Luận Văn Di tích đình Hồi Quan- xã Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Di tích đình Hồi Quan- xã Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh

    Mục lục
    LỜI NÓI ĐẦU





















    Mở đầu

    I.- lư do chọn đề tài.
    Giữ ǵn bản sắc văn hoá dân tộc là một phương châm cần quán triệt trong mọi hoạt động văn hoá trên đất nước ta hiện nay.Bản sắc văn hoá dân tộc mang một nội dung ư nghĩa rộng răi đó là một tổng thể đặc trưng những diện mạo về tinh thần và vật chất, về lối sống ,phong tục tập quán , tôn giáo , tín ngưỡng, đạo đức và t́nh cảm, văn học và nghệ thuật nó cũng biểu hiện trong các di sản vật chất hữu thể như kiến trúc đ́nh , chùa, miếu, mạo Hai phần hữu thể và vô thể đó gắn bó hữu cơ với nhau , khó có thể tách rời, đă tạo nên cái riêng biệt của dân tộc ta trong trường kỳ lịch sử và ṭn tại măi đến ngày nay. Hiểu biết, nhận rơ, giữ ǵn và phát huy bản sắc dân tộc trong công cuộc hội nhập vào cộng đồng thế giới ngày nay không phải là việc làm của riêng những nhà hoạt động văn hoá mà là của mỗi người Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Hiểu biết về những ngôi đ́nh đă được xây dựng từ bao đời nay trên đất nước ta cũng chính là hiểu rơ thêm bản sắc dân tộc Việt Nam ta vậy.
    Từ rất xa xưa, các mái đ́nh cổ kính đă góp phần tô điểm cho làng quê Việt Nam.Cây đa, bến nước, mái đ́nh, mái chùa không tách rời trong tâm trí kỷ niệm của mỗi người dân xa quê hương, nhớ tới nơi chôn rau cắt rốn, nhớ tới tổ tiên, ông bà họ hàng làng xóm. Các ngôi đ́nh tiềm Èn dưới dáng vẻ rêu phong cổ kính Êy là một bảo tàng sống về kiến trúc, điêu khắc trang trí và cả phong tục cổ truyền, tín ngưỡng , niềm tin của cả dân tộc Việt Nam. Những di tích Êy sẽ trở lên có ư nghĩa lớn lao hơn nếu ta đi sâu vào nghiên cứu phân tích, bóc tách lớp văn hoá chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rơ hơn về cội nguồn văn hoá dân tộc, để biết lựa chọn, khai thác cũng như bảo tồn, phát huy những tinh hoa, cũng như những truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, lấy đó làm nền tảng xây dựng nền văn hiến Việt Nam vừa mang dư âm cổ truyền, vừa mang màu sắc hiện đại.
    Thôn Hồi Quan, vùng quê có có bề dày truyền thống văn hoá và lịch sử. Trải qua diễn tŕnh lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cùng với việc phát triển sản xuất, xây dựng xóm làng, các thế hệ người dân Hồi Quan c̣n rất chú trọng trong việc xây dựng nên những công tŕnh tín ngưỡng quy mô, đặc sắc để thờ phụng cá nhân vật lịch sử có công với dân với nước.
    Đ́nh Hồi Quan là một công tŕnh kiến trúc độc, đáo đặc sắc, dân tộc và có quy mô khá bề thế, lại nằm trong một làng quê cổ truyền của vùng Kinh Bắc, Một “tiểu vùng” văn hoá độc đáo của vùng văn hoáđồng bằng Bắc Bộ. V́ vậy, với nguyện vọng của bản thân, là một người con sinh ra và lớn lên ở đất Hồi Quan, tôi đă chọn đề tài :” Di tích đ́nh Hồi Quan- xă Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh” làm khoá luận tốt nghiệp của ḿnh và mong muốn tham góp cùng với cán bộ và nhân dân địa phương những ư kiến về việc bảo tồn, kế thừa, phát huy di sản văn hoá quê hương cùng các giá trị văn hoá truyền thống trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
    II. Mục đích nghiên cứu

    Làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, kiến trúc ,điêu khắc, lễ hội đ́nh Hồi Quan để qua đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát huy tác dụng di tích đ́nh Hồi Quan- xă Tương Giang- huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh.
    III . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu là di tích và các di vật trong di tích đ́nh Hồi Quan – xă Tương Giang – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
    Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đ́nh Hồi Quan trong không gian lịch sử Văn hoá Hồi Quan – Tương Giang – Từ Sơn – Bắc Ninh
    IV. Phương pháp nghiên cứu.
    1. Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong việc xem xét đánh giá sự kiện trong tiến tŕnh vận động phát triển.
    2. Khoá luận sử dụng phương pháp bảo tàng học và bộ môn bảo tồn di tích.
    3.Sử dụng phương pháp điền dă khảo sát trực tiếp di tích để thu thập tài liệu giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
    V. Cấu trúc của đề tài.
    Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận chia làm ba chương:
    Chương I- Lịch sử h́nh thành và quá tŕnh tồn tại của di tích
    Chương II- Giá trị kiến trúc- nghệ thuật và lễ hội đ́nh Hồi Quan.
    Chương III-Bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích đ́nh Hồi Quan
    Ngoài ra , khoá luận c̣n có phần phụ lục ảnh minh hoạ
    Trong quá tŕnh nghiên cứu đề tài này, tôi gặp không Ưt khó khăn, thứ nhất là tài liệu viết về di tích hầu như không có, về lễ hội lại càng không, v́ đây chỉ là một hội làng. Song với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận t́nh của ban quản lư di tích đ́nh hồi quan, cụ từ coi đ́nh, đặc biệt là sự giúp đỡ tận t́nh của thầy giáo Nguyễn Tiến cùng các thầy cô trong khoa Bảo Tồn- Bảo Tàng trường Đại Học Văn Hoá Hà Nội, tôi đă hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của ḿnh.
    Là một sinh viên năm thứ tư chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế, vẫn c̣n nhiều tri thức chưa được bổ sung nên không tránh khỏi thiếu xót. Kính mong các thầy cô giáo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu xem xét và tham gia đóng góp ư kiến để khoá luận hoàn chỉnh và tiến bộ hơn.








    CHƯƠNG I:
    LỊCH SỬ H̀NH THÀNH VÀ QUÁ TR̀NH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH

    I . VÀI NÉT VỀ ĐỊA DANH VÀ CƯ DÂN NƠI DI TÍCH TỒN TẠI.
    1.1.Lịch sử h́nh thành làng Hồi Quan.
    Từ nội thành Hà Nội, qua cầu Chương Dương theo đường quốc lộ 1A, đến km 150, cách Hà Nội 22km, rẽ về tay trái theo con đường bê tông, qua làng Tiêu Long chừng hơn 1km, ta bước vào địa phận làng Hồi Quan.
    Hồi Quan nằm liền kề với làng Tam Tảo( xă Phú Lâm) về phía Bắc, và các làng Tiêu Long, Hương Phúc(cùng thuộc xă Tương Giang) về phía Nam, làng Phúc Tinh(xă Tam Sơn) về phía Tây và làng Đ́nh Cả(xă Nội Duệ) về phía đông.Tất cả vốn là một cụm làng có lịch sử văn hoá lâu đời của đất Kinh Bắc xưa.
    Trong chiều sâu của lịch sử, Hồi Quan là một làng cổ nằm giữa một vùng đất cổ – trung tâm của đồng bằng Bắc Bé – là một trong những cái nôi của văn minh nước Việt cổ, nơi ghi nhận và chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại, nơi quần cư buổi đầu của người Việt cổ, nằm rải rác khắp vùng đồng bằng mới được khai phá : Kẻ Sặt, Kẻ Bảng, Kẻ Chờ, Kẻ Cẩm, Kẻ Hồi . cả một vùng rộng lớn trên đôi bờ sông Tiêu Tương, Ngũ huyện xưa. Thuở Êy, con người đă đến đây cư trú ven bên bờ sông, trên các g̣ đồi Tam sơn, Tiêu Sơn các nhà khảo cổ đă phát hiện và khai quật thấy trên những xóm làng xưa ở chân núi Tiêu, dấu tích để lại là nhiều di vật gốm, đá, đồng, được xác nhận vào thời đại Hùng Vương trên 3000 năm, đă chứng tỏ được ở vùng đất này, miền Tiên Sơn xưa ( Hồi Quan – Tương Giang ) vào thời đại chuyển tiếp từ đồ đă sang đồ đồng, con người đă đến đây cư trú, khai phá trên các g̣ băi ven sông màu mỡ để tạo làng lập xóm, chuyên sống bằng nghề đánh cá, trồng lúa nước, nuôi tằm , dệt vải.
    Hồi Quan – Tương Giang, mảnh đất cổ kính, làng quê giàu đẹp, con người ở đây thật thà , chất phác, tinh tế, lịch lăm trong ứng xử, yêu các sinh hoạt văn hoá lễ hội một làng quê như thế đă được tạo lập, tồn tại và phát triển trong suốt quá tŕnh chống giặc ngoại xâm. Chính người Hồi Quan đă đóng góp xương máu với những chiến công, những con người được các thế hệ xưa và nay măi ghi nhớ, tôn thờ , kính trọng và noi theo.
    Thủa các anh hùng dựng nước, Hồi Quan thuộc bộ Vũ Ninh, quê hương của người anh hùng làng Gióng. Khi bước vào chính sử, lnàg Hồi Quan nằm gần với Cổ Loa, kinh đô của Thục An Dương Vương về phía đông bắc.
    Theo sách Địa lư hành chính kinh bắc của Nguyễn Văn Huyên th́ làng Hồi Quan có tên thường gọi là Hồi Trang ; c̣n dân gian vùng này vẫn gọi là Hồi Lan Trang, theo thần phả th́ làng c̣n có tên là Hồi Quân.
    Cuối thời Lê , đầu thời Nguyễn, theo sách Tên làng xă Việt Nam đầu thế kỷ XIX, làng ( cũng là xă ) Hồi Quan thuộc tổng Mẫn xá, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc. Đầu thế kỷ XX, tổng Mẫn xá được chia thành hai tổng là : Quang Phong và Ân Phú. Hồi Quan thuộc tổng Ân Phú, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 – 1954 ), Hồi Quan là một thôn nằm trong liên xă Nhật Tân, gồm các xă cũ : Tam Tảo, Hồi Quan, Đông Phù, Vĩnh Phục và Yên Phú, huyện Yên Phong. Sau cải cách ruộng đất ( 1955 – 1957 ), Hồi Quan được nhập vào xă Tương Giang gồm làng Hồi Quan và năm làng Tiêu ( Tiêu long, Tiêu Thượng, Tiêu Sơn, Tiêu Hương Phúc và Tiêu Tạ Xá ).
    Tháng 4 – 1963, xă Tương Giang được cắt chuyển về huyện Tiên sơn ( nay gồm hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du ), tỉnh Hà Bắc, từ đầu năm 1997 đổi tên là tỉnh Bắc Ninh.
    1.2. Đời sống dân cư.
    Căn cứ vào các bi kư c̣n lưu tại chùa và đ́nh th́ từ cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XVIII, Hồi Quan đă trở thành làng đông đúc, cơ cấu tổ chức ổn định với bốn giáp; đời sống dân làng tương đối khá giả với nghề trồng lúa và canh cửi’ nên dân làng đă dựng được chùa (năm Giáp Tuất , niên hiệu Chính Hoà- 1694) và đ́nh (năm Giáp Ngọ, niên hiệu Vĩnh Thịnh- 1714).
    Cho đến sát Cách Mạng Tháng Tám, Hồi Quan là một làng thuộc diện trung b́nh về mặt dân số trên vùng đồng bằng Bắc Bộ với xấp xỉ 1000 dân. Đến cải cách ruộng đất (1955) , làng có 284 hộ với 1191 khẩu. Song về mặt diện tích, Hồi Quan thuộc diện có nhiều ruộng đất, tổng cộng là 802 mẫu 2 sào 3 thước. Điều đáng chú ư là trong sè 739 mẫu 9 sào 7 thước canh tác có 90 mẫu ở chân sâu dưới đồng, thường xuyên bị ngập nước không gieo cấy được, hoặc nếu có cấy thường bị mất trắng.
    Sau hơn 40 năm dưới chế độ mới, diện tích, dân số của làng có nhiều biến chuyển. Do phải điều chỉnh ruộng đất cho các làng bên, do dành một phần cho việc xây dựng các công tŕnh giao thông thuỷ lợi và dăn dân nên đến nay, tổng diện tích của cả làng chỉ c̣n 54 mẫu 8 sào 11 thước, trong đó đất canh tác có 497 mẫu 9 sào 12 thước, thổ cư tăng lên 45 mẫu 8 sào 14 thước.
    Về dân số, nếu năm 1955 cả làng có 284 hộ với 1191 khẩu th́ nay đă tăng lên 889 hộ và 3561 người( có 1808 nữ), nghĩa là, sau hơn 40 năm, số dân của làng đă tăng hơn gấp ba lần. Do vậy, b́nh quân ruộng đất đầu người hiện nay đă giảm đi đáng kể: từ 7 sào trước kia, nay chỉ c̣n 1 sào 5 thước.
    Hồi Quan nằm trong vùng trũng của ba huyện Đông Ngàn, Tiên Du(cũ) và Yên Phong. Xưa kia, mùa mưa đến, toàn bộ nước của một vùng rộng lớn gồm nhiều xă: từ Đ́nh Bảng, Đồng Quang, Đồng Nguyên, Tam Sơn và một phần huyện Đông Anh đổ dồn về đồng Hồi Quan. Có thể coi đồng Hồi Quan là “rốn” của một vùng ô trũng, hứng chịu nguồn nước từ nhiều nơi dồn về. Ngay cả khu cư trú của làng cũng ở thế rất trũng.
    Trận lụt năm 1971 c̣n để lại ngấn nước trong đ́nh Hồi Quan ở độ cao 2,45m. Từ xa xưa, dân làng đẫ coi mảnh đất cư trú của họ là đất “Thuyền rồng”. Cái tên Êy đă gợi cho chóng ta liên tưởng tới cái ǵ đó liên quan tới vùng đồng nước chiêm trũng . theo lời kể của các cụ cao niên trong làng th́ xưa kia h́nh dáng của làng này tựa như con thuyền rồng. Một số các địa danh của làng xưa cũng mang những cái tên khác nhau của con thuyền .
    ở giữa làng, chính là nơi trũng nhất của khu cư trú được coi là ḷng thuyền, đ́nh làng cũng được xây dựng. Từ “ḷng thuyền hướng về phía bắc của làng là một con đường thẳng tựa như cột buồm. Phía bên phải “cột buồm” là “cánh buồm” . “Cánh buồm” là một khu đất rộng chừng 50 ha, ngày nay dân làng gọi khu đất này là cánh đồng dù ( bà con Hồi Quan cho biết theo cách hiểu của họ th́ Dù cũng có nghĩa là buồm)
    Ngoài ra, phía cuối làng c̣n có khu đất mà dân gian gọi là “Nấm Mả Từ”-dân làng cho rằng đây chính là bánh lái của con thuyền.
    Ngoài việc ở cốt đất lấp đồng Hồi Quan c̣n chịu tác động của nước lũ sông Ngũ Huyện Khê, nên thường xuyên bị úng lụt. Điều kiện thiên nhiên Êy đă quy định diện mạo cơ bản của làng về phương diện kinh tế như phân định của các nhà dân tộc học là làng chiêm trũng, nghĩa là phần lớn diện tích đồng ruộng chỉ cấy được một vụ chiêm, c̣n vụ mùa như ḷng chảo nước, chỉ có khoảng trên dưới 30 mẫu cấy được. Các giống lúa cấy ở đây là Canh nông, Sai đường(lúa tẻ) và nếp dợ, nếp vằn , nếp lấp, nếp cái hoa vàng(lúa nếp). Đặc điểm của đồng chiêm đă làm cho việc canh tác ở đây mang tính đặc thù rơ rệt: đi cày, đi bừa phải cắm vè, đi cấy phải dùng thuyền. Điều kiện đồng ruộng bất lợi, kỹ huật canh tác lạc hậu làm cho năng suất lúa ở đây rất thấp, nơi cao nhất chỉ khoảng 60-70kg một sào( số diện tích này rất Ưt), c̣n đa số chỉ từ 30-40kg một sào , nói theo ngôn ngữ của người làng là “một sào ruộng không được một gánh thóc”.Như vậy cũng như nhiều làng quê trên vùng châu thổ Bắc Bộ, nghề trồng lúa ở đây không đảm bảo những yêu cầu cơ bản của đời sống con người. Do vậy dân làng phải t́m một lối thoát khác, đó là nghề dệt.
    Cho tới nay không một cụ già nào trong làng biết được nghề dệt ở đây có từ bao giờ và do ai truyền dạy. chỉ biết rằng, đă từ lâu lắm, người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửi: trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, hầu như nhà nào cũng chỉ có một khung dệt, một số gia đ́nh có tới 4-5 khung, phải thuê thợ ở các nơi khác đến làm một số công đoạn như quay ống, dệt. Sản phẩm chính của nghề dệt Hồi Quan là vải khổ hẹp(40cm), vải màn, đũi Với nghề dệt, làng xóm Hồi Quan xưa quanh năm nhộn nhịp, rộn lên tiếng thoi đưa lách cách, chỉ trừ ngày lễ tết và dịp hội. Trong một ngày th́ từ sáng sớm, mọi nhân lực được huy động vào nghề dệt: vợ ngồi dệt hoặc đi bán vải (ở chợ Giàu- Phù lưu), chồng th́ mắc, kẹo, đậu, người già và trẻ nhỏ th́ quay ống. Đến khi màn đêm phủ xuống, cả nhà mới ngừng tay. Chả thế mà ca dao từng có câu:
    Hồi Quan là đất cửi canh
    Đến xâm xẩm tối rắp ranh chơi bời.
    Sự tần tảo sớm hôm của người Hồi Quan, nhất là của người phụ nữ đă giúp cho họ có một nguồn thu nhập đáng kể, không những bù lấp được phần nào lương thực bị thiếuhụt do đồng ruộng chỉ cấy được một vụ chiêm với năng suất thấp và bấp bênh mà c̣n đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu khác như mua thêm thực phẩm, may sắm quần áo, đồ dùng thiết yếu trong nhà, các công việc lớn như làm nhà, ma chay, cưới xin, khao vọng, mua ngôi thứ
    Về chợ, xưa làng không có chợ riêng, dân làng phải đến các chợ lân cận như chợ Sơn của làng Tam sơn ( họp các ngày 2, 5 ,7, 10 ), chợ Giầu làng Phù Lưu (họp ngày 4 và 9), chợ Lim ( họp ngày 3, 8), chợ Viềng làng Vĩnh Kiều họp vào tất cả các ngày để trao đổi buôn bán.
    Ngày nay, sau hơn 40 năm thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới theo định hướng xă hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản Việt Nam lănh đạo, bộ mặt kinh tế- xă hội của làng Hồi Quan đă thay đổi căn bản. Đồng ruộng được cải tạo lại, từ chỗ chỉ cấy được một vụ “ chiêm khê mùa thối” hay “ chiêm se dé lụt” đến cấy được hai vụ chắc ăn với năng suất cao và ổn định. Vụ đông được mở, nạn thiếu đói đă lùi vào dĩ văng. Ngoài nông nghiệp, 99% số hộ có nghề dệt đă được cải tiến với sản phẩm khá đa dạng: vải hoa, vải màn, khăn mặt 70% số hộ có nghề xây, 1% số hộ có nghề mộc. 60% số hộ có nhà mái bằng ( nhà tầng), 40% số hộ nhà cấp 4, không c̣n hộ ở nhà tranh. Theo nhận định sơ bộ của Ban Quản Lư Thôn, đến cuối 1998, có 5% số hộ thụôc diện giàu, 50% thuộc diện khá, 45% thuộc diện trung b́nh, không c̣n hộ nghèo. Các tiện nghi thưởng thức sinh hoạt văn hoá- thông tin hiện đại được mua sắm ở hầu hết các gia đ́nh: 90% số hộ có ti vi ( chủ yếu là ti vi màu), gần 300 xe máy các loại. Đường làng được bê tông hoá hay gạch hoá.

    1.3. Truyền thống văn hoá.
    Hồi Quan là một làng nằm trong vùng đồng bằng xứ Kinh Bắc, có ḍng Tiêu Tương thơ mộng chảy qua. Sách Đại nam nhất thống chí chép :
    “ Sông Tiêu Tương phát nguyên từ cái đầm lớn xă Phù Lưu huyện Đông Ngàn chảy từ phía Tây sang Đông Bắc chảy qua xă Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức. Nay sông này có đoạn đắp thành đường Quan, có đoạn bồi thành ruộng, gián hoặc vẫn c̣n đoạn sâu “ (15 : 79 ). Sông Tiêu Tương đă đi vào dĩ văng từ gần trăm năm nay, nhưng đi trên những đoạn sông nay đă thành ruộng , thành đường của xă Tương Giang, ta nghe như vẫn c̣n văng vẳng đâu đây tiếng sáo của chàng Trương Chi, gợi lại câu chuyện về mối t́nh hận giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ca ai oán :

    Nợ t́nh chưa trả cho ai
    Khối t́nh mang xuống tuyền đài chưa tan.

    Tiếng sáo Êy và câu ca ai oán Êy c̣n gợi lên một quá tŕnh các lớp cư dân Việt cổ tụ cư và khai phá từ rất sớm vùng đất trũng bên bờ sông Tiêu Tương, trong lưu vực ḍng sông Cầu, sông Đuống và sông Ngũ Huyện Khê. Bên cạnh ḍng sông Tiêu Tương c̣n có một ngọn núi đột khởi giữa vùng đồng bằng bao quát cả một vùng rộng lớn với tên gọi là Núi Tiêu ( nơi có ngôi chùa Tiêu cổ kính ). Dưới chân núi Tiêu là các làng Tiêu : Tiêu Long, Tiêu Thượng, Tiêu Sơn, Tiêu Hương Phúc, và Tiêu Tạ xá, hợp với làng Hồi Quan thành xă Tương Giang.
    Cùng với truyền thuyết về chàng Trương Chi và nàng Mỵ Nương, c̣n có truyền thuyết về đức thánh Tam Quang ( được đông các đại học sỹ Nguyễn Bính cấu trúc lại trong bản thần phả hiện c̣n lưu ở đ́nh làng ). Ông là người con của làng Hồi, đă theo Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Đông Hán, thu phục 65 thành tŕ, khôi phục lại giang sơn đất nước. Sau khi mất, ông được dân làng tôn làm Thành Hoàng.
    Ngoài ra, ở làng Hồi Quan c̣n lưu truyền lại nhiều truyện cổ tích dân gian, như chuyện Khung vàng dệt cửi :
    “ Người Hồi Quan có kể lại rằng : ở cuối làng, sát đuôi “ thuyền rồng” chỗ Mả Từ có một thế đất nổi lên tựa như cái báng lái của thuyền. Tương truyền ở đây có chiếc khung cửi vàng của thần. Chính v́ vậy mà ở đây có nghề dệt rất nổi tiếng. Dân làng c̣n truyền lại : cứ độ nào, vào các đêm thanh vắng mà nghe thấy tiếng kêu cút kít th́ bấy giờ nghề dệt ở làng này rất đắt hàng. “
    Bên cạnh đó c̣n có chuyện Cao Biền yểm long mạch thành giêng làng Hồi :
    “ ở đầu làng Hồi Quan ( đầu thuyền rồng ) hiện nay c̣n có một cái giếng đất rất to, nước trong xanh và ngọt. Tương truyền giếng này là do Cao Biền ở bên Trung Quốc sống vào thời nhà Đường, rất giỏi nghề địa lư. Sau khi t́m được bút thần do hoàng đế Trung Quốc ban cho, Cao Biền có chế ra được một chiếc diều bay đi khắp thiên hạ để t́m huyệt đất tốt. Đến nước Nam, ông ta t́m được một huyệt đất quư ở gần sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngăi chỉ trong ṿng 1000 ngày là phát.
    Từ đó Cao Biền muốn sống một cuộc sống cực kỳ sung sướng xa xỉ vào bậc nhất trong thiên hạ. Nhưng ngặt v́ không có con trai, do vậy Cao Biền muốn nhường cho con rể. Nhưng người con rể không thực hiện được ư đồ của Cao Biền cho nên không thành công được. Chán đời không thiết ǵ nữa, “ không ăn th́ đạp đổ “, nghĩ thế Cao Biền liền cưỡi diều đi khắp nước Nam để yểm huyệt và phá long mạch. Khi Cao Biền cưỡi diêù đến đầu làng Hồi, từ trên trời ngó xuống, ông ta biết đầu làng Hồi có thế đất đẹp : Long chầu, Hổ phục, là nơi đất phát. Cho nên Cao Biền đă hạ diều xuống và dùng bút thần chấm vào khu đất đó để phá long mạch. Chính v́ bút thần của Cao Biền chấm xuống đấy mà đă trở thành giếng làng Hồi vừa trong vừa mát.
    Các truyền thuyết Êy đă chứng minh tính chất cổ xưa của làng Hồi Quan :
    Được h́nh thành từ quá tŕnh dựng nước từ thuở các vua Hùng. Điều Êy cũng đă được khẳng định bằng di tích khảo cổ học ở quanh làng Hồi Quan. Đó là di chỉ Băi Tự ở thôn Tiêu long với công xưởng chế tạo đồ đá, có niên đại tương ứng với di chỉ Tràng Kênh ở Hải Pḥng. Tại làng Tam Sơn liền kề với làng Hồi Quan, trên ngọn núi Vường và nhiều nơi trong làng, vào những năm 1971 – 1974, các nhà khảo cổ học đă t́m thấy vết tích của hai lư gốm cổ, dấu vết của khu cư trú và mộ táng thời Hán, có gạch xây mộ h́nh lưỡi búa, mảnh gốm có văn thừng in ô vuông, ô trám và đồ bán sứ.
    Như vậy, cùng với các làng xă trong vùng, Hồi Quan được h́nh thành cùng với quá tŕnh dựng nước đầu tiên của dân tộc.
    1.4. Truyền thống cách mạng.
    Đ́nh Hồi Quan được xây dựng từ năm Vĩnh Thịnh thập nhất niên ( Êt mùi ) tức năm 1715. Từ đó đến nay đă chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Trải qua bao nhiêu năm tháng, bao lần thiên tai địch hoạ, nhưng nó vẫn đứng uy nghi trầm mặc trênnền đất cũ làng xưa, Đặc biệt là đ́nh Hồi quan nằm ở vị trí phía bắc, cách kinh đô Thăng Long không xa và kề sát đường quốc lộ như vậy, nhưng thời kỳ chế độ phong kiến suy tàn, chiến tranh xảy ra liên tiếp, song nó vẫn vững vàng tồn tại.
    Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nước ta, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhiều sự kiện lớn đă diễn ra ở ngôi đ́nh cổ kính và làng quê thân yêu này.
    Năm 1948, tỉnh đội bắc Ninh đă họp bàn những vấn đề quan trọng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến đi vào giai đoạn gay go quyết liệt. Trong những năm kháng chiến, đ́nh làng Hồi Quan là cơ sở vững chắc tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh cả về quân sự và chính trị. Đáng ghi nhớ là trận chống càn lớn đă diễn ra ngay ở khu vực đ́nh và làng xóm Hồi Quan.
    Đông Xuân năm 1953, trên các chiến trường Cao – Bắc – Lạng, quân ta đang thắng to, các tin chiến thắng dồn dập báo về các địa phương, làm nức ḷng quân dân trong cả nước. Cay cú với những thất bại trên chiến trường Đông Bắc, địch càng ra sức khủng bố càn quét, uy hiếp tinh thần nhân dân ta nơi hậu phương. Hàng ngày chúng cho quân lùng sục xuống các làng xóm xung quanh để t́m diệt các lực lượng kháng chiến, cướp bóc của cải của nhân dân. Chính v́ thế mà ta chủ trương phải tiêu diệt chúng trong bất kỳ một trường hợp nào.
    Xă Tương Giang là một trong những căn cứ địa tương đối vững chắc của huyện lỵ Yên Phong, lại nằm trên trục đường giao thông quan trọng nối Hà Nội – Lạng Sơn đi các miền. Thấy rơ được tầm quan trọng, do vậy , địch thường cho quân sục sạo xuống các vùng xung quanh, khám xét, nhiễu sự trên trục đường này để cản trở công việc tiếp vận của ta lên các chiến trường chính.
    Không thể để cho địch ngênh ngang như vậy, ta quyết định phải tiêu diệt đich trên trục quốc lộ này. Đêm 12 tháng giêng năm 1953, lực lượng dân quân du kích xă Tương giang phối hợp với đại đội 51 thuộc tiểu đoàn Thiên Đức, để đánh địch ở bốt Đ́nh Cả và tiêu diệt bọn địch đi tuần trên đường số 1. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Tạ Kiên, đại đội trưởng đại đội 51 người ở Tiêu Thượng, lợi dụng đêm tối của tháng đầu năm, ta đào công sự, phục kích ở dốc Tiêu Sơn, Dụê Nam, xă Nội Duệ. Từ trên cao quan sát thấy địch đă lọt vào trận địa phục kích của ta, đại đội trưởng Tạ Kiên bắn một phát súng lục, được lệnh của bộ đội ta đồng loạt nhảy lên khỏi công sự, ào ạt bắn xối xả vào đội h́nh của địch. Bị đánh bất ngờ, địch lúng túng, rối loạn hàng ngũ bỏ chạy tán loạn về bốt Đ́nh Cả. Trận đánh chỉ diễn ra chớp nhoáng trong ṿng 15- 20 phút, quân ta nhanh chóng rút lui về Hồi Quan, Tam Sơn bố trí công sự để chuẩn bị đánh địch truy càn.
    Lo sợ trước lực lượng của ta, từ mờ sáng ngày 13 tháng giêng năm 1953, địch huy động, tập trung quân cơ động ở Phù Lưu và Đ́nh Bảng cùng một số quân ở các đồn bốt xung quanh có tới hàng trăm tên, chia làm hai mũi thành thế gọng ḱm tấn công vào làng Hồi Quan.
    1. Đường cầu cỏ thôn Hương Phúc ( mũi chủ yếu ).
    2. Đường đồng Tràng Tiêu Thượng ( mũi phô ).
    Mở đầu cho cuộc tấn công này, khoảng 8 giờ sáng, khi những tia nắng xuân Êm áp vừa chiếu xuống, địch đă dồn dập bắn hàng trăm quả đạn đại bác 105 vào làng để uy hiếp tinh thần quân dân ta, sau đó mới ào ạt xua quân dàn hàng ngang khoảng 300 đến 400 tên lính Lê dương – chủ yếu là lính Âu Phi tấn công vào làng.
    Ta vẫn b́nh tĩnh chờ địch đến gần, cách trận địa khoảng 50m mới đồng loạt nhất tề nổ súng. Bị đánh bất ngờ lại gặp hoả lực mạnh, đường đạn căng nên địch bị đổ găy ngă hàng loạt, nhiều tên địch đă chết và bị thương, số sống sót hoảng sợ quay đầu bỏ chạy tán loạn trên các thửa ruộng mạ chiêm toé nước trắng xoá. Ta áp đảo địch bằng các tiếng thét xung phong ầm ĩ làm cho bọn địch càng thêm hoảng sợ.
    Lần thứ nhất địch tấn công vào làng xă đă hoàn toàn bị bẻ găy. Khi trận chiến đấu quyết liệt của bộ đội ta cùng phối hợp với lực lượng dân quân du kích trong thôn th́ cũng là lúc dân quân làng Hồi tập trung đông nhất trước cửa đ́nh mà phía trước đ́nh lại là mũi tấn công chính của kẻ địch.
    Trước t́nh h́nh phức tạp Êy, sau khi hội ư chớp nhoáng trong ban chỉ huy, ta nhận định nếu để nhân dân chạy đi phía sau làng th́ sẽ bị máy bay địch bắn vào. Cũng nhờ vây mà những tên địch c̣n sống, hoảng sợ đang nằm úp mặt, nép xuống vệ đường lóp ngóp đứng lên rút chạy về phía đường 1.
    Sau thất bại lần một, suốt từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, địch củng cố lại lực lượng liên tiếp mở 4 đợt tấn công vào làng nhưng hoàn toàn bị quân ta đánh bật ra, chúng phải bỏ lại nhiều xác chết.
    Trước sức mạnh kiên cường, tinh thần anh dũng của bộ đội ta, qua bốn đợt tấn công nhưng không vào làng được, địch phải ngừng lại, chúng tập hợp ,bổ sung thêm quân quyết định mở một cuộc tấn công quyết liệt vào làng Hồi bằng cả trọng pháo và phi cơ.
    Tất cả đại bác ở các vùng xung quanh cùng máy bay bà già ( 1. 19 ) chỉ huy cùng với bốn máy bay khu trực của địch tập trung bắn đại bác và ném bom napa dồn dập xuống làng Hồi Quan nhằm đốt trụi các dăy cây xanh, san bằng các nhà dân để uy hiếp tinh thần của nhân dân ta.
    Khói lửa ngút trời, xóm làng bốc cháy, nhưng quân và dân ta vẫn b́nh tĩnh , vững tinh thần chờ địch đến thật gần mới nổ súng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Chính trước cửa đ́nh Hồi Quan, gần chục xác địch đă bị bắn chết , nằm rải rác trước cửa tắc môn.
    Kết quả ta tiêu diệt hàng trăm tên lính Lê Dương ( đại đa số là lính Âu Phi ), bọn địch hoảng sợ bỏ chạy hết. Nhân dân làng Hồi Quan đă hoàn toàn dành thắng lợi trong trận chống càn quét của địch vào làng.

    Qua những điều tŕnh bày ở trên, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật về lịch sử- xă hội và truyền thống văn hoá của làng Hồi Quan. Đây thực sự là một làng được h́nh thành sớm, trong một vùng quê được khai phá cùng với quá tŕnh dựng nước của ông cha ta từ thuở các vua Hùng. Là một vùng quê chiêm trũng, kết cấu kinh tế chính là trồng lúa nước và nghề dệt, cơ cấu tổ chức làng xă là một cộng đồng chặt chẽ và tương đối hoàn chỉnh, ổn định với nhiều thiết chế. Nơi đây có một cụm di tích gồm đ́nh và chùa được xây dựng từ lâu đời làm nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
    Trải qua diễn tŕnh lịch sử, các thế hệ người dân Hồi Quan c̣n rất chú trọng trong việc xây dựng những công tŕnh tín ngưỡng để thờ phụng các nhân vật lịch sử có công với dân với nước. Cùng với sự tồn tại của ngôi đ́nh làng, c̣n có chùa Hồi Quan, tên cổ là Sùng Ân Tự.
    Về niên đại dựng chùa, theo các bậc già làng, chùa có từ rất xa xưa. Khỏng giữa thời Tây Đông Hán, ở vùng Long Biên nước ta có một người con gái rất đẹp tên là Tạ Diên Nương, nàng vốn sùng mộ đạo phật, nàng thường đi thăm thú các vùng danh lam thắng cảnh trong vùng. Một hôm đi tới huyện Yên Phong, xưa gọi là Phú An, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc ( xưa gọi là Vũ Ninh ), lúc tới đầu làng Hồi Quan ( lóc Êy gọi là Hồi Lan ), nàng thấy một ngôi chùa tên gọi là Sùng Ân và xung quanh ngôi chùa có vẻ đẹp lạ thường, nàng đă tự nguyện ở lại ngôi chùa này để sớm tối đèn nhang, hương khói và sau này bà chính là thân mẫu của đức thánh Tam Quang ( vị thành hoàng của làng ).
    Ghi nhớ công ơn của bà, dân làng Hồi Quan đă không quên hương khói cho bà theo lệ làng vào ngày mất của bà, tức ngày mùng một tháng giêng hàng năm.
    Vào cuối thế kỷ XII, dân làng dựng lại chùa, theo bia “ Sùng Ân tân tạo phật tự bi “ lập ngày tốt tháng hai năm Giáp Tuất, niên hiệu Chính Hoà 15 ( 1694 ) th́ chùa được xây mới hoàn thành vào tháng ba năm Quư Dậu ( 1693 ). Người đứng ra hưng công dựng chùa mới là pháp tăng Nguyễn Quang Minh, trụ tŕ ở chùa.
    Về quy mô kiến trúc, ngôi chùa khá bề thế và cổ kính, bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm có tam bảo, nhà tiền tế, nhà tổ, nhà khách, trên một diện tích chừng 500 ha. Bộ v́ nóc hiện trạng đơn giản theo kiến trúc Nguyễn. Đề tài trang trí chùa gồm có các h́nh rồng, hoa lá, sư tử và tiên phật. Trong chùa có 57 pho tượng tṛn, đó là những pho tượng thường thấy trong hệ thống các pho tượng phật của nhiều chùa khác trong vùng, chẳng hạn như các pho Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Di Lặc, Thánh Tăng, Trừng ác, Khuyến Thiện . chùa có một quả chuông đồng Sùng Ân Bảo Chung loại lớn với bán kính 60cm, cao 1,2m. Chuông được đúc vào tháng 12 năm Canh Thân niên hiệu Cảnh Thịnh ( 1800 ). Điều đáng lưu ư là chữ “Thịnh “ không bị đục. Ngoài ra c̣n có cây hương đá lập năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà ( 1697 ).
    Về các ngôi mỉếu cổ của làng , theo các già làng kể lại, xưa có cả thảy bốn ngôi miếu. Các ngôi miếu này trấn giữ ở bốn hướng của làng : Đông, Tây, Nam, Bắc. Các ngôi miếu Êy chính là các pháo đài bảo vệ làng và cũng c̣n là nơi thờ phụng các vị thổ thần có công trong việc bảo vệ an toàn cho làng. Những ngôi miếu ở các hướng Đông, Nam, Bắc hiện nay không c̣n nữa, ngày nay chỉ c̣n lại một ngoi miếu ở hướng Tây.
    Hàng tháng, vào các ngày rằm và mùng một, bà con trong làng vẫn có người ra miếu để hương khói cầu tài cầu lộc.
    Về mặt kiến trúc và giá trị nghệ thuật của các ngôi miếu, nói chung không có ǵ khác biệt so với các ngôi miếu cổ khác trong vùng.

    II.sự h́nh thành và quá tŕnh tồn tại của di tích

    1. Truyền thuyết lịch sử về các nhân vật được thờ
    Hồi Quan- Tương Giang, mảnh đất có bề dày lịch sử, nơi đây c̣n in đậm dấu Ên của quá tŕnh đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mảnh đất này cũng là nơi sản sinh ra nhiều vị tướng tài cống hiến trọn đời ch đất nước. Mỗi g̣ đất, cánh đồng, con sông, con đường đều ghi dấu những sự kiện liên quan đến thân thế và sự nghiệp các vị thần đang được nhân dân tôn thờ. Việc xây dựng các công tŕnh tín ngưỡng để phụng thờ các nhân vật có công với dân với nước là tỏ ḷng tôn kính, ḷng biết ơn sâu sắc, đạo lư “ uống nước nhớ nguồn “ của các thế hệ người dân thôn Hồi Quan. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh, tinh thần yêu nước, ḷng tự hào dân tộc, ư thức trân trọng ǵn giữ các giá trị văn hoá mà cha ông ta đă dày công xây dựng.
    Đ́nh làng Hồi Quan được dựng lên để tôn tờ nhân vật lịch sử : Tam Quang Đại vương – tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó c̣n có bà Nguyễn thị Ngọc Thường, người quê hương có nhiều công đức góp tiền của cùng với làng tu sửa lại ngôi đ́nh.
    2.1. Truyền thuyết về vị thành hoàng làng.
    Mét trong những đặc điểm phản ánh về truyền thống phụ nữ Việt Nam nói chung và về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nói riêng, chúng ta thấy - đó là sự tham gia tích cực, đông đảo của nữ giới trong cuộc chiến đấu trực tiếp với quân thù. Nhưng ỏ đây, tại đ́nh Hồi Quan, cũng như một số di tích khác ở làng xă vùng này như đ́nh Cẩm Giang, đền Cẩm Thụ .có đặc điểm khác biệt là các di tích đó lại là nơi thờ phụng, tưởng niệm những danh tướng của Hai Bà Trưng, là nam giới. Đ́nh Cẩm Giang thờ ông Pháp Hải Đại Vương, đền Cẩm Thụ thờ Quảng Khánh Đại Vương , và đ́nh Hồi Quan thê Tam Quang Đại Vương - được tôn lên làm thành hoàng của làng.
    Truyền thuyết về vị thành hoàng của làng, theo bản sự tích chính bản về đức thánh Tam Quang được dịch từ tiếnh Hán ra tiếng Việt như sau :
    ( Bản ghi chép sự tích một vị đại vương triều Trưng Nữ Vương- trong sách Cấn Chi, bé trung đẳng – bản chính của bộ Lễ quốc triều ).
    Ngày xưa, vua Hùng khởi vận giang sơn thánh tổ, xây dựng cơ đồ hơn hai mươi năm. Vua Hùng dựng nước, non xanh ngàn dặm, xây dựng nên cung điện, kinh đô, một dải non sông xanh biếc.
    Mở đạo thánh đế minh vương, cứu nhân độ vật, thống lĩnh mười lăm bộ, gọi Bách việt là tổ đầu tiên. Về sau đổi thành Hùng Gia. Ngày Êy bách thần sông núi thường hay xuất thế đầu thai thành người đi giúp nước cứu dân, nhà nào có phúc sẽ gặp may mắn này.
    Lại nói cơ đồ của nhà Hùng truyền tới đời thứ mười tám là hết, ư trời cáo chung. Trải đến giữa thời Tây Đông Hán, ở vùng Long Biên thuộc nước ta, có người con gái họ Tạ tên gọi Diên Nương, tuổi tṛn mười tám, má phấn môi son, dáng dấp yểu điệu, mắt long lanh tựa sóng mùa thu, quả là mười phần xinh đẹp.
    Thế nhưng, duyên lành chưa định được nơi chốn, nàng t́nh nguyện ở vậy và sùng mộ đạo phật.
    Rồi nàng đi thăm các nơi danh lam thắng cảnh. Một hôm đi tới huyện An Phong ( xưa gọi là Phú Ân ), phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc ( xưa gọi là Vũ Ninh ); lúc đến đầu trang Hồi Quan ( xưa gọi Hồi Lan ), nàng thấy một ngôi chùa tên gọi Sùng Ân Tự.
    Ngắm bốn phía, nàng thấy nơi đây có nhiều phong cảnh đẹp, và nàng đă quyết định ở lại ngôi chùa này, sớm tối đèn nhang, hương khói. Trụ tŕ ở chùa mới được một năm mà nàng đă được dân trong vùng hết ḷng mến mộ.
    Vào một đêm cuối canh ba, nàng bỗng mơ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú, ḿnh mặc áo đỏ từ bên đường đi tới, tự xưng là thần linh của vùng đất này, là con trai thứ ba của vua Lạc Long, được cai quản miếu này. Thần nói với nàng rằng :”nhà ngươi đức dày, trời đă biết đến, nay cho tướng quân Linh Linh phụng mệnh thiên đ́nh, xuống đầu thai làm con “.
    Nói xong chàng bỗng bay vút lên không trung, nàng ngước lên chỉ thấy một vầng hào quang soi thẳng xuống thân ḿnh, nàng ôm vào ḷng ḿnh cái quầng sáng kỳ ảo Êy và nàng như cảm thấy ḿnh dường như vừa trải qua một giấc mơ kỳ lạ.
    Từ khi nh́n thấy ánh hào quang kỳ diệu Êy, kỳ lạ thay, nàng đă mang thai. Tới ngày mồng 7 tháng 2 năm Giáp Ngọ th́ nàng sinh một cậu bé khôi ngô tuấn tú có tướng mạo khác thường, trí tuệ xuất chúng, bèn đặt tên là Tam Quang ( theo quan niệm dân gian, Tam Quang là ánh mặt trời, mặt trăng và các v́ sao ).
    Bà mẹ chăm chút nuôi dưỡng người con đến độ tuổi mười lăm, cậu bé trở thành một chàng trai cực kỳ thông minh, học giỏi, thuộc ḷng binh thư, vơ nghệ cao cường, dũng mănh, địch nổi muôn người.
    Năm ông lên mười tám, người mẹ bỗng dưng không đau ốm mà mất. Trong thời gian ba năm đoạn tang mẹ cũng là lúc Tô Định mang quân sang xâm lược nước ta.
    Trăm họ lầm than, không người cứu giúp. Khi Êy có người cháu gái của Vua Hùng, tên huư là Trắc, là bậc hào kiệt trong đám nữ lưu, thanh thế như thánh thần, oai hùng dũng mănh, đem quân ra trận đánh giặc.
    Trong đấng nam nhi c̣n thiếu người có tài thao lược, nên nữ tướng đă dẫn quaan đi phát động tướng tài. Bà mật tâu với thánh Tản Viên, hội họp bách thần ở cửa sông Hát Môn ( tức xứ Sơn Tây ); lập đàn tế các vị thần linh, ngầm khấn rằng: “ Trời sinh ra nhười làm chủ vạn vật trong trời đất, sinh linh có tông thống, cỏ cây có sinh sôi. Trải qua các đời đế vương trước, thiên tử thánh minh, triều đ́nh có đạo, quư dân yêu nước, đức hoá khắp nơi, thiên hạ thanh b́nh, đất nước vô sự. Nay có người khác họ là bọn chó dê Tô Định, ngông cuồng bạo ngược, tàn sát dân lành, khiến cho thần người trời đất đều vô cùng căm phẫn.
    Thiếp tôi là cháu gái Vua Hùng xưa, mỗi khi nhắc tới việc các sinh linh bị sát hại, không khỏi bùi ngùi rơi lệ. Nay đau ḷng thương đàn con đó, những mong lấy nghĩa trừ tàn, nguyện cùng các vị tôn thần linh thiêng hội họp ở đàn tế này, xinchứng giám và thề nguyền giúp sức cứu thiếp; Trưng nữ này đem quân đi đánh giặc giúp nước cứu dân, xin hăy cùng thiếp khôi phục lại cơ đồ của tổ tông, đưa nhân dân tới nơi yên ổn, cưú sinh linh khỏi cảnh lầm than, để không phụ ư trời, thoả vong linh của vua cha nơi đền miếu, làm yên ḷng tổ tiên nơi suối vàng.”
    Khấn xong bà hô âm binh trùng trùng điệp điệp theo đi đánh giặc. Bà lại truyền hịch tới các đạo châu huyện ở Nam Bang, ở đâu có tướng tài văn vơ và đức độ hơn người, những anh hùng xuất thế có thể đánh tan giặc, hăy mau đem binh lính phiên thần đi dẹp giặc.
    Sau khi nghe lời hịch kêu gọi diệt thù của Bà Trưng, ngài Tam Quang liền chiêu tập anh hùng hào kiệt khắp vùng, chiêu mộ quân sĩ được hàng vạn người. Lại mổ lợn , giết trâu, lập đàn cúng tế trời đất, thần linh, rồi khao thưởng quân sĩ của bản trang. các vị phụ lăi và nhân dân trang Hồi Quan hết sức sợ hăi.
    Khi nghe ngài Tam Quang nói :” mẹ ta trước kia có nói ta vốn là thần linh ở đây, dân trang các người phải thờ cúng ta các ngày sinh và hoá; mai đây, ta đi đánh giặc lập công, diệt trừ bọn giặc cướp nước, ta chẳng phải như quân giặc cướp nước kia, các ngươi chớ că lo sợ; nghe ngài nói xong th́ nhân dân phụ lăo trang Hồi Quan đều vô cùng vui mừng, làm lễ xin được theo làm thần tử của người. Người ưng thuận cho hai mươi lăm người dân trang khoẻ mạnh làm gia thần thủ túc.
    Ngay sau hôm đó, người dẫn quân đến đồn Trưng Nữ. Thấy ông là người có tài văn vơ, lại có một đội quân tinh nhuệ, bà bèn cử ông làm chỉ huy sứ ; và sau đó, bà Trưng cử ông đem quân đi theo em gái bà là bà Trưng Nhị, tiến đánh đồn của Tô Định. Đánh nhau chưa hết trận đầu đă bắt sống được tướng giặc, c̣n quân lính thua chạy tán loạn.
    Quân ta thu phục dược sáu mươi lăm thành tŕ ở linh Ngoạ về cho Nam Bang. Bà Trưng lên ngôi vua, ban chiếu triệu ông về kinh đô. Bà lại mở tiệc mừng khao thưởng tướng sĩ, gia phong công trạng theo thứ bậc khác nhau. Rồi nhà vua cho phép ông được trở về An Phong lấy làm nơi thực Êp.
    Ông bái tạ Bà Trưng rồi trở về nơi nhiệm sở, tháng ngày nhàn du. Thấy trang Hồi Quan là nơi đất quư, có sông núi bao quanh, long hổ ôm Êp, ông cho đây là một thắng cảnh đẹp. Thế là ông cho binh sĩ và nhân dân xây dựng doanh trại, sửa sang đền miếu. Ông lại mở yến tiệc mời nhân dân phụ lăo trang Hồi Quan tới dự.
    Trong lóc vui tiệc, ông nói với mọi người :” Ta đă được nhà vua ban quan tước, dân làng đă được an cư lạc nghiệp ; thế là từ nay ta vinh hiển hưởng phúc cùng các ngươi. Ta để lại một di mệnh là trang các ngươi sẽ phụng thờ ta măi măi.” ông lại ban cho dân năm mươi hốt bạc dùng vào việc thờ cúng sau này.
    Bà Trưng lên ngôi được ba năm th́ nhà Hán lại sai Mă Viện sang phục thù. Bà Trưng vô cùng lo lắng, binh thư cấp báo về triều năm lần trong một ngày.
    Bà cho triệu ông về kinh đô cùng bà đem quân đi giết giặc. Đánh nhau một trận quyết liệt mà vẫn chưa phân thắng bại. Không ngờ được rằng, do vận trời suy vong, vua Trưng Nữ thất cơ thua chạy, thế rồi bà hoá ông than rằng :” cơ đồ của nữ vương quả thật chỉ như một giấc mộng mà thôi!”.

    Hôm sau đó, ông trở về nhiệm sở An Phong. Không ngờ bị quân Hán đuổi theo. Ông nói với mọi người rằng :” Quân giặc Hán mạnh, khó mà địch nổi ” và bèn sai quân ra đóng chặt cửa ải không cho chúng vào. Tướng quân nhà Hán vô cùng căm giận, cho quân tiến thẳng vào.
    Đêm hôm ấy,chúng tiến đến đất Trong- Vi, ông phá ṿng vây, cưỡi ngựa lên núi, rồi biến mất ( đêm Êy là vào ngày 15 tháng 11 ).
    Sau khi ông qua đời, nhân dân làng Hồi Quan làm lễ cúng tế, rước thần hiệu và xây đền thờ ông.
    Sau này tới thời vua Lê Đại Hành, vào năm Thiên Phúc ( 980 ) có làm lễ khảo khoá các vị thần đă linh ứng giúp nước để tặng thưởng thêm. Và nhà vua đă phong cho ngài Tam Quang là :” Thần thành hoàng linh phù “ của vùng này.
     
Đang tải...