Tiểu Luận địa chính trị trong chiến tranh lạnh

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học thuyết “Vùng đất rìa” của Nicholas John Spykman và chiến lược địa chính trị của Hoa Kỳ
    Giai đoạn Chiến tranh Lạnh (1945-1991)
    Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Liên Xô và Hoa Kỳ nổi lên thành hai lực lượng siêu cường đối đầu nhau tranh giành quyền ảnh hưởng ở khắp các châu lục và tham vọng quyền bá chủ thế giới. Chiến lược bành trướng ảnh hưởng về không gian địa lý của hai đế chế này được xây dựng dựa trên hai học thuyết địa chính trị khác nhau; trong đó, Liên Xô dựa theo Học thuyết “Miền đất trái tim” (Heartland) của Mackinder và Hoa Kỳ dựa trên Học thuyết “Vùng đất Rìa” (Rimland) của Nicholas John Spykman. Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu nội dung học thuyết “Vùng đất rìa” của Nicholas John Spykman trên cơ sở so sánh với học thuyết “Miền đất trái tim”. Bên cạnh đó, bài tiểu luận sẽ tiến hành phân tích những chiến lược áp dụng thực tế của Hoa Kỳ dựa trên học thuyết này nhằm chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế của học thuyết đối với sự bành trướng của Hoa Kỳ trong Giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
    I) Học thuyết “Vùng đất Rìa” của Nicholas John Spykman
    Nicholas John Spykman (1893 – 1943) là một nhà địa chiến lược Mỹ gốc Hà Lan, đồng thời là giáo sư quan hệ quốc tế ở Đại học Yale. Những công trình nghiên cứu của ông như cuốn sách Chiến lược của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới (xuất bản năm 1942) và cuốn sách thứ hai Địa lý học hoà bình (xuất bản năm 1944) là hai di sản địa chính trị rất có ý nghĩa đoạn Chiến tranh Lạnh. Trong những nghiên cứu của ông, học thuyết “Vùng đất rìa” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt lý thuyết cũng như cơ sở áp dụng thực tiễn cho tham vọng bành trướng của Hoa Kỳ.
    1) Tư duy địa chính trị- địa chiến lược của Nicholas John Spykman
    Theo Spykman, cường quốc là sự quy tụ của nhiều nhân tố, bao gồm: kích thước và điều kiện tự nhiên lãnh thổ; dân số; tài nguyên thiên nhiên; sự phát triển kinh tế- công nghệ; sự ổn định của hệ thống chính trị; tinh thần dân tộc; sức mạnh quân sự; và sức mạnh của các đối thủ[SUP][SUP][1][/SUP][/SUP]. Trong các nhân tố đó, vị trí địa lý đóng vai trò là nhân tố không thay đổi và quan trọng hàng đầu đối với chính sách đối ngoại của một quốc gia.
    Trong cuốn sách “Hoa Kỳ và cân bằng lực lượng”, Spykman đã lý luận rằng “Mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của mọi quốc gia là để bảo toàn toàn vẹn lãnh thổ cũng như độc lập chính trị” và “tranh giành quyền lực có ý nghĩa giống như đấu tranh sinh tồn; sự tăng cường vị thế quyền lực trỏ thành mục tiêu hàng đầu của chính sách đối nội và đối ngoại”. Ổng cũng nhấn mạnh rằng tất cả quốc gia trên thế giới, dù là cường quốc đất liền hay là cường quốc biển cả, đều có xu hướng và tham vọng bành trướng; và hành động này tạo ra sự chuyển dịch trong cân bằng lực lượng giữa thế lực cũ và thế lực mới.
    Spykman cũng lý luận rằng những quốc gia lớn mạnh thường có lãnh thổ rộng lớn mà độ lớn lãnh thổ có thể là điểm mạnh hoặc là điểm yếu đối với một quốc gia. Theo đó, một cường quốc lớn mạnh theo Spykman cần có sự “quản lý trung ương hiệu quả” dựa trên “một hệ thống thông tin hiệu quả từ trung ương đến địa phương”[SUP][SUP][2][/SUP][/SUP] và minh chứng rằng các đế chế một thời như Incas, Ba Tư, Roman, Pháp từng chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đường xá để kết nối lãnh thổ.
    2) Học thuyết “Miền đất trái tim” của Mackinder
    Mackinder cho rằng nhân tố địa lý đóng một vai trò quan trọng trong sự vận động chính trị- lịch sử và chính sức mạnh trên đất liền chứ không phải là sức mạnh trên biển cả làm nên sự hùng mạnh của một quốc gia. Mackinder xác định hạt nhân Bắc- Trung của lục địa Á- Âu được xem là khu vực trục hay là trái tim của lục địa thế giới, cụ thể là
    “Ai cai trị được Đông Âu sẽ khống chế được miền đất trái tim.
    Ai cai trị miền đất trái tim sẽ khống chế được Hòn đảoThế giới (tức lục địa Á-Âu) ;

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Ai cai trị được Hòn đảo thế giới sẽ khống chế được cả Thế giới.”

    {Hình 1: Bản đồ Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder[SUP][SUP][3][/SUP][/SUP]
    Khái niệm miền đất trái tim được xây dựng dựa trên 3 khía cạnh : vùng đồng bằng trũng rộng nhất ; có những con sông cho phép giao thông thường xuyên nhưng không thông ra đại dương và miền đồng cỏ cho phép sự phát triển giao thông vận tải đường bộ. Đây là miền đất “ở phía Bắc và trung tâm lục địa Á- Âu trải dài từ bờ biển băng giá và bằng phẳng của vùng Sibiri đến những bờ biển nhiệt đới dốc đứng của xứ Baluchistan và xứ Ba Tư.”[SUP][SUP][4][/SUP][/SUP] Lãnh thổ Liên Xô có thể được coi là tương đương miền đất trái tim, trừ miền đất nằm ở phía Đông sông Yenisei.
    Miền đất trái tim được che chắn bởi biển băng ở phía Bắc, núi, sa mạc phía Nam và hệ thống giao thông vận tải nghèo nàn từ Tây Âu. Đông Âu là chìa khóa đường bộ duy nhất có khả năng tiếp cận với miền đất trái tim nên khu vực này, dù không phải là trung tâm thế giới, cũng mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
    Xung quanh miền đất trái tim, các nước cận kề như Đức, Thổ Nhĩ Ký, Áo, Trung Quốc và Ấn Độ được gọi là “vành đai trong” ; các quốc gia biển đảo như Anh, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản là “vành đai ngoài”. Do đó sự kết hợp giữa miền đất trái tim và các quốc gia vành đai ngoài sẽ làm nên sự kết hợp mạnh mẽ giữa sức mạnh biển cả và nguồn lực lục địa để tạo ra thế lực làm chủ thế giới.
    Trong bài báo “Thế giới tròn và việc giành hòa bình” đăng trên tạp chí “Foreign Affairs” tháng 7/1943, Mackinder bổ sung lý luận về vùng đại dương trung phần, nơi có ý nghĩa quan trọng không kém miền đất trái tim. Vùng đại dương trung phần bao gồm Hoa kỳ, nửa phía Đông của Canada, Anh, Pháp, lòng chảo Bắc Đại Tây Dương và 4 vùng biển Địa Trung Hải, biển Baltic, vùng biển Caribean và biển Bắc. Theo đó, sự kết hợp giữa Liên Xô - ở miền đất trái tim với các quốc gia ở vùng đại dương trung phần sẽ có ý nghĩa chiến lược. Liên Xô và các đồng minh cần tăng cường năng lực hải quân để cân bằng quyền lực với các nước ở Vành đai ngoài (Mỹ và Anh) và tranh giành ảnh hưởng ở khu vực đại dương trung phần.
    3) Học thuyết “Vùng đất Rìa” của Spykman
    Dựa trên Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder, trong cuốn “Chiến lược của Hoa kỳ trong nền chính trị thế giới”, Spykman đã xây dựng Học thuyết Vùng đất Rìa với sự tiếp thu các phân vùng địa lý quan trọng như sau:
    - Miền đất trái tim (Heartland)
    - Khu vực vành đai hay vùng đất rìa (Rimland), tương đương với vùng “vành đai trong” của Mackinder.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Vùng đảo và châu lục ngoài khơi, tương đương “vành đai ngoài” của Mackinder.
    { Hình 2: Bản đồ Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman[SUP][SUP][5][/SUP][/SUP].
    Khác với Học thuyết Miền đất trái tim, học thuyết Vùng đất Rìa cho rằng chính vàng đai trong của Mackinder mới là vùng đất chiến lược quy tụ nhiều tài nguyên và nguồn lực phát triển nhất của thế giới. Do đó, không phải vùng đất trái tim mà vùng rìa lục địa Á-Âu mới chính là chìa khóa cho quyền lực toàn cầu. Spykman cho rằng vùng đất rìa này liên tục phát triển và có thể cai trị cả miền đất trái tim và sức mạnh biển cả; và miền đất trái tim chỉ là một vùng địa lý mở rộng từ việc bành trướng văn hóa, văn minh từ vùng đất rìa.
    Vùng đất rìa của Spykman bao gồm những quốc gia ở Tây Âu, Trung Đông, Tây Nam Á; Trung Quốc và phía Đông, Đông Dương. Trong đó, khu vực Trung Đông- Vịnh Ba Tư- Tây Nam Á là khu vực chiến lược “nắm giữ vai trò sản xuất dầu mỏ cho cả lục địa Á-Âu và đường bộ dẫn tới miền đất trái tim”[SUP][SUP][6][/SUP][/SUP]. Ngoài ra, Spykman miêu tả vùng biển bao bọc lục địa Á Âu bao gồm Biển Baltic và Biển Bắc; vùng biển Tây Âu; Địa Trung Hải và Biển Đỏ; Vịnh Ba Tư; Ấn Độ Dương; vùng biển phía Đông và Đông Dương, là con đường hàng hải quan trọng của thế giới.
    Spykman minh chứng rằng các đế chế lớn mạnh trong lịch sử như Đế chế của Napoleon, Đức Quốc xã phần lớn đều trỗi dậy từ vùng đất rìa và chính liên minh các cường quốc ở vùng đất rìa, vùng hải đảo, miền đất trái tim và Bắc Mỹ có thể đánh bại các đế chế này. Từ đó, ông cảnh báo mối đe dọa lớn đối với an ninh Hoa Kỳ là “khả năng vùng đất rìa ở lục địa Á- Âu rơi vào sự cai trị của một thế lực”. Spykman dự đoán sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Trung Quốc sẽ lãnh đạo vùng Viễn Đông, Liên Xô trở thành cường quốc đất liền lớn mạnh nhất hành tinh; Hoa Kỳ và Anh cần duy trì không quân và hải quân để can thiệp vào lục địa Á-Âu. Những khu vực như vùng đất rìa ở châu Âu, Trung Đông và Viễn Đông tiếp tục là các điểm nóng tranh giành ảnh hưởng mà Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ vị thế và ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập ảnh hưởng của các thế lực khác vào những khu vực này”[SUP][SUP][7][/SUP][/SUP].
    4) So sánh giữa Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder và Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman
    4.1) Giống nhau
    Hai học thuyết đều thống nhất về cách phân chia hệ thống địa lý thế giới: hòn đảo thế giới, lục địa Á- Âu, khu vực vành đai trong và vành đai ngoài Các tên gọi hay quy định về mức độ quan trọng có thể khác nhau, nhưng về bản chất, phạm vi địa lý thì cách thức khoanh vùng là như nhau.
    Spykman và Mackinder đều coi trọng vai trò trung tâm của lục địa Á- Âu, là cái nôi của hầu hết hoạt động kinh tế, chính trị trọng yếu của thế giới. Lục địa Á- Âu nắm giữ 75% dân số thế giới, 60% GNP toàn cầu và 75% nguồn tài nguyên năng lượng[SUP][SUP][8][/SUP][/SUP]. Trong đó, Tây Âu và Đông Á là hai khu vực có nền kinh tế phát triển nhất và sự thống trị lục đại Á-Âu này đồng thời mở đường cho việc nắm quyền ở Trung Đông và châu Phi.
    Cả hai học thuyết đều cho rằng những vận động chính trị ở lục địa Á- Âu gắn chặt với lợi ích an ninh của Mỹ và nhấn mạnh vai trò chiến lược cũng như trách nhiệm bảo đảm trật tự của Mỹ tại khu vực này.
    4.2) Khác nhau
    Khác biệt từ trong quan niệm địa chính trị, khi Mackinder nhấn mạnh quyền lực trên đất liền còn Spykman coi trọng không gian biển; hai học thuyết được phát triển theo hai hướng trọng tâm khác nhau. Mackinder khẳng định vị trí chiến lược của vùng đất trái tim còn Spykman coi trọng vùng đất rìa hơn.
    Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ Hai minh chứng dự đoán về trật tự thế giới sau chiến tranh chuẩn xác theo Học thuyết của Mackinder hơn so với Học thuyết Vùng đất Rìa. Tuy nhiên, công cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai thế lực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lại tuân theo theo Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman, phần lớn diễn ra ở vùng đất rìa, đặc biệt là ở các vùng Tây Âu, Trung Đông và Viễn Đông.
    II) Chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ dựa trên địa chính trị
    1) Bối cảnh lịch sử và cơ sở địa chiến lược Hoa Kỳ
    Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô nổi lên như một thế lực mới của nền chính trị thế giới với tiềm lực kinh tế và quân sự vững mạnh và là đối trọng nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, một loạt các quốc gia giành được thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới dần dần được hình thành, củng cố và ngày càng lớn mạnh về phạm vi cũng như năng lực. Sự nổi dậy của một hệ thống mới, đối đầu hoàn toàn về ý thức hệ của Mỹ được coi là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh, lợi ích và hơn hết là tham vọng bá quyền toàn cầu của Mỹ.
    Trong cuốn Chiến lược của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới, Spykman cho rằng “hành động phòng vệ hàng đầu của Hoa Kỳ nằm ở việc duy trì sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và châu Á.”[SUP][SUP][9][/SUP][/SUP] Dù Hoa Kỳ đã đánh bại thành công thế lực phát xít trên thế giới, nhưng theo Spykman, nền an ninh Hoa Kỳ vẫn không hoàn toàn được đảm bảo. Ông cho rằng “do sự phân chia lãnh thổ và tiềm lực quân sự, cân bằng quyền lực ở khu vực bên kia Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là điều kiện tiên quyết cho nền độc lập của Thế giới Mới và bảo vệ vị thế quyền lực của Hoa Kỳ Sự cách biệt về mặt địa lý không còn có thể đảm bảo nền hòa bình và an ninh của Hoa Kỳ.”[SUP][SUP][10][/SUP][/SUP]
    Tiếp thu tư tưởng địa chính trị và chú trọng lợi ích an ninh, chính sách đối ngoại của Hoa kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh được xây dựng dựa theo ba cơ sở chính:
    - An ninh Hoa Kỳ sẽ bị phương bị nếu toàn bộ hoặc phần lớn lục địa Á- Âu rơi vào sự cai trị của kẻ địch.
    - Liên Xô, thế lực thống trị vùng đất trung tâm, là mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị lục địa Á- Âu
    - Liên Xô sẽ bành trướng tham vọng bá chủ[SUP][SUP][11][/SUP][/SUP].
    Hoa Kỳ tiếp nhận những tư tưởng trọng yếu của Spykman, đặc biệt là Học thuyết Vùng đất Rìa, để hoạch định các chiến lược đối ngoại với trọng tâm là “ngăn chặn” Liên Xô và bành trướng ảnh hưởng, lợi ích an ninh của Hoa Kỳ ở những khu vực chiến lược.
    2) Chiến lược và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
    Dựa trên các gợi ý địa chính trị của Spykman, Hoa Kỳ tiến hành hàng loạt các hành động gây ảnh hưởng ở vùng đất Rìa, trọng điểm là ở các vùng: Tây Âu, Trung Đông và Viễn Đông.
    2.1) Chiến lược kinh tế
    Chương trình Tái thiết châu Âu, hay còn gọi là kế hoạch Marshall, được triển khai nhằm giúp các nước châu Âu khắc phục hậu quả chiến tranh và cũng là công cụ giúp gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch Marshall kéo dài từ tháng 4 năm 1948 đến tháng 6 năm 1952 với tổng giá trị về viện trợ kinh tế là 13,3 tỉ USD, về quân sự là 10 tỉ USD.[SUP][SUP][12][/SUP][/SUP]
    Quá trình vận hành của Kế hoạch Marshall khác biệt với bất kỳ chương trình trợ giúp truyền thống nào khi sự trợ giúp không phải là không có điều kiện và không phải là tiền mặt chúng hình dung. “Thay vào đó, chúng thường là hàng hóa gửi từ Mỹ và được bán cho nhà thầu nhà nước hoặc tư nhân trả giá cao nhất. Tiền được trả sẽ không quay về nước Mỹ mà vào “Quỹ đối tác”. Tiền từ đó, do phái đoàn ECA và chính phủ cùng quyết định, sẽ được dùng trong các nỗ lực hiện đại hóa và tái thiết quốc gia[SUP][SUP][13][/SUP][/SUP]. Tuy gặp nhiều phản đối, nhưng Kế hoạch Marshal đã thực sự góp phần phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế Tây Âu, gồm các nước như Hy Lạp, Pháp, Áo, Hà Lan, Iceland, Na Uy, Bỉ, Đức, Ý, Thụy Điển .
    Có thể nói, Kế hoạch Marshall là một vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh Lạnh mà Ngoại trưởng Dean Acheson đã từng phát biểu “điều mà người dân và các nghị sĩ Quốc hội luôn muốn biết trong bản phân tích cuối cùng là, Kế hoạch Marshall hoạt động như thế nào để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và việc chấp nhận hình thức tổ chức kinh tế và chính trị cộng sản”. Nhờ vào nỗ lực Marshal, Mỹ có thể dùng diễn biến hòa bình để có thể đưa những đặc điểm hấp dẫn của nền kinh tế Mỹ vào hệ thống kinh tế châu Âu, tạo ra sức hút mãnh liệt với người châu Âu ở mọi khu vực và mọi tầng lớp xã hội Qua kênh viện trợ, các giá trị của quan hệ sản xuất Mỹ, máy móc và hàng hóa Mỹ, ý thức hệ và hình ảnh tốt đẹp của Mỹ được truyền bá và tiếp nhận một cách hiệu quả ở khu vực Tây Âu. Đây là một chiến thắng có ý nghĩa lớn trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và trong chiến lược ngăn chặn Liên Xô theo gợi ý của Spykman.
    2.2) Chiến lược quân sự
    Không chỉ triển khai hành động về kinh tế, Hoa Kỳ còn tập trung mũi nhọn chiến lược vào các hoạt động quân sự ở khắp các vùng trọng điểm trên thế giới với mục tiêu ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô tới các vùng này. Để thực hiện tham vọng đó, Mỹ cần một không gian ảnh hưởng bao bọc vùng đất trái tim của Liên Xô, kéo dài từ Na Uy, xuyên qua Trung Âu, bán đảo Balkans, Trung Đông, Tây Á, vòng qua Nam Trung Á đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ cần triển khai mũi nhọn quân sự ở 3 vùng trọng yếu: mở rộng NATO ở Tây Âu; bình định vùng Trung Đông – Vịnh Ba Tư; quan hệ tốt đẹp với Trung Hoa và giữ vững vị thế ở các nước Viễn Đông như Úc, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản[SUP][SUP][14][/SUP][/SUP].
    Với vùng Tây Âu, ngày 04-04-1949, Mỹ cùng các nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương–NATO, ban đầu gồm 12 thành viên. NATO quy tụ các quốc gia như: Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Ý; vốn là các quốc gia Tây Âu nằm trong Vùng đất Rìa của Spykman, có năng lực quân sự cả trên đất liền lẫn biển cả. Sự kiểm soát của NATO ở khu vực Tây Âu là một công cụ vô cùng quan trọng để Mỹ ngăn chặn Liên Xô và hướng đến thống trị thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn tập trung chi 400 triệu xây dựng căn cứ không quân chiến lược ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì; vốn là hai vùng lãnh thổ có vị trí địa chiến lược tiếp giáp với lãnh thổ Liên Xô, có khả năng tấn công quân sự Liên Xô nhanh chóng.
    Với vùng Trung Đông, Hoa Kỳ tiến hành kịch bản tương tự bằng việc thành lập khối Hiệp ước Trung tâm – CENTO với các quốc gia đồng minh ở khu vực này như Iran, Pakistan, và nước kề cận- Thổ Nhĩ Kỳ. Khối Hiệp ước này có tiền thân là Hiệp ước Trung Đông từng có sự tham gia của Iraq giai đoạn 1955 - 1959, và duy trì hoạt động đến 1979. Hiệp ước đóng vai trò là liên minh ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô đến khu vực Trung Đông- trung tâm sản xuất dầu mỏ của thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn viện trợ cho các nước như Israel, Ả Rập Saudi, Iran, Pakistan và đế chế Oman; Mỹ xây dựng hình ảnh thân thiện và sức hút kinh tế đối với các nước này nhằm ngăn chặn sự xâm nhập ảnh hưởng của Liên Xô.
    Ở vùng Viễn Đông, Mỹ từng bước xây dựng mối quan hệ an ninh- quân sự với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Tháng 9 năm 1951, Mỹ – Nhật ký Hiệp ước hoà bình San Fransico; đây là cầu nối đem lại cho Mỹ quyền được thiết lập các căn cứ quân sự của ở Nhật để phong toả, bao vây Liên Xô từ châu Á – Thái Bình Dương.[SUP][SUP][15][/SUP][/SUP] Ngoài ra, Mỹ còn xây dựng nhiều liên minh quân sự song phương với các nước trong khu vực như Mỹ – Philippines (1951), Mỹ – Hàn (1953); Mỹ – Đài Loan (1954); cũng như quan hệ đa phương: Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương 1951 giữa Mỹ, Australia và New Zealand. Đáng chú ý là Khối Hiệp ước Đông Nam Á- SEATO (1954- 1977) với sự tham gia của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Thái Lan, Pakistan, New Zealand, Australia và Philippines. Cũng như các khối liên minh quân sự khác, SEATO có nhiệm vụ thiết lập một vành đai các nước đồng minh ở khu vực Đông Á nhằm ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của Liên Xô. Đồng thời khối liên minh này còn tạo điều kiện hợp thức hóa cho sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đặc biệt là chiến tranh Việt Nam.
    Bên cạnh các nỗ lực liên minh, Mỹ còn tiến hành hàng loạt các can thiệp quân sự nóng ở vùng Viễn Đông bằng chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam cũng như các can thiệp viện trợ chống cộng ở các nước như Campuchia Trong các thành công ngăn chặn của Mỹ ở khu vực Viễn Đông, thành công trong việc kết thân với Trung Quốc có một ý nghĩa rất lớn. Theo Spykman, Trung Quốc và Tây Âu là hai vùng địa lý giáp với vùng đất trái tim của Liên Xô có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự chinh phục của Liên Xô đối với hai khu vực này có thể đưa giấc mơ bá chủ thế giới của Liên Xô gần với thực tại. Tới những năm cuối thập niêm 1960 - đầu 1970, lợi dụng những mâu thuẫn giữa quan hệ Xô- Trung, Hoa Kỳ đã tách rời thành công Trung Quốc khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Liên Xô; đẩy thế cân bằng lực lượng nghiêng về phía vô cùng có lợi cho Mỹ.
    Với các vùng khác trên thế giới như Nam Mỹ, châu Phi , Mỹ tiếp tục duy trì và gia tăng ảnh hưởng bằng các biện pháp quân sự lẫn kinh tế. Cụ thể hơn, Mỹ tiến hành hàng loạt các can thiệp quân sự ở Guatemala, Cộng hòa Dominica và Grenada; đồng thời viện trợ cho các lực lượng chống cộng ở Nicaragua, Angola .
    Bằng hàng loạt những biện pháp tiếp cận khác nhau trên những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, quân sự, ngoại giao , Hoa Kỳ đã khá thành công trong việc xây dựng hành lang ngăn chặn Liên Xô từ mọi phía ở nhiều khu vực trên thế giới.
    3) Chiến lược của Liên Xô
    Sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Mackinder tái xác định Vùng đất trái tim gồm cả vùng Đông Âu. Đông Âu được xác định bao gồm một phần của Đế chế Ottoman- Bulgaria, Hungary, Rumania, Montenegro, Serbia, Bosnia, Herzegovina và Macedonia; và một phần Liên Xô, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Ukraina Ngoài ra, miền đất trái tim còn bao gồm vùng Biển Đen và Biển Baltic. Việc mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của miền đất trái tim đến vùng Đông Âu có ý nghĩa cực kỳ chiến lược.
    Lý thuyết của Mackinder đã được hiện thực hóa qua việc Liên Xô mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Âu bằng các khối như Khối COMECON và Khối Warsaw. Năm 1949, Khối COMECON được thành lập mở rộng vùng đất trung tâm về phía Trung Âu với các nước Xã hội chủ nghĩa như Hungary, Tiệp Khắc, Bungary, Rumania, Albania, Phần Lan và cả Mông Cổ, Afghanistan ở Trung Á.
    Liên Xô nỗ lực tiếp cận các nước trong khu vực Đông Âu bằng những biện pháp hậu thuẫn về mặt chính trị cho chủ nghĩa cộng sản cũng như viện trợ kinh tế. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, với sự hậu thuẫn chính trị của Liên Xô, các nước như Rumani, Bungari, Ba Lan lần lượt đi theo hướng chủ nghĩa xã hội và gắn chặt vận mệnh với Liên Xô. Bên cạnh đó, chính phủ Liên Xô còn ký hiệp ước liên minh tương trợ với các nước như Tiệp Khắc, Nam Tư nhằm quảng bá hình ảnh đẹp của Liên Xô với các nước này.
    Ngoài các biện pháp chính trị và quân sự, Liên Xô còn nhiệt tình viện trợ đầu tư cho các nước Đông Âu: “tín dụng đầu tư trị giá 2.2 triệu rúp cho Ba Lan 1949 để công nghiệp hóa đất nước”; năm 1948, tuyên bố xỏa bỏ tiền bồi thường chiến tranh mà Hunggari hay Bungari phải trả theo Hòa ước Paris 1947; đến năm 1952 tổng tín dụng cấp cho Đông Âu của Liên Xô là 15 tỉ rúp . Ngày 08-01-1949, Liên Xô, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Bungari thành lập “Hội đồng Tương trợ kinh tế” (CMEA). Anbani và Cộng hòa nhân dân Đức gia nhập tháng 02-1949 và 09-1950. Tổ chức tương trợ này đánh dấu sự ra đời của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa tương đối độc lập và tách biệt.
    Với các vùng khác, Liên Xô can thiệp giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong bảo vệ nền chính trị trong nước. Liên Xô tích cực ủng hộ các nước Ả Rập và Bắc Phi trong đấu tranh giành độc lập; đứng về phía nhân dân Iran chống các công ty độc quyền dầu lửa nước ngoài.
    III) Đánh giá chiến lược và sự vận động chính trị của Hoa Kỳ và Liên Xô
    1) Đánh giá tính ứng dụng của Học thuyết “Vùng đất Rìa”
    1.1) Tích cực
    Học thuyết Vùng đất Rìa là sự phát triển có chọn lọc từ Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder. Học thuyết trình bày những nhận định tương đối sát với tình hình chính trị quốc tế hiện đại đồng thời đưa ra những dự đoán khá chuẩn xác về xu hướng vận động tương lai. Nhờ đó, Hoa Kỳ có cơ sở địa chính trị vững chắc để xây dựng, triển khai chính sách đối ngoại hiệu quả và đạt được những mục tiêu mong muốn.
    Vùng đất Rìa mà Spykman nhấn mạnh vai trò là nơi quy tụ những quốc gia tầm trung, phần lớn đều có lịch sử quan hệ với Hoa Kỳ. Quan trọng hơn hết, khu vực này là khu vực tập trung nguồn tài nguyên, nhân lực quan trọng đồng thời cũng là khu vực phát triển kinh tế năng động, không chỉ giúp Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa mà còn giúp Mỹ đạt được những lợi ích, nguồn lực cần thiết cho sự phát triển trong chính quốc gia của mình.[SUP][SUP][16][/SUP][/SUP] Bên cạnh đó, Học thuyết Vùng đất Rìa khoanh vùng khá chính xác 3 khu vực trọng yếu với an ninh, lợi ích của Hoa Kỳ gồm Tây Âu, Trung Đông và Đông Á. Đây là ba khu vực địa chiến lược mà nhờ vào lịch sử can thiệp của Hoa Kỳ ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn được duy trì cho tới hiện nay. Có thể nói, việc triển khai các hoạt động chính trị dựa trên Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman đáp ứng hiệu quả nhu cầu đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà còn có giá trị chiến lược lâu dài trong những giai đoạn về sau.
    1.2) Hạn chế
    Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman chú trọng việc bành trướng ảnh hưởng ở vùng đất rìa, coi đây là chìa khóa chiến lược để thâu tóm hòn đảo thế giới, mà bỏ qua tầm quan trọng của việc liên kết giữa vùng đất rìa và vành đai ngoài; vốn là một nhân tố không thể thiếu trong nỗ lực khống chế lục địa Á- Âu. Các thế lực ở vành đai ngoài như Australia, Anh, Nhật Bản nảy sinh tham vọng cạnh tranh với vùng đất trung tâm và Hoa kỳ để chia sẻ nguồn lợi ở vùng đất rìa trù phú này.
    Ngoài ra, Spykman chưa đề cập đến các quốc gia ở Thế giới thứ Ba, đặc biệt là “vùng lục địa đen” giàu tài nguyên như châu Phi.
    2) Ưu điểm và hạn chế của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
    Mục tiêu hàng đầu của Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh là ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô về ý thức hệ cũng như phạm vi địa lý ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính sách ngăn chặn không đạt được hiệu quả như mong đợi khi Liên Xô vẫn mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Nam Á, Tây Nam Á, châu Phi, vùng biển Carribean, Trung Mỹ và châu Phi.

    3) So sánh sự vận động chính trị Hoa Kỳ - Liên Xô
    Như lịch sử đã minh chứng, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ diễn ra mạnh mẽ ở vùng đất rìa của Spykman, đặc biệt là ở ba vùng: châu Âu, Trung Đông và Đông Á.
    Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mọi vận động và chiến lược chính trị của Liên Xô luôn diễn ra trong tương quan đối trọng đối với sự vận động của Hoa Kỳ ở khắp khu vực trên thế giới. Với vùng Caucasia, cầu nối quan trọng giữa Miền đất trái tim - Vùng đất Rìa với đại dương; liền kề với khu vực Trung Đông, Liên Xô nắm giữ vùng xuyên Caucasia (gồm Georgia, Amenia và Azerbaijan) và Hoa Kỳ đối trọng ảnh hưởng bằng Đông Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Iran ngăn cho Liên Xô tiếp cận với nguồn tài nguyên ở Trung Đông. Với châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô chạy đua siết chặt liên kết với các nước ở Tây Âu (Hoa Kỳ) và Đông Âu (Liên Xô) theo hai xu hướng địa chính trị khác nhau. Với châu Á và các vùng khác, các can thiệp quân sự cũng như viện trợ kinh tế được hai phe linh hoạt sử dụng như công cụ lôi kéo và bành trướng ảnh hưởng mà bất kỳ động thái nào cũng được đáp trả bởi phe đối đầu.
    Theo đó, các vận động đối đầu mang tính địa chính trị- địa chiến lược giữa hai bên liên tục xảy ra như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (dựa theo gợi ý của Mahan về kiểm soát vùng biển Caribbean), chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan (dựa theo Học thuyết Vùng đất Rìa). Ở các cuộc đối đầu này, thắng lợi không phải là tuyệt đối với bất kỳ phe nào nhưng Hoa Kỳ, nhờ vào việc lợi dụng rất khéo léo điểm yếu đối thủ và dư luận quốc tế, tương đối đạt được nhiều lợi thế hơn so với Liên Xô, đặc biệt là ở thắng lợi quyết định khi Liên Xô thất bại ở Afghanistan.
    Trải qua các giai đoạn lịch sử, Vùng đất trái tim được đặt dưới sự cai trị của nhiều đế chế khác nhau như đế chế của các bộ tộc (Đế chế Hun, người Turkic và Khazar, Đế chế Seljuks and Mông Cổ, Đế chế của người Timur), đế chế tôn giáo (Đế chế Hồi giáo Ả Rập) . thì đều có chung một số phận: trỗi dậy, phát triển và phân rã. Số phận của Liên Xô cũng không nằm ngoài kịch bản đó. Sự chia rẽ trong quan hệ Xô – Trung và thất bại của chiến lược Liên Xô đối với Afghanistan nhằm khống chế vùng chuyển giao quan trọng, gồm Khyber, Gomal and Khojak, giữa Miền đất trái tim đến Vùng đất Rìa đã mở đường cho sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
    Có thể thấy, so với Liên Xô, chính sách đối ngoại cũng như sự vận động địa chính trị của Hoa Kỳ là tương đối toàn diện và thành công khi những thành tựu đạt được vẫn còn giá trị cho đến hiện nay. Bằng chứng là sự ảnh hưởng và sức hút của Hoa Kỳ hiện diện và lan tỏa ở nhiều vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các khu vực địa chiến lược trên thế giới.

    [HR][/HR][1] Francis P. Sempa, Spykman’s World, <http://www.unc.edu/depts/diplomat/item/2006/0406/semp/sempa_spykman.html > (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [2] Francis P. Sempa, Spykman’s World, tài liệu đã dẫn.

    [3] Nguồn từ trang: <http://www.globalresearch.ca/articlePictures/Mackinder-%20Pivot%20Area%20(Knox,%20p.391).jpg> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [4] Francis P. Sempa, Mackinder’s World, <http://www.unc.edu/depts/diplomat/AD_Issues/amdipl_14/sempa_mac1.html> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [5] Nguồn từ trang: <http://3.bp.blogspot.com/_Z7C4VQEHfVI/TQ2diBTvcoI/AAAAAAAAAGM/C0ZBXLaRdxc/s1600/Spykman.jpg> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [6] Francis P. Sempa, Spykman’s World, tài liệu đã dẫn.

    [7] Francis P. Sempa, Spykman’s World, tài liệu đã dẫn.

    [8] F. William Engdahl, Nga, châu Âu và Hoa Kỳ: Địa chính trị cơ bản, Global Research, 04.09.2008, từ trang <http://www.globalresearch.ca/russia-europe-and-usa-fundamental-geopolitics/10062> (cập nhật 2.12.2012).

    [9] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, NXB. Transaction, New Jersey, 2002, tr.35.

    [10] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, tài liệu đã dẫn, tr.39.

    [11] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, tài liệu đã dẫn, tr.77.

    [12] Hà Mỹ Hương, Quan hệ Nga – Mỹ sau chiến tranh lạnh, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.20.

    [13] David W. Ellwood, Kế hoạch Marshall: Một chiến lược hiệu quả, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ- tháng 4/2006, từ trang <http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0406_iv.html> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [14] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, tài liệu đã dẫn, tr.79.


    [15] Hà Mỹ Hương, tài liệu đã dẫn, tr.21.

    [16] Zbigniew Brzezinski, Bàn cờ lớn, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 38 – 43.Học thuyết “Vùng đất rìa” của Nicholas John Spykman và chiến lược địa chính trị của Hoa Kỳ
    Giai đoạn Chiến tranh Lạnh (1945-1991)
    Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Liên Xô và Hoa Kỳ nổi lên thành hai lực lượng siêu cường đối đầu nhau tranh giành quyền ảnh hưởng ở khắp các châu lục và tham vọng quyền bá chủ thế giới. Chiến lược bành trướng ảnh hưởng về không gian địa lý của hai đế chế này được xây dựng dựa trên hai học thuyết địa chính trị khác nhau; trong đó, Liên Xô dựa theo Học thuyết “Miền đất trái tim” (Heartland) của Mackinder và Hoa Kỳ dựa trên Học thuyết “Vùng đất Rìa” (Rimland) của Nicholas John Spykman. Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu nội dung học thuyết “Vùng đất rìa” của Nicholas John Spykman trên cơ sở so sánh với học thuyết “Miền đất trái tim”. Bên cạnh đó, bài tiểu luận sẽ tiến hành phân tích những chiến lược áp dụng thực tế của Hoa Kỳ dựa trên học thuyết này nhằm chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế của học thuyết đối với sự bành trướng của Hoa Kỳ trong Giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
    I) Học thuyết “Vùng đất Rìa” của Nicholas John Spykman
    Nicholas John Spykman (1893 – 1943) là một nhà địa chiến lược Mỹ gốc Hà Lan, đồng thời là giáo sư quan hệ quốc tế ở Đại học Yale. Những công trình nghiên cứu của ông như cuốn sách Chiến lược của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới (xuất bản năm 1942) và cuốn sách thứ hai Địa lý học hoà bình (xuất bản năm 1944) là hai di sản địa chính trị rất có ý nghĩa đoạn Chiến tranh Lạnh. Trong những nghiên cứu của ông, học thuyết “Vùng đất rìa” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt lý thuyết cũng như cơ sở áp dụng thực tiễn cho tham vọng bành trướng của Hoa Kỳ.
    1) Tư duy địa chính trị- địa chiến lược của Nicholas John Spykman
    Theo Spykman, cường quốc là sự quy tụ của nhiều nhân tố, bao gồm: kích thước và điều kiện tự nhiên lãnh thổ; dân số; tài nguyên thiên nhiên; sự phát triển kinh tế- công nghệ; sự ổn định của hệ thống chính trị; tinh thần dân tộc; sức mạnh quân sự; và sức mạnh của các đối thủ[SUP][SUP][1][/SUP][/SUP]. Trong các nhân tố đó, vị trí địa lý đóng vai trò là nhân tố không thay đổi và quan trọng hàng đầu đối với chính sách đối ngoại của một quốc gia.
    Trong cuốn sách “Hoa Kỳ và cân bằng lực lượng”, Spykman đã lý luận rằng “Mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của mọi quốc gia là để bảo toàn toàn vẹn lãnh thổ cũng như độc lập chính trị” và “tranh giành quyền lực có ý nghĩa giống như đấu tranh sinh tồn; sự tăng cường vị thế quyền lực trỏ thành mục tiêu hàng đầu của chính sách đối nội và đối ngoại”. Ổng cũng nhấn mạnh rằng tất cả quốc gia trên thế giới, dù là cường quốc đất liền hay là cường quốc biển cả, đều có xu hướng và tham vọng bành trướng; và hành động này tạo ra sự chuyển dịch trong cân bằng lực lượng giữa thế lực cũ và thế lực mới.
    Spykman cũng lý luận rằng những quốc gia lớn mạnh thường có lãnh thổ rộng lớn mà độ lớn lãnh thổ có thể là điểm mạnh hoặc là điểm yếu đối với một quốc gia. Theo đó, một cường quốc lớn mạnh theo Spykman cần có sự “quản lý trung ương hiệu quả” dựa trên “một hệ thống thông tin hiệu quả từ trung ương đến địa phương”[SUP][SUP][2][/SUP][/SUP] và minh chứng rằng các đế chế một thời như Incas, Ba Tư, Roman, Pháp từng chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đường xá để kết nối lãnh thổ.
    2) Học thuyết “Miền đất trái tim” của Mackinder
    Mackinder cho rằng nhân tố địa lý đóng một vai trò quan trọng trong sự vận động chính trị- lịch sử và chính sức mạnh trên đất liền chứ không phải là sức mạnh trên biển cả làm nên sự hùng mạnh của một quốc gia. Mackinder xác định hạt nhân Bắc- Trung của lục địa Á- Âu được xem là khu vực trục hay là trái tim của lục địa thế giới, cụ thể là
    “Ai cai trị được Đông Âu sẽ khống chế được miền đất trái tim.
    Ai cai trị miền đất trái tim sẽ khống chế được Hòn đảoThế giới (tức lục địa Á-Âu) ;

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Ai cai trị được Hòn đảo thế giới sẽ khống chế được cả Thế giới.”

    {Hình 1: Bản đồ Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder[SUP][SUP][3][/SUP][/SUP]
    Khái niệm miền đất trái tim được xây dựng dựa trên 3 khía cạnh : vùng đồng bằng trũng rộng nhất ; có những con sông cho phép giao thông thường xuyên nhưng không thông ra đại dương và miền đồng cỏ cho phép sự phát triển giao thông vận tải đường bộ. Đây là miền đất “ở phía Bắc và trung tâm lục địa Á- Âu trải dài từ bờ biển băng giá và bằng phẳng của vùng Sibiri đến những bờ biển nhiệt đới dốc đứng của xứ Baluchistan và xứ Ba Tư.”[SUP][SUP][4][/SUP][/SUP] Lãnh thổ Liên Xô có thể được coi là tương đương miền đất trái tim, trừ miền đất nằm ở phía Đông sông Yenisei.
    Miền đất trái tim được che chắn bởi biển băng ở phía Bắc, núi, sa mạc phía Nam và hệ thống giao thông vận tải nghèo nàn từ Tây Âu. Đông Âu là chìa khóa đường bộ duy nhất có khả năng tiếp cận với miền đất trái tim nên khu vực này, dù không phải là trung tâm thế giới, cũng mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
    Xung quanh miền đất trái tim, các nước cận kề như Đức, Thổ Nhĩ Ký, Áo, Trung Quốc và Ấn Độ được gọi là “vành đai trong” ; các quốc gia biển đảo như Anh, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản là “vành đai ngoài”. Do đó sự kết hợp giữa miền đất trái tim và các quốc gia vành đai ngoài sẽ làm nên sự kết hợp mạnh mẽ giữa sức mạnh biển cả và nguồn lực lục địa để tạo ra thế lực làm chủ thế giới.
    Trong bài báo “Thế giới tròn và việc giành hòa bình” đăng trên tạp chí “Foreign Affairs” tháng 7/1943, Mackinder bổ sung lý luận về vùng đại dương trung phần, nơi có ý nghĩa quan trọng không kém miền đất trái tim. Vùng đại dương trung phần bao gồm Hoa kỳ, nửa phía Đông của Canada, Anh, Pháp, lòng chảo Bắc Đại Tây Dương và 4 vùng biển Địa Trung Hải, biển Baltic, vùng biển Caribean và biển Bắc. Theo đó, sự kết hợp giữa Liên Xô - ở miền đất trái tim với các quốc gia ở vùng đại dương trung phần sẽ có ý nghĩa chiến lược. Liên Xô và các đồng minh cần tăng cường năng lực hải quân để cân bằng quyền lực với các nước ở Vành đai ngoài (Mỹ và Anh) và tranh giành ảnh hưởng ở khu vực đại dương trung phần.
    3) Học thuyết “Vùng đất Rìa” của Spykman
    Dựa trên Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder, trong cuốn “Chiến lược của Hoa kỳ trong nền chính trị thế giới”, Spykman đã xây dựng Học thuyết Vùng đất Rìa với sự tiếp thu các phân vùng địa lý quan trọng như sau:
    - Miền đất trái tim (Heartland)
    - Khu vực vành đai hay vùng đất rìa (Rimland), tương đương với vùng “vành đai trong” của Mackinder.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Vùng đảo và châu lục ngoài khơi, tương đương “vành đai ngoài” của Mackinder.
    { Hình 2: Bản đồ Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman[SUP][SUP][5][/SUP][/SUP].
    Khác với Học thuyết Miền đất trái tim, học thuyết Vùng đất Rìa cho rằng chính vàng đai trong của Mackinder mới là vùng đất chiến lược quy tụ nhiều tài nguyên và nguồn lực phát triển nhất của thế giới. Do đó, không phải vùng đất trái tim mà vùng rìa lục địa Á-Âu mới chính là chìa khóa cho quyền lực toàn cầu. Spykman cho rằng vùng đất rìa này liên tục phát triển và có thể cai trị cả miền đất trái tim và sức mạnh biển cả; và miền đất trái tim chỉ là một vùng địa lý mở rộng từ việc bành trướng văn hóa, văn minh từ vùng đất rìa.
    Vùng đất rìa của Spykman bao gồm những quốc gia ở Tây Âu, Trung Đông, Tây Nam Á; Trung Quốc và phía Đông, Đông Dương. Trong đó, khu vực Trung Đông- Vịnh Ba Tư- Tây Nam Á là khu vực chiến lược “nắm giữ vai trò sản xuất dầu mỏ cho cả lục địa Á-Âu và đường bộ dẫn tới miền đất trái tim”[SUP][SUP][6][/SUP][/SUP]. Ngoài ra, Spykman miêu tả vùng biển bao bọc lục địa Á Âu bao gồm Biển Baltic và Biển Bắc; vùng biển Tây Âu; Địa Trung Hải và Biển Đỏ; Vịnh Ba Tư; Ấn Độ Dương; vùng biển phía Đông và Đông Dương, là con đường hàng hải quan trọng của thế giới.
    Spykman minh chứng rằng các đế chế lớn mạnh trong lịch sử như Đế chế của Napoleon, Đức Quốc xã phần lớn đều trỗi dậy từ vùng đất rìa và chính liên minh các cường quốc ở vùng đất rìa, vùng hải đảo, miền đất trái tim và Bắc Mỹ có thể đánh bại các đế chế này. Từ đó, ông cảnh báo mối đe dọa lớn đối với an ninh Hoa Kỳ là “khả năng vùng đất rìa ở lục địa Á- Âu rơi vào sự cai trị của một thế lực”. Spykman dự đoán sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Trung Quốc sẽ lãnh đạo vùng Viễn Đông, Liên Xô trở thành cường quốc đất liền lớn mạnh nhất hành tinh; Hoa Kỳ và Anh cần duy trì không quân và hải quân để can thiệp vào lục địa Á-Âu. Những khu vực như vùng đất rìa ở châu Âu, Trung Đông và Viễn Đông tiếp tục là các điểm nóng tranh giành ảnh hưởng mà Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ vị thế và ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập ảnh hưởng của các thế lực khác vào những khu vực này”[SUP][SUP][7][/SUP][/SUP].
    4) So sánh giữa Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder và Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman
    4.1) Giống nhau
    Hai học thuyết đều thống nhất về cách phân chia hệ thống địa lý thế giới: hòn đảo thế giới, lục địa Á- Âu, khu vực vành đai trong và vành đai ngoài Các tên gọi hay quy định về mức độ quan trọng có thể khác nhau, nhưng về bản chất, phạm vi địa lý thì cách thức khoanh vùng là như nhau.
    Spykman và Mackinder đều coi trọng vai trò trung tâm của lục địa Á- Âu, là cái nôi của hầu hết hoạt động kinh tế, chính trị trọng yếu của thế giới. Lục địa Á- Âu nắm giữ 75% dân số thế giới, 60% GNP toàn cầu và 75% nguồn tài nguyên năng lượng[SUP][SUP][8][/SUP][/SUP]. Trong đó, Tây Âu và Đông Á là hai khu vực có nền kinh tế phát triển nhất và sự thống trị lục đại Á-Âu này đồng thời mở đường cho việc nắm quyền ở Trung Đông và châu Phi.
    Cả hai học thuyết đều cho rằng những vận động chính trị ở lục địa Á- Âu gắn chặt với lợi ích an ninh của Mỹ và nhấn mạnh vai trò chiến lược cũng như trách nhiệm bảo đảm trật tự của Mỹ tại khu vực này.
    4.2) Khác nhau
    Khác biệt từ trong quan niệm địa chính trị, khi Mackinder nhấn mạnh quyền lực trên đất liền còn Spykman coi trọng không gian biển; hai học thuyết được phát triển theo hai hướng trọng tâm khác nhau. Mackinder khẳng định vị trí chiến lược của vùng đất trái tim còn Spykman coi trọng vùng đất rìa hơn.
    Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ Hai minh chứng dự đoán về trật tự thế giới sau chiến tranh chuẩn xác theo Học thuyết của Mackinder hơn so với Học thuyết Vùng đất Rìa. Tuy nhiên, công cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai thế lực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lại tuân theo theo Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman, phần lớn diễn ra ở vùng đất rìa, đặc biệt là ở các vùng Tây Âu, Trung Đông và Viễn Đông.
    II) Chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ dựa trên địa chính trị
    1) Bối cảnh lịch sử và cơ sở địa chiến lược Hoa Kỳ
    Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô nổi lên như một thế lực mới của nền chính trị thế giới với tiềm lực kinh tế và quân sự vững mạnh và là đối trọng nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, một loạt các quốc gia giành được thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới dần dần được hình thành, củng cố và ngày càng lớn mạnh về phạm vi cũng như năng lực. Sự nổi dậy của một hệ thống mới, đối đầu hoàn toàn về ý thức hệ của Mỹ được coi là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh, lợi ích và hơn hết là tham vọng bá quyền toàn cầu của Mỹ.
    Trong cuốn Chiến lược của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới, Spykman cho rằng “hành động phòng vệ hàng đầu của Hoa Kỳ nằm ở việc duy trì sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và châu Á.”[SUP][SUP][9][/SUP][/SUP] Dù Hoa Kỳ đã đánh bại thành công thế lực phát xít trên thế giới, nhưng theo Spykman, nền an ninh Hoa Kỳ vẫn không hoàn toàn được đảm bảo. Ông cho rằng “do sự phân chia lãnh thổ và tiềm lực quân sự, cân bằng quyền lực ở khu vực bên kia Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là điều kiện tiên quyết cho nền độc lập của Thế giới Mới và bảo vệ vị thế quyền lực của Hoa Kỳ Sự cách biệt về mặt địa lý không còn có thể đảm bảo nền hòa bình và an ninh của Hoa Kỳ.”[SUP][SUP][10][/SUP][/SUP]
    Tiếp thu tư tưởng địa chính trị và chú trọng lợi ích an ninh, chính sách đối ngoại của Hoa kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh được xây dựng dựa theo ba cơ sở chính:
    - An ninh Hoa Kỳ sẽ bị phương bị nếu toàn bộ hoặc phần lớn lục địa Á- Âu rơi vào sự cai trị của kẻ địch.
    - Liên Xô, thế lực thống trị vùng đất trung tâm, là mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị lục địa Á- Âu
    - Liên Xô sẽ bành trướng tham vọng bá chủ[SUP][SUP][11][/SUP][/SUP].
    Hoa Kỳ tiếp nhận những tư tưởng trọng yếu của Spykman, đặc biệt là Học thuyết Vùng đất Rìa, để hoạch định các chiến lược đối ngoại với trọng tâm là “ngăn chặn” Liên Xô và bành trướng ảnh hưởng, lợi ích an ninh của Hoa Kỳ ở những khu vực chiến lược.
    2) Chiến lược và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
    Dựa trên các gợi ý địa chính trị của Spykman, Hoa Kỳ tiến hành hàng loạt các hành động gây ảnh hưởng ở vùng đất Rìa, trọng điểm là ở các vùng: Tây Âu, Trung Đông và Viễn Đông.
    2.1) Chiến lược kinh tế
    Chương trình Tái thiết châu Âu, hay còn gọi là kế hoạch Marshall, được triển khai nhằm giúp các nước châu Âu khắc phục hậu quả chiến tranh và cũng là công cụ giúp gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch Marshall kéo dài từ tháng 4 năm 1948 đến tháng 6 năm 1952 với tổng giá trị về viện trợ kinh tế là 13,3 tỉ USD, về quân sự là 10 tỉ USD.[SUP][SUP][12][/SUP][/SUP]
    Quá trình vận hành của Kế hoạch Marshall khác biệt với bất kỳ chương trình trợ giúp truyền thống nào khi sự trợ giúp không phải là không có điều kiện và không phải là tiền mặt chúng hình dung. “Thay vào đó, chúng thường là hàng hóa gửi từ Mỹ và được bán cho nhà thầu nhà nước hoặc tư nhân trả giá cao nhất. Tiền được trả sẽ không quay về nước Mỹ mà vào “Quỹ đối tác”. Tiền từ đó, do phái đoàn ECA và chính phủ cùng quyết định, sẽ được dùng trong các nỗ lực hiện đại hóa và tái thiết quốc gia[SUP][SUP][13][/SUP][/SUP]. Tuy gặp nhiều phản đối, nhưng Kế hoạch Marshal đã thực sự góp phần phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế Tây Âu, gồm các nước như Hy Lạp, Pháp, Áo, Hà Lan, Iceland, Na Uy, Bỉ, Đức, Ý, Thụy Điển .
    Có thể nói, Kế hoạch Marshall là một vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh Lạnh mà Ngoại trưởng Dean Acheson đã từng phát biểu “điều mà người dân và các nghị sĩ Quốc hội luôn muốn biết trong bản phân tích cuối cùng là, Kế hoạch Marshall hoạt động như thế nào để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và việc chấp nhận hình thức tổ chức kinh tế và chính trị cộng sản”. Nhờ vào nỗ lực Marshal, Mỹ có thể dùng diễn biến hòa bình để có thể đưa những đặc điểm hấp dẫn của nền kinh tế Mỹ vào hệ thống kinh tế châu Âu, tạo ra sức hút mãnh liệt với người châu Âu ở mọi khu vực và mọi tầng lớp xã hội Qua kênh viện trợ, các giá trị của quan hệ sản xuất Mỹ, máy móc và hàng hóa Mỹ, ý thức hệ và hình ảnh tốt đẹp của Mỹ được truyền bá và tiếp nhận một cách hiệu quả ở khu vực Tây Âu. Đây là một chiến thắng có ý nghĩa lớn trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và trong chiến lược ngăn chặn Liên Xô theo gợi ý của Spykman.
    2.2) Chiến lược quân sự
    Không chỉ triển khai hành động về kinh tế, Hoa Kỳ còn tập trung mũi nhọn chiến lược vào các hoạt động quân sự ở khắp các vùng trọng điểm trên thế giới với mục tiêu ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô tới các vùng này. Để thực hiện tham vọng đó, Mỹ cần một không gian ảnh hưởng bao bọc vùng đất trái tim của Liên Xô, kéo dài từ Na Uy, xuyên qua Trung Âu, bán đảo Balkans, Trung Đông, Tây Á, vòng qua Nam Trung Á đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ cần triển khai mũi nhọn quân sự ở 3 vùng trọng yếu: mở rộng NATO ở Tây Âu; bình định vùng Trung Đông – Vịnh Ba Tư; quan hệ tốt đẹp với Trung Hoa và giữ vững vị thế ở các nước Viễn Đông như Úc, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản[SUP][SUP][14][/SUP][/SUP].
    Với vùng Tây Âu, ngày 04-04-1949, Mỹ cùng các nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương–NATO, ban đầu gồm 12 thành viên. NATO quy tụ các quốc gia như: Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Ý; vốn là các quốc gia Tây Âu nằm trong Vùng đất Rìa của Spykman, có năng lực quân sự cả trên đất liền lẫn biển cả. Sự kiểm soát của NATO ở khu vực Tây Âu là một công cụ vô cùng quan trọng để Mỹ ngăn chặn Liên Xô và hướng đến thống trị thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn tập trung chi 400 triệu xây dựng căn cứ không quân chiến lược ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì; vốn là hai vùng lãnh thổ có vị trí địa chiến lược tiếp giáp với lãnh thổ Liên Xô, có khả năng tấn công quân sự Liên Xô nhanh chóng.
    Với vùng Trung Đông, Hoa Kỳ tiến hành kịch bản tương tự bằng việc thành lập khối Hiệp ước Trung tâm – CENTO với các quốc gia đồng minh ở khu vực này như Iran, Pakistan, và nước kề cận- Thổ Nhĩ Kỳ. Khối Hiệp ước này có tiền thân là Hiệp ước Trung Đông từng có sự tham gia của Iraq giai đoạn 1955 - 1959, và duy trì hoạt động đến 1979. Hiệp ước đóng vai trò là liên minh ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô đến khu vực Trung Đông- trung tâm sản xuất dầu mỏ của thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn viện trợ cho các nước như Israel, Ả Rập Saudi, Iran, Pakistan và đế chế Oman; Mỹ xây dựng hình ảnh thân thiện và sức hút kinh tế đối với các nước này nhằm ngăn chặn sự xâm nhập ảnh hưởng của Liên Xô.
    Ở vùng Viễn Đông, Mỹ từng bước xây dựng mối quan hệ an ninh- quân sự với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Tháng 9 năm 1951, Mỹ – Nhật ký Hiệp ước hoà bình San Fransico; đây là cầu nối đem lại cho Mỹ quyền được thiết lập các căn cứ quân sự của ở Nhật để phong toả, bao vây Liên Xô từ châu Á – Thái Bình Dương.[SUP][SUP][15][/SUP][/SUP] Ngoài ra, Mỹ còn xây dựng nhiều liên minh quân sự song phương với các nước trong khu vực như Mỹ – Philippines (1951), Mỹ – Hàn (1953); Mỹ – Đài Loan (1954); cũng như quan hệ đa phương: Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương 1951 giữa Mỹ, Australia và New Zealand. Đáng chú ý là Khối Hiệp ước Đông Nam Á- SEATO (1954- 1977) với sự tham gia của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Thái Lan, Pakistan, New Zealand, Australia và Philippines. Cũng như các khối liên minh quân sự khác, SEATO có nhiệm vụ thiết lập một vành đai các nước đồng minh ở khu vực Đông Á nhằm ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của Liên Xô. Đồng thời khối liên minh này còn tạo điều kiện hợp thức hóa cho sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đặc biệt là chiến tranh Việt Nam.
    Bên cạnh các nỗ lực liên minh, Mỹ còn tiến hành hàng loạt các can thiệp quân sự nóng ở vùng Viễn Đông bằng chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam cũng như các can thiệp viện trợ chống cộng ở các nước như Campuchia Trong các thành công ngăn chặn của Mỹ ở khu vực Viễn Đông, thành công trong việc kết thân với Trung Quốc có một ý nghĩa rất lớn. Theo Spykman, Trung Quốc và Tây Âu là hai vùng địa lý giáp với vùng đất trái tim của Liên Xô có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự chinh phục của Liên Xô đối với hai khu vực này có thể đưa giấc mơ bá chủ thế giới của Liên Xô gần với thực tại. Tới những năm cuối thập niêm 1960 - đầu 1970, lợi dụng những mâu thuẫn giữa quan hệ Xô- Trung, Hoa Kỳ đã tách rời thành công Trung Quốc khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Liên Xô; đẩy thế cân bằng lực lượng nghiêng về phía vô cùng có lợi cho Mỹ.
    Với các vùng khác trên thế giới như Nam Mỹ, châu Phi , Mỹ tiếp tục duy trì và gia tăng ảnh hưởng bằng các biện pháp quân sự lẫn kinh tế. Cụ thể hơn, Mỹ tiến hành hàng loạt các can thiệp quân sự ở Guatemala, Cộng hòa Dominica và Grenada; đồng thời viện trợ cho các lực lượng chống cộng ở Nicaragua, Angola .
    Bằng hàng loạt những biện pháp tiếp cận khác nhau trên những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, quân sự, ngoại giao , Hoa Kỳ đã khá thành công trong việc xây dựng hành lang ngăn chặn Liên Xô từ mọi phía ở nhiều khu vực trên thế giới.
    3) Chiến lược của Liên Xô
    Sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Mackinder tái xác định Vùng đất trái tim gồm cả vùng Đông Âu. Đông Âu được xác định bao gồm một phần của Đế chế Ottoman- Bulgaria, Hungary, Rumania, Montenegro, Serbia, Bosnia, Herzegovina và Macedonia; và một phần Liên Xô, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Ukraina Ngoài ra, miền đất trái tim còn bao gồm vùng Biển Đen và Biển Baltic. Việc mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của miền đất trái tim đến vùng Đông Âu có ý nghĩa cực kỳ chiến lược.
    Lý thuyết của Mackinder đã được hiện thực hóa qua việc Liên Xô mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Âu bằng các khối như Khối COMECON và Khối Warsaw. Năm 1949, Khối COMECON được thành lập mở rộng vùng đất trung tâm về phía Trung Âu với các nước Xã hội chủ nghĩa như Hungary, Tiệp Khắc, Bungary, Rumania, Albania, Phần Lan và cả Mông Cổ, Afghanistan ở Trung Á.
    Liên Xô nỗ lực tiếp cận các nước trong khu vực Đông Âu bằng những biện pháp hậu thuẫn về mặt chính trị cho chủ nghĩa cộng sản cũng như viện trợ kinh tế. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, với sự hậu thuẫn chính trị của Liên Xô, các nước như Rumani, Bungari, Ba Lan lần lượt đi theo hướng chủ nghĩa xã hội và gắn chặt vận mệnh với Liên Xô. Bên cạnh đó, chính phủ Liên Xô còn ký hiệp ước liên minh tương trợ với các nước như Tiệp Khắc, Nam Tư nhằm quảng bá hình ảnh đẹp của Liên Xô với các nước này.
    Ngoài các biện pháp chính trị và quân sự, Liên Xô còn nhiệt tình viện trợ đầu tư cho các nước Đông Âu: “tín dụng đầu tư trị giá 2.2 triệu rúp cho Ba Lan 1949 để công nghiệp hóa đất nước”; năm 1948, tuyên bố xỏa bỏ tiền bồi thường chiến tranh mà Hunggari hay Bungari phải trả theo Hòa ước Paris 1947; đến năm 1952 tổng tín dụng cấp cho Đông Âu của Liên Xô là 15 tỉ rúp . Ngày 08-01-1949, Liên Xô, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Bungari thành lập “Hội đồng Tương trợ kinh tế” (CMEA). Anbani và Cộng hòa nhân dân Đức gia nhập tháng 02-1949 và 09-1950. Tổ chức tương trợ này đánh dấu sự ra đời của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa tương đối độc lập và tách biệt.
    Với các vùng khác, Liên Xô can thiệp giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong bảo vệ nền chính trị trong nước. Liên Xô tích cực ủng hộ các nước Ả Rập và Bắc Phi trong đấu tranh giành độc lập; đứng về phía nhân dân Iran chống các công ty độc quyền dầu lửa nước ngoài.
    III) Đánh giá chiến lược và sự vận động chính trị của Hoa Kỳ và Liên Xô
    1) Đánh giá tính ứng dụng của Học thuyết “Vùng đất Rìa”
    1.1) Tích cực
    Học thuyết Vùng đất Rìa là sự phát triển có chọn lọc từ Học thuyết Miền đất trái tim của Mackinder. Học thuyết trình bày những nhận định tương đối sát với tình hình chính trị quốc tế hiện đại đồng thời đưa ra những dự đoán khá chuẩn xác về xu hướng vận động tương lai. Nhờ đó, Hoa Kỳ có cơ sở địa chính trị vững chắc để xây dựng, triển khai chính sách đối ngoại hiệu quả và đạt được những mục tiêu mong muốn.
    Vùng đất Rìa mà Spykman nhấn mạnh vai trò là nơi quy tụ những quốc gia tầm trung, phần lớn đều có lịch sử quan hệ với Hoa Kỳ. Quan trọng hơn hết, khu vực này là khu vực tập trung nguồn tài nguyên, nhân lực quan trọng đồng thời cũng là khu vực phát triển kinh tế năng động, không chỉ giúp Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa mà còn giúp Mỹ đạt được những lợi ích, nguồn lực cần thiết cho sự phát triển trong chính quốc gia của mình.[SUP][SUP][16][/SUP][/SUP] Bên cạnh đó, Học thuyết Vùng đất Rìa khoanh vùng khá chính xác 3 khu vực trọng yếu với an ninh, lợi ích của Hoa Kỳ gồm Tây Âu, Trung Đông và Đông Á. Đây là ba khu vực địa chiến lược mà nhờ vào lịch sử can thiệp của Hoa Kỳ ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn được duy trì cho tới hiện nay. Có thể nói, việc triển khai các hoạt động chính trị dựa trên Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman đáp ứng hiệu quả nhu cầu đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà còn có giá trị chiến lược lâu dài trong những giai đoạn về sau.
    1.2) Hạn chế
    Học thuyết Vùng đất Rìa của Spykman chú trọng việc bành trướng ảnh hưởng ở vùng đất rìa, coi đây là chìa khóa chiến lược để thâu tóm hòn đảo thế giới, mà bỏ qua tầm quan trọng của việc liên kết giữa vùng đất rìa và vành đai ngoài; vốn là một nhân tố không thể thiếu trong nỗ lực khống chế lục địa Á- Âu. Các thế lực ở vành đai ngoài như Australia, Anh, Nhật Bản nảy sinh tham vọng cạnh tranh với vùng đất trung tâm và Hoa kỳ để chia sẻ nguồn lợi ở vùng đất rìa trù phú này.
    Ngoài ra, Spykman chưa đề cập đến các quốc gia ở Thế giới thứ Ba, đặc biệt là “vùng lục địa đen” giàu tài nguyên như châu Phi.
    2) Ưu điểm và hạn chế của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
    Mục tiêu hàng đầu của Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh là ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô về ý thức hệ cũng như phạm vi địa lý ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính sách ngăn chặn không đạt được hiệu quả như mong đợi khi Liên Xô vẫn mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Nam Á, Tây Nam Á, châu Phi, vùng biển Carribean, Trung Mỹ và châu Phi.

    3) So sánh sự vận động chính trị Hoa Kỳ - Liên Xô
    Như lịch sử đã minh chứng, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ diễn ra mạnh mẽ ở vùng đất rìa của Spykman, đặc biệt là ở ba vùng: châu Âu, Trung Đông và Đông Á.
    Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mọi vận động và chiến lược chính trị của Liên Xô luôn diễn ra trong tương quan đối trọng đối với sự vận động của Hoa Kỳ ở khắp khu vực trên thế giới. Với vùng Caucasia, cầu nối quan trọng giữa Miền đất trái tim - Vùng đất Rìa với đại dương; liền kề với khu vực Trung Đông, Liên Xô nắm giữ vùng xuyên Caucasia (gồm Georgia, Amenia và Azerbaijan) và Hoa Kỳ đối trọng ảnh hưởng bằng Đông Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Iran ngăn cho Liên Xô tiếp cận với nguồn tài nguyên ở Trung Đông. Với châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô chạy đua siết chặt liên kết với các nước ở Tây Âu (Hoa Kỳ) và Đông Âu (Liên Xô) theo hai xu hướng địa chính trị khác nhau. Với châu Á và các vùng khác, các can thiệp quân sự cũng như viện trợ kinh tế được hai phe linh hoạt sử dụng như công cụ lôi kéo và bành trướng ảnh hưởng mà bất kỳ động thái nào cũng được đáp trả bởi phe đối đầu.
    Theo đó, các vận động đối đầu mang tính địa chính trị- địa chiến lược giữa hai bên liên tục xảy ra như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (dựa theo gợi ý của Mahan về kiểm soát vùng biển Caribbean), chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan (dựa theo Học thuyết Vùng đất Rìa). Ở các cuộc đối đầu này, thắng lợi không phải là tuyệt đối với bất kỳ phe nào nhưng Hoa Kỳ, nhờ vào việc lợi dụng rất khéo léo điểm yếu đối thủ và dư luận quốc tế, tương đối đạt được nhiều lợi thế hơn so với Liên Xô, đặc biệt là ở thắng lợi quyết định khi Liên Xô thất bại ở Afghanistan.
    Trải qua các giai đoạn lịch sử, Vùng đất trái tim được đặt dưới sự cai trị của nhiều đế chế khác nhau như đế chế của các bộ tộc (Đế chế Hun, người Turkic và Khazar, Đế chế Seljuks and Mông Cổ, Đế chế của người Timur), đế chế tôn giáo (Đế chế Hồi giáo Ả Rập) . thì đều có chung một số phận: trỗi dậy, phát triển và phân rã. Số phận của Liên Xô cũng không nằm ngoài kịch bản đó. Sự chia rẽ trong quan hệ Xô – Trung và thất bại của chiến lược Liên Xô đối với Afghanistan nhằm khống chế vùng chuyển giao quan trọng, gồm Khyber, Gomal and Khojak, giữa Miền đất trái tim đến Vùng đất Rìa đã mở đường cho sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
    Có thể thấy, so với Liên Xô, chính sách đối ngoại cũng như sự vận động địa chính trị của Hoa Kỳ là tương đối toàn diện và thành công khi những thành tựu đạt được vẫn còn giá trị cho đến hiện nay. Bằng chứng là sự ảnh hưởng và sức hút của Hoa Kỳ hiện diện và lan tỏa ở nhiều vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các khu vực địa chiến lược trên thế giới.

    [HR][/HR][1] Francis P. Sempa, Spykman’s World, <http://www.unc.edu/depts/diplomat/item/2006/0406/semp/sempa_spykman.html > (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [2] Francis P. Sempa, Spykman’s World, tài liệu đã dẫn.

    [3] Nguồn từ trang: <http://www.globalresearch.ca/articlePictures/Mackinder-%20Pivot%20Area%20(Knox,%20p.391).jpg> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [4] Francis P. Sempa, Mackinder’s World, <http://www.unc.edu/depts/diplomat/AD_Issues/amdipl_14/sempa_mac1.html> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [5] Nguồn từ trang: <http://3.bp.blogspot.com/_Z7C4VQEHfVI/TQ2diBTvcoI/AAAAAAAAAGM/C0ZBXLaRdxc/s1600/Spykman.jpg> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [6] Francis P. Sempa, Spykman’s World, tài liệu đã dẫn.

    [7] Francis P. Sempa, Spykman’s World, tài liệu đã dẫn.

    [8] F. William Engdahl, Nga, châu Âu và Hoa Kỳ: Địa chính trị cơ bản, Global Research, 04.09.2008, từ trang <http://www.globalresearch.ca/russia-europe-and-usa-fundamental-geopolitics/10062> (cập nhật 2.12.2012).

    [9] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, NXB. Transaction, New Jersey, 2002, tr.35.

    [10] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, tài liệu đã dẫn, tr.39.

    [11] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, tài liệu đã dẫn, tr.77.

    [12] Hà Mỹ Hương, Quan hệ Nga – Mỹ sau chiến tranh lạnh, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.20.

    [13] David W. Ellwood, Kế hoạch Marshall: Một chiến lược hiệu quả, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ- tháng 4/2006, từ trang <http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0406_iv.html> (cập nhật ngày 2.12.2012).

    [14] Francis P. Sempa, Địa chính trị từ Chiến tranh Lạnh đến Thế kỷ 21, tài liệu đã dẫn, tr.79.


    [15] Hà Mỹ Hương, tài liệu đã dẫn, tr.21.

    [16] Zbigniew Brzezinski, Bàn cờ lớn, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 38 – 43.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...