Tài liệu Địa chất động lực công trình hiện tượng lún ướt

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Địa chất động lực công trình hiện tượng lún ướt
    MỤC LỤC

    I. KHÁI NIỆM. 1
    II. NGUYÊN NHÂN. 1
    1. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng lún ướt: 1
    2. Ngoài ra còn do trọng lượng bản thân của đất và do tải trọng công trình. 1
    III. CƠ CHẾ. 1
    IV. DIỆN TÍCH PHÂN BỐ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH LÚN ƯỚT. 3
    1. Diện tích phân bố. 3
    2. Đặc trưng: 3
    V. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÃO TÍNH LÚN ƯỚT CỦA ĐẤT LỚT. 7
    VI. TÁC HẠI CỦA LÚN ƯỚT. 10
    VII. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT LỚT. 10
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

    I. KHÁI NIỆM.
    Hiện tượng lún ướt là sự biến đổi về kết cấu độ chặt của sét pha cát hoàng thổ, khi nó bị nén chặt tiếp dưới tác dụng của quá trình ẩm ướt lâu dài. (Theo giáo trình địa chất động lực công trình của V.Đ.Lôm tađze).
    Lún ướt là khả năng lún nhiều và đột ngột của một số loại đất do bị nước tẩm ướt, có thể vẫn biểu hiện khi đã được nén chặt dưới tác dụng của tải trọng.
    II. NGUYÊN NHÂN.
    1. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng lún ướt:
    Là do đất bị tẩm ướt.
    Có hai hình thức tẩm ướt.
    a- Tẩm ướt ngẫu nhiên.
    - Nước mưa, nước tuyết tan.
    - Dòng chảy trên mặt bị rối loạn.
    - Dòng nước ngầm.
    b- Tẩm ướt tất nhiên:
    Tưới nước cho đất, xây dựng kênh đào, hồ nước
    2. Ngoài ra còn do trọng lượng bản thân của đất và do tải trọng công trình.
    Chiều dày lớp đất và diện tích bao phủ của đất lớt.
    III. CƠ CHẾ.
    - Dưới tác dụng của nước, dù không tăng tải trọng các liên kết cấu trúc trong đất và các cấu trúc của đất bị phá hoại, các lỗ rỗng đại bị sụt xuống, dẫn đến đất bị sụt lún đáng kể (lún sập) theo kiểu bị sụp đổ. Lún sập phát triển tương đối nhanh trong chớp nhoáng với quy mô không đồng đều ở các khu đất. Đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trại thái chảy.

    Hệ số rỗng ở giới hạn chảy.
    r: Khối lượng riêng của đất.
    w: Khối lượng riêng của nước.
    Wch: giới hạn chảy.
    - Tổng lượng lún ướt và mức độ chênh lệch lún ướt phụ thuộc vào chiều dày đất lớt trong phạm vi chịu nén của công trình, điều kiện và thời gian tẩm ướt đất. Tổng độ lún ướt tăng lên cùng với sự tăng bề dày lớp đất lớt, còn độ chênh lệch lún ướt thì tăng khi tẩm ướt từng chỗ (cục bộ) và lâu dài. Nước càng thâm nhập vào tầng đất và phạm vi tẩm ướt càng lan ra thì lượng lún ướt càng tăng. Lún ướt có thể phát sinh ở bất kì thời điểm nào trong quá trình khai thác công trình.
     
Đang tải...