Thạc Sĩ Di sản văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận dài 27 trang:
    MỞ ĐẦU
    Đất nước ta có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa các địa danh cách mạng. Chính những di tích này đã tạo nên "khí thiêng sông núi", thức tỉnh, nuôi dưỡng lòng yêu nước thương nòi, lòng tự hào dân tộc và ý chí tự cường của bao thế thệ.
    Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hoà và tương tác giữa thiên nhiên - con người - văn hóa Việt nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hết sức gian khổ.
    Qua chuyến đi thực tế các tỉnh miền Trung vừa qua, tôi đã được thăm quan một số thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới là Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế và phố cổ Hội An. Đã giúp tôi hiểu đầy đủ hơn, sâu hơn về các địa danh lịch sử của đất nước. Với những nét kíên trúc đặc sắc nằm giữa một vùng non nước nên thơ và một quần thể danh thắng, di tích kỳ thú, trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng đã thu hút thu du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.
    I. PHONG NHA - KẺ BÀNG.
    Người ta thường gọi chung là khối núi (vườn Quốc gia) Phong Nha - Kẻ Bàng do sự kết hợp của Phong Nha (động nước) và Kẻ Bàng (khối núi). Ngày xưa Phong Nha có tên là núi Thần Tiên do chính bởi vẻ đẹp huyền ảo nơi đây, GS Trần Quốc Vượng đã nói: "Người ta cứ theo mặt chữ của hai từ này mà đoán ý nghĩa tên Phong Nha", Nghĩa Hán Việt của hai từ này là "Răng Gió", phải chăng do bởi ngay ở cửa hàng có nhiều nhũ đá toả xuống tua tủa giống như hình những cái răng lớn gồ ghề? Hay do bởi người ta thường nghe thấy từ cửa động phát ra một tiếng lạ lùng, lúc ào ào như giông bão, lúc lại réo lên như tiếng phì hơi của một quái vật khổng lồ? Đó chính là tiếng gió thổi từ trong động ra ngoài. Theo Đại Nam nhất thống chí thì địa danh này lại có tên "Phong Ta" nghĩa "Nhà Gió". Theo từ điển Phật học lại là "Phong Ta" (Ta đại - Phong đại là một trong 4 nguyên tố tạo tác vật chất) và còn được hiểu theo nghĩa "Phong phấn tấn tam muội" một phép Thiền định khiến làm khơi lên một trận gió lớn. Rõ ràng, tên Phong Nha (Gia) gắn với tính chất Phật giáo của chùa Hang này. Một số nhà nghiên cứu sử học và dân tộc học lại giải thích rằng: Phong Nha là sự Hán hóa một từ gốc rất xa xưa của địa phương này mang nghĩa đầy nguồn cội, nơi khởi đầu của cuộc sống. Thăm động như đi vào lòng mẹ, là về với chính minh, để như hoà cùng thiên nhiên hoang sơ mà tự vươn lên trên cái cá thể đầy bụi bặm, nhằm tạo sự cân bằng cho cuộc đời.
    Động Phong Nha bao gồm có hai động lớn là: Phong Nha thượng còn gọi là động Khô hay động Tiên Sơn và Phong Nha hạ - động Phong Nha hay còn gọi là động nước. Điều kỳ lạ là động Tiên Sơn với độ cao 200m ngự trên trần động Phong Nha lại không hề thông với động Nước ở phía dưới Động Phong Nha chính là một hệ thống gồm nhiều hang động nói với nhau. Mỗi nơi một cảnh dần dần chúng được định danh để phản ánh về những khía cạnh của tâm hồn nhân thế.
    1. Trong di sản thiên nhiên Phong Nha: nhiều tên núi, sông, hang động được đặt tên đưa vào truyền thuyết như: động Tiên Sơn, đây Xuân Sơn, sông Son, động Thiên Tiên, động ái Ân, động Hẹn Hò
    Huyền thoại dãy Xuân Sơn - Sông Son - động Phong Nha - mảnh đất Bình Yên - bãi Thủy Tộc.

    Từ một thời đã xa và rất xa, có người khổng lồ định gá đá Trường Sơn đem ra biển để dựng những đảo bồng lai cho Hằng Nga trốn trời xuống tình tự. Nhưng không may bị bại lộ, trời sai Thiên Lôi trừng phạt khiến công việc dở dang, nửa gánh kết thành dãy Xuân Sơn (một phần tách ra của rặng Kẻ Bàng) ở bên kia sông, nửa ở bên kia sông, nửa ở bên này thành núi Voi và những núi khác. Lưới búa oan của thiên lôi làm máu ông khổng lồ chảy thành dòng sông Son (một trong bốn nguồn của sông Gianh - con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Bình), để hàng năm đến mùa lại đỏ màu khắc khoải, màu thủy chung của thiên tình sử oan trái. Nước mắt thương con của bà mẹ đất đã làm trong lại dòng sông. Để an ủi người con cũng như chính mình bà thu gom mọi vẻ đẹp của thế gian lại và tạo nên cảnh sắc Phong Nha. Từ đó nơi đây trở thành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...