Dõi (2005), Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa, trong “Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội”, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr.29-42.
    26. Trần Trí Dõi (2005), Vấn đề địa danh biên giới Tây Nam, trong “Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội”, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr.43-68.
     
Đang tải...