Thạc Sĩ Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- PHẦN MỞ ĐẦU
    - Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thục
    - Tên đề tài luận án: Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa
    - Chuyên ngành: Văn hóa học
    - Mã số: 62 31 06 40
    - Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Chí Bền
    - Tên cơ sở đào tạo: Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
    B- PHẦN NỘI DUNG
    1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
    -Mục đích nghiên cứu: Đánh giá giá trị DSVH vùng Hàm Rồng, chỉ ra những giá trị đặc trưng chung của hệ thống DSVH trong vùng. Chứng minh Hàm Rồng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trở thành một vùng văn hóa ở tỉnh Thanh Hóa.
    - Đối tượng nghiên cứu: Di sản văn hóa vùng văn hóa Hàm Rồng (không gian thành phố Thanh Hóa hiện nay) bao gồm DSVH vật thể (Di tích lịch sử văn hóa; danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật); DSVH phi vật thể (Lễ hội, tín ngưỡng; diễn xướng dân gian; nghề thủ công truyền thống) điển hình còn hiện tồn đến nay.
    2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
    2.1. Nghiên cứu lý thuyết: phân tích vấn đề nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết vùng và phân vùng văn hóa, DSVH.
    2.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học - dân tộc học - lịch sử . Thu thập, phân loại, đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu về và điều tra, điền dã thực tế DSVH vùng Hàm Rồng
    3. Các kết quả chính và kết luận
    3.1-Luận án đã tiếp cận tổng quát lý thuyết về DSVH và các cách phân loại DSVH; Các khuynh hướng nghiên cứu về vùng văn hóa và phân vùng văn hóa của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam. Việc nghiên cứu cho thấy, khi xác định một vùng văn hóa cần xây dựng hệ tiêu chí. Trong hệ tiêu chí càng nhiều tiêu chí đặc trưng thì việc xác định vùng văn hóa càng chính xác. Để xác định Hàm Rồng là một vùng văn hóa, tác giả luận án đã đưa ra một hệ tiêu chí (4 tiêu chí), trong đó DSVH được
    đề xuất như một tiêu chí mới.
    3.2-Luận án đã khảo cứu toàn bộ hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng theo hai loại hình (DSVH vật thể và DSVH phi vật thể). Bước đầu nhận diện những giá trị đặc trưng của DSVH vùng Hàm Rồng: (1) DSVH vùng Hàm Rồng có quá trình tích tụ liên tục về thời gian, đa dạng về loại hình; (2) Các loại hình DSVH trong vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa sông Mã và mạch nguồn văn hóa Đông Sơn; (3) Mang đậm dấu ấn hội tụ, lan tỏa do quá trình giao lưu văn hóa theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây.
    3.3-Trên cơ sở hệ tiêu chí đã xác định: (1) Có không gian địa lý liên tục, liền khoảnh; (2) Có cảnh quan sinh thái tự nhiên đa dạng, độc đáo; (3) Có cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời, phát triển liên tục trong lịch sử; (4) Có hệ thống DSVH đặc trưng luận án vận dụng vào thực tiễn Hàm Rồng, chứng minh Hàm Rồng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trở thành một vùng văn hóa đặc trưng ở tỉnh Thanh Hóa.
    3.4-Luận án đưa ra một số khuyến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn trên các bình diện: Quy hoạch không gian văn hóa vùng Hàm Rồng; bảo tồn DSVH; phát huy giá trị vùng văn hóa Hàm Rồng; xây dựng Hàm Rồng trở thành một trung tâm kinh tế - du lịch - văn hóa trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa và cả nước.
    Kết luận: Hàm Rồng là một vùng văn hóa đặc biệt ở tỉnh Thanh Hóa. Việc nghiên cứu giá trị DSVH vùng Hàm Rồng cho phép nhận diện bức tranh lịch sử - văn hóa sinh động đã diễn ra trên vùng đất này. Đồng thời, góp phần làm phong phú hơn kho tàng DSVH ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Những giá trị DSVH độc đáo, điển hình còn hiện tồn ở vùng Hàm Rồng cho phép tỉnh Thanh Hóa nghĩ đến một bài toán quy hoạch, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị vùng văn hóa Hàm Rồng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...