Tài liệu đi tìm cơ sở đồng nhất lý phục man với phạm tu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐI TÌM CƠ SỞ ĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU

    ĐI TÌM CƠ SỞĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU


    Nhân ngày kỷ niệm 999 năm
    Thăng Long-Hà Nội, tròn 1 năm trước
    đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng ta
    nhắc đến mảnh đất địa linh nhân kiệt
    với núi Nùng sông Tô (NNST) có một
    nhân vật lịch sử rất tiêu biểu của Thăng
    Long-Hà Nội cách nay 15 thế kỷ. Danh
    nhân đó chính là “vị tướng quân đầu
    tiên của một triều đình có tổ chức”, lão
    tướng Phạm Tu-một tấm gương trong
    của lịch sử dân tộc.


    Thế nhưng ngày nay vai trò của
    ông với mảnh đất NNST mới dần được
    làm rõ. Một việc cản trở tiến trình tất
    yếu đó, chính là việc đồng nhất Lý


    2
    Phục Man với Phạm Tu gây nên sự
    thiếu thống nhất trong giới khoa học.
    Điều đó làm ảnh hưởng đến việc tôn
    vinh vị khai quốc công thần triều Tiền
    Lý, người đã sinh ra, sống, dù cao tuổi
    vẫn đánh giặc và đã hy sinh vì mảnh
    đất NNST. Ngay tại hương Long Đỗ xưa, ông đã cống hiến tính mạng cho nhân
    dân Vạn Xuân khi ở tuổi “xưa nay hiếm”. So với các vị tướng quân nổi tiếng trong
    lịch sử dân tộc, ông xứng đáng là vị Thành hoàng Thăng Long-Hà Nội.


    Từ lòng kính trọng một danh nhân tiêu biểu của Thủđô, của nước Việt, chúng
    tôi sưu tầm tư liệu và viết chuyên đề


    ĐI TÌM CƠ SỞĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU


    với tâm nguyện tìm ra đâu là cơ sởđể xác định sự thật của việc đồng nhất.


    2 Thường thấy việc đồng nhất thần Lý Phục Man với nhân vật lịch sử Phạm Tu còn việc


    đồng nhất Phạm Tu với Lý Phục Man là ít thấy. Do vậy chuyên đề này dùng thống
    nhất cụm từ “đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu” và có thể gọi tắt là việc đồng
    nhất hoặc vấn đềđồng nhất.


    ĐI TÌM CƠ SỞĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU


    Bố cục của chuyên đề như sau:


    Sử dụng bài Lão tướng Phạm Tu của GS. Lê Văn Lan đểđặt vấn đề: “việc
    đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man, được sách cổ “Việt điện u
    linh” chép từđầu thế kỷ 14, và là vấn đề sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa
    được giải quyết.”


    I. Những tư liệu đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu (gồm 4 bài)


    II. Tư liệu về Phạm Tu (gồm 6 bài)


    III. Tư liệu về Lý Phục Man (gồm 7 bài)


    IV. Đi tìm cơ sởđồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu (gồm 8 bài):


    Đây là nội dung chính của chuyên đề này với các bài viết giải quyết từng việc
    cụ thể như nguyên nhân đồng nhất, thời gian xuất hiện đồng nhất, mức độđồng
    nhất, những người đã đồng nhất,


    1. Tìm cơ sởđồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu qua tài liệu cổ
    Để tìm ra cơ sở phải tìm ra việc đồng nhất này “nói có sách, mách có
    chứng” hay không? Thư tịch cổ vẫn là căn cứ quan trọng nhất. Không tìm
    thấy việc đồng nhất từ thư tịch cổ hiện có.
    2. Xác định thời gian xuất hiện việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu
    Căn cứ thông tin xuất hiện việc không đồng nhất và đồng nhất để xác định
    mốc thời gian chính thức xuất hiện sự việc.
    3. Trả lời một số ý kiến của người viết blog Người làng Giá về danh tướng
    Phạm Tu ở Thanh Liệt
    Phủ nhận lại việc Người làng Giá phủ nhận: Phạm Tu không phải là người
    Thanh Liệt, Phạm Tu không phải là lão tướng.
    4. Sự tích về Lý Phục Man có những điều khó đứng vững trong cuộc sống
    và trong lịch sử dân tộc
    TừSự tích cho thấy tướng quân Lý Phục Man phần nhiều vẫn sống trong
    tưởng tượng từ thời Lý Thái Tổđến nay.
    5. Những cuốn sách viết về danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man
    Bài viết này nhằm tìm hiểu mức độđồng nhất thể hiện chủ yếu qua các cuốn sách.
    6. Tìm cơ sởđồng nhất từ văn bia Quán Giá
    Đây là căn cứ chính xác định xem việc đồng nhất có đủ cơ sở khoa học không.
    Trong khi các nhà khoa học còn nghi vấn: có thể Lý Phục Man không phải
    là nhân vật lịch sử. Thay vì việc trước tiên phải chứng minh Lý Phục Man là
    nhân vật lịch sử, bằng cách đồng nhất vị thần này với danh tướng Phạm Tu,
    có thểđã làm lạc hướng chú ý.
    7. Điều rút ra từ công trình nghiên cứu về Lý Phục Man của GS. Nguyễn
    Văn Huyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...