Luận Văn Di tích kiến trúc Hội An trong tiến trình lịch sử

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài
    1.1 Hội An là đô thị tiêu biểu của Việt Nam ở thế kỷ (TK)
    XVII-XVIII, còn tồn lại một hệ thống di tích khá nguyên vẹn.
    2. Nghiên đô thị cổ Hội an nhằm đánh giá chính xác hơn về
    đô thị đã từng phồn vinh, bổ sung vào những nghiên cứu về hệ thống
    đô thị Việt Nam (VN) trong lịch sử.
    3. Vẫn thiếu vắng công trình chuyên sâu làm rõ bản chất và
    đặc trưng của các loại hình kiến trúc nhằm góp phần vào nghiên cứu
    LSKT đô thị Hội An nói riêng và VN nói chung.
    Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Di tích
    kiến trúc Hội An trong tiến trình lịch sử” làm đề tài luận án tiến sĩ
    lịch sử.
    II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Các tác giả VN nghiên cứu Hội An trên nhiều phương diện. Ô
    châu cận lục (1553) của Dương Văn An là tác phẩm đầu tiên đề cập
    đến vấn đề hình thành Hội An. Các công trình biên niên và địa chí: Đại
    Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Nam
    thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều
    Nguyễn, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn hay Ngoại phiên thông
    thư . phác họa đô thị thương cảng Hội An trong bối cảnh xã hội vùng
    Thuận Hoá - Quảng Nam đương thời.
    Sallet với Le vieux Faifo - BAVH (1919), Trần Kinh Hoà với
    Historical Notes on Hoi An (1975); Phố Đường Nhai và việc buôn bán
    ở Hội An TK XVII - XVIII, Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và cổ
    tích tại Hội An. Nguyễn Thiệu Lâu có chuyên khảo La formation et
    4
    l’évolution du village de Minh Hương (Faifo) - BAVH (1941) nghiên
    cứu các vấn đề trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, địa lý, tự
    nhiên, xã hội, nguồn gốc cư dân) thế kỷ (TK) XVII-XVIII. Một số
    chuyên khảo về kiến trúc (KT) được nhìn nhận dưới góc độ lịch sử và
    khai thác rất tỉ mỉ về phố Khách, Hoa thương, Minh Hương xã . Bức
    tranh Giao chỉ của dòng họ Chaya (Nhật Bản) là nguồn tư liệu quý phác
    hoạ về diện mạo Hội An thời kỳ hưng thịnh. Ghi chép về Xứ Đàng Trong
    1621 của Cristoforo Borri; Hành trình và truyền giáo của A.de Rhodes;
    Léon Pagére và Manguin; Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán cũng miêu
    tả về diện mạo đô thị Hội An và các kiến trúc trong khu phố.
    Hội thảo năm 1985, xác định được khung thời gian “vận hành”
    của Hội An từ thời Chămpa đến đầu TK XX, xác định mốc thời gian
    thịnh đạt là vào nửa đầu TK XVII, nhất là vị trí của Hội An trong các
    đô thị cổ VN với mối quan hệ ở trong và ngoài nước. HTQT (1990,
    1999, 2000, 2002). KT đô thị Hội An đã được đặt ra thành một nội
    dung cấp thiết. Diện mạo KT của Hội An dần được nhìn nhận theo từng
    thời kỳ lịch sử. Một số bài nghiên cứu như Đô thị cổ Hội An (QN-ĐN)
    (Nguyễn Hồng Kiên); Gặp lại bộ “vài” trong kiến trúc cổ Hội An; Phố
    cổ Hội An và việc giao lưu văn hoá ở Hội An (Nguyễn Quốc Hùng)
    khởi đầu đánh giá tổng quan DTKT ở Hội An. Kiến trúc phố cổ Hội
    An - Việt Nam (2003) đã đánh giá, phân loại KT Hội An chủ yếu ở loại
    hình KT nhà ở.
    Các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Trung Quốc đã đặt Hội An
    trong bối cảnh lịch sử và đối sánh với hình mẫu đô thị phương Đông
    nói chung và những đặc trưng riêng/chung với những đô thị đương thời
    ở quốc gia họ để minh chứng về mối cộng hưởng, giao lưu trong lịch
    sử giữa các vùng đất và các nền văn hoá. Nghiên cứu của Lan-Shiang
    Huang - Comparison of Traditional Chinese Townhouse in Hoi An and
    5
    Lu-Gang đối sánh giữa kiến trúc nhà phố Hội An và ở Lu-Gang qua từng
    giai đoạn. Charles Wheeler lại đánh giá vị trí Hội An trong lịch sử VN
    nói chung và trong lịch sử thương mại châu á nói riêng.
    Tháng 8/2006, KCH đã phát hiện một khối lượng hiện vật kiến
    trúc phong phú ngay dưới lòng đất đô thị Hội An. Những kết quả khai
    quật này có ý nghĩa quan trọng đã chứng minh về sự hiện diện của
    người Nhật ở Hội An và khẳng định rõ hơn về giao thông thương mại
    cũng như sự hiện diện của lớp cư dân tại Hội An ở TK XVI - XVII.
    Ngót nửa thế kỷ, các nhà khoa học trên mọi lĩnh vực đã tìm
    hiểu, khám phá, nghiên cứu dần được nhận diện khu phố cổ ẩn chứa
    nhiều bí ẩn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...