Luận Văn Di tích lịch sử Tháp Tường Long - Thực trạng và những đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa ở quận

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    VĂN HÓA . . 4
    1. Các khái niệm chung về du lịch, văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và mối quan
    hệ của nó trong sự phát triển chung. 4
    1.1. Du lịch . . 4
    1.2. V¨n hãa . . 6
    1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch. . 8
    1.3.1. Tác động của du lịch tới văn hoá. 8
    1.3.2. Vai trò của văn hoá tới du lịch . . 11
    1.4. Du lịch văn hóa. 14
    1.5. Di tích lịch sử văn hóa. . 15
    1.5.1. Khái niệm . . 15
    1.5.2. Phân loại . 16
    1.5.3. Vai trò của Di tích lịch sử văn hóa. . 17
    2. Vai trò của du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội. . 17
    2.1. Phát triển du lịch văn hóa góp phần xóa đói giảm nghèo giải quyết việc
    làm và các vấn đề văn hóa xã hội. . 17
    2.2. Du lịch văn hóa phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống. 18
    2.3. Du lịch văn hóa phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập
    quốc tế của Việt Nam. . 18
    2.4. Phát triển du lịch văn hóa kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan. 19
    3. Những yêu cầu đòi hỏi khách quan của phát triển du lịch văn hóa. 19
    3.1. Phát triển du lịch văn hóa phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân
    tộc và các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp các tài nguyên du lịch khác. . 20
    3.2. Phát triển du lịch văn hóa phục vụ phải dựa trên quy hoạch hợp lý và khoa học. 20
    3.3. Phát triển du lịch văn hóa phải tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho
    cộng đồng địa phương. . 21
    CHƯƠNG II: THÁP TƯỜNG LONG - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN
    ĐỀ PHỤC DỰNG TÔN TẠO . . 22
    1. Khái quát về Đồ Sơn. . 22
    1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của Đồ Sơn trong chiến lược phát triển du lịch. 22
    1.2. Đặc điểm dân cư . . 23
    1.3. Khái quát về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quận Đồ Sơn. . 25
    2. Di tích lịch sử Tháp Tường Long. . 28
    2.1. Lịch sử hình thành và những biến cố qua thời gian của Tháp Tường Long. . 28
    2.2. Dấu vết qua khảo tả di tích. 31
    3. Nội dung dự án phục dựng tôn tạo và quy hoạch cảnh quan quần thể di tích
    Tháp Tường Long . . 37
    3.1. Địa điểm phân bố, đường đi đến di tích. . 37
    3.2. Các hướng nghiên cứu chính trong việc phỏng dựng Tháp Tường Long. 40
    3.3. Những nguyên tắc chủ đạo trong việc phục dựng tôn tạo quần thể di tích
    Tháp Chùa Tường Long. . 44
    3.4. Dự kiến phỏng dựng Tháp Tường Long. . 45
    CHƯƠNG III: GẮN THÁP TƯỜNG LONG VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
    VĂN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở QUẬN ĐỒ SƠN 48
    1. Quan điểm phát triển Du lịch Đồ sơn. 48
    2. Mục tiêu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Đồ Sơn. . 48
    2.1 Mục tiêu tổng quát. . 48
    2.2 Mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội. . 49
    3. Những đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa quận Đồ Sơn. . 50
    3.1 Kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và văn hóa trong việc bảo tồn lâu dài các di tích. . 50
    3.2 Quy hoạch các điểm du lịch có tài nguyên du lịch nhân văn. 51
    3.3 Xây dựng các tuyến du lịch tham quan các di sản văn hóa, có thể kết hợp
    với các loại hình du lịch khác. . 52
    3.4 Tôn tạo, trùng tu các di tích, nâng cấp và xây dựng thêm các cơ sở vật
    chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm có di tích, di sản văn hóa. . 53
    3.5 Đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường giáo dục nhận thức về giá trị của
    các tài nguyên du lịch nhân văn. . 54
    3.6 Mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch. 56
    3.6.1 Về thị trường. 56
    3.6.2 Về xúc tiến quảng bá. 57
    4. Gắn Tháp Tường Long với các di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch
    văn hóa ở quận Đồ Sơn. . 58
    KẾT LUẬN . . 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 69




    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội là sự kiện trọng đại của cả nước,
    nhằm khẳng định tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đây
    cũng là dịp tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của cả
    dân tộc.
    Thật vinh dự cho Hải Phòng có một di tích Tháp Tường Long được xây
    dựng từ thời Lý Thánh Tông 1057. Trên mỗi hòn gạch còn ghi: “Lý gia đệ tam
    đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Tức là đời vua Lý thứ 3, niên hiệu Long
    Thụy Thái Bình năm thứ 4 thì xây dựng. Lại một niềm vui nữa là di tích được
    xếp vào công trình 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
    Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hải Phòng đã và đang
    làm một số việc thiết thực, tích cực. Đó là đề nghị xếp hạng phế tích tháp cổ
    Tường Long là di tích lịch sử cấp quốc gia và tiến hành phỏng dựng ngôi tháp
    quý này.
    Là sinh viên ngành văn hóa du lịch được nhận nhiệm vụ làm đề tài tốt
    nghiệp, người viết xin mạnh dạn chọn đề tài “Di tích lịch sử Tháp Tường Long -
    Thực trạng và những đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa ở quận Đồ Sơn
    ” để
    hưởng ứng sự kiện trọng đại này. Với mong muốn được góp một phần công sức
    nhỏ nhoi trong việc giới thiệu về tháp cổ Tường Long - một công trình Phật
    Giáo nhà Lý, một giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt.
    2. Mục đích nghiên cứu khóa luận.
    - Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa.
    - Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng Di tích lịch sử Tháp Tường Long và công
    tác phục dựng lại ngôi chùa tháp này.
    - Gắn liền di tích lịch sử Tháp Tường Long cùng hệ thống tài nguyên nhân
    văn của Đồ Sơn, tìm ra định hướng và giải pháp khả thi nhằm phát triển du lịch
    văn hóa ở Đồ Sơn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Di tích lịch sử Tháp Tường Long cùng một số tài nguyên du lịch nhân văn
    trên địa bàn quận Đồ Sơn có khả năng đưa vào chương trình phát triển du lịch
    văn hóa.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp khảo sát điều tra thực địa
    Là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch nhằm
    góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực. Đi tìm hiểu tại thực địa để thẩm
    nhận được các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn Đồ Sơn, hiểu được những
    giải pháp hợp lý và khả thi.
    - Phương pháp bản đồ
    Phương pháp này cho phép thể hiện một cách trực quan những đặc điểm và
    sự phân bố không gian theo lãnh thổ của tài nguyên được nghiên cứu trên bản đồ.
    - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
    Để có được một lượng thông tin đầy đủ về mọi mặt: lịch sử, văn hóa, các
    hoạt động du lịch liên quan đến việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn,
    cần phải tiến hành thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí và các nguồn tư liệu
    khác. Sau đó xử lý, chọn lọc các tư liệu đó đưa vào bài viết một cách phù hợp
    nhất.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh
    Từ các nguồn tư liệu thu thập được và qua khảo sát thực tế, người viết đã
    phân tích, so sánh, và đưa ra những nhận định, đánh giá để làm nổi bật về các
    giá trị của ngôi chùa tháp và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, nêu thực trạng
    khai thác phục vụ trong du lịch. Từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm góp
    phần khắc phục những tồn tại, bất cập, phát huy được tiềm năng của tài nguyên
    du lịch nhân văn Đồ Sơn.
    5. Bố cục khóa luận.
    Phần mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phương
    pháp nghiên cứu.
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về phát triển du lịch văn hóa.
    Chương II: Tháp Tường Long - Thực trạng và những vấn đề phục dựng tôn
    tạo.
    Chương III: Gắn Tháp Tường Long với các di tích lịch sử văn hóa để phát
    triển du lịch văn hóa ở quận Đồ Sơn.
    Kết luận.
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục: Một vài hình ảnh về Tháp Tường Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...