Tiểu Luận đi tìm điểm tương đồng và dị biệt giữa dòng canh tân đất nước cuối thế kỷ xix và xu hướng duy tân đầ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: đi tìm điểm tương đồng và dị biệt giữa dòng canh tân đất nước cuối thế kỷ xix và xu hướng duy tân đầu thế kỷ xx​ Information BÀI LÀM Ở những thời điểm lịch sử khác nhau thì xuất hiện những xu hướng tư tưởng tiêu biểu cho thời điểm xã hội lúc đó. Cuối thế kỉ XIX xuất hiện dòng canh tân đất nước mà người đặt vấn đề đầu tiên là Nguyễn Trường Tộ. Đến đầu thế kỷ XX là sự xuất hiện của xu hướng duy tân với người đại diện là Phan Châu Trinh . Giữa hai xu hướng này chúng có những điểm gì tương đồng và dị biệt, chúng ta cùng tìm hiểu. Trong bối cảnh đất nước khi mà thực dân Pháp xâm lược ngày càng trắng trợn và sự bảo thủ lạc hậu, lún bại của triều đình đương thời, hàng ngũ của giai cấp phong kiến cũng phân hóa sâu sắc. Triều đình phong kiến đã tỏ ra bất lực trước vận mệnh của đất nước. Trước tình hình đó đã có một số sĩ phu đứng về phía nhân dân kiên quyết chống Pháp - bên cạnh xu hướng trên đã có xu hướng muốn hòa với địch để canh tân đất nước. Xu hướng duy tân ấy được đặt ra từ 1861 tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) - một trí thức công giáo yêu nước. Những đề nghị cải cách của ông và những người cùng thời như một hiện tượng đột biến, rất đặc sắc. Còn đối với Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một nhà nho yêu nước chân chính đã chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trường nên sinh ra chán nản. Nhưng đúng vào thời gian này ông giao du với những người có tư tưởng cải cách như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ , được đọc “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, “Tân thư” giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vĩ, Lương Khải Siêu). Từ đó ông dốc lòng vì công cuộc cứu nước. Tuy 2 xu hướng trên diễn ra ở hai thời điểm lịch sử khác nhau, nhưng vẫn nhận thấy được những nét tương đồng giữa dòng duy tân đất nước cuối thế kỷ XIX và xu hướng duy tân đâu thế kỷ XX. Trước hết cả hai dòng này đều vận động cải cách trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự Đặc biệt là đề án cải cách và sách lược của Nguyễn Trường Tộ khá sắc sảo và tỉ mỉ: thường gồm 4 nội dung chính là: chính sách ngoại giao, cải cách kinh tế, văn hóa và giáo dục, quân sự. (Tư duy phản ánh của ông thể hiện tính chất toàn diện: qua 58 bản di thảo ông đều đề cập đến hầu hết mọi vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ chính trị, vó bị, kinh tế, đến văn hóa, học thuyệt ngoại giao, tôn giáo). Trong đề án của hai chính sách này đều nhấn mạnh đến cải cách kinh tế và giáo dục. Trong chính sách của Nguyễn Trường Tộ: về kinh tế: chủ trương mềm dẻo mượn người tài, mời gọi khách du lịch, người bán buôn, khuyến khích công nghiệp, siêng năng công nghiệp, khai khoáng, khai mỏ, tiếp xúc giao thiệp với các nước, cộng điều hay, chung điều lợi, trao đổi công việc. Về văn hóa giáo dục: ông chủ trương thực học. Do đó phải thay vào nền giáo dục vô bổ cũ theo lối từ chương bằng nền giáo dục thực học mà Nguyễn Trường Tộ gọi là “học thực dụng”. Trong chính sách của Phan Châu Trinh: lập ra các hội buôn (Hội An), kinh doanh hàng dệt vải, lâm sản, nông sản, hải sản giao thông với người nước ngoài. - Giữa dòng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX và xu hướng duy tân đầu thế kỉ XX đều hướng tới mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Qua các bàn điều trần của Nguyễn Trường Tộ chúng ta thấy rằng ông chủ tưởng xây dựng một hệ thống kinh tế kết hợp được năng lực nội địa với thị trường nước ngoài song song với một hệ thống chính trị vừa đáp ứng được nhu cầu định hướng và tạo điều kiện phát triển sức sản xuất của đất nước từ đó để bảo vệ quyền lợi và địa vị quốc gia trên thế giới. Nguyễn Trường Tộ coi đối tượng của Việt Nam chủ yếu là phương Tây, tư bản nên ông hướng tới mô hình tư bản chủ nghĩa là tất yếu. Còn Phan Châu Trinh chịu ảnh hưởng của nhiều nhà dân chủ tư sản Pháp, Ấn Độ nên đánh đổ giai cấp phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Đó là kế ách “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, tiến hành song song duy tân, đánh đổ chế độ phong kiến, quan trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...