Luận Văn Di sản văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Di sản văn hóa Việt Nam

    MỞ ĐẦU

    Đất nước ta có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa các địa danh cách mạng. Chính những di tích này đã tạo nên "khí thiêng sông núi", thức tỉnh, nuôi dưỡng lòng yêu nước thương nòi, lòng tự hào dân tộc và ý chí tự cường của bao thế thệ.
    Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hoà và tương tác giữa thiên nhiên - con người - văn hóa Việt nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hết sức gian khổ.
    Qua chuyến đi thực tế các tỉnh miền Trung vừa qua, tôi đã được thăm quan một số thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới là Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế và phố cổ Hội An. Đã giúp tôi hiểu đầy đủ hơn, sâu hơn về các địa danh lịch sử của đất nước. Với những nét kíên trúc đặc sắc nằm giữa một vùng non nước nên thơ và một quần thể danh thắng, di tích kỳ thú, trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng đã thu hót thu du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.

    I. PHONG NHA - KẺ BÀNG.
    Người ta thường gọi chung là khối núi (vườn Quốc gia) Phong Nha - Kẻ Bàng do sự kết hợp của Phong Nha (động nước) và Kẻ Bàng (khối núi). Ngày xưa Phong Nha có tên là núi Thần Tiên do chính bởi vẻ đẹp huyền ảo nơi đây, GS Trần Quốc Vượng đã nói: "Người ta cứ theo mặt chữ của hai từ này mà đoán ý nghĩa tên Phong Nha", Nghĩa Hán Việt của hai từ này là "Răng Gió", phải chăng do bởi ngay ở cửa hàng có nhiều nhũ đá toả xuống tua tủa giống như hình những cái răng lớn gồ ghề? Hay do bởi người ta thường nghe thấy từ cửa động phát ra một tiếng lạ lùng, lúc ào ào như giông bão, lúc lại réo lên như tiếng phì hơi của một quái vật khổng lồ? Đó chính là tiếng gió thổi từ trong động ra ngoài. Theo Đại Nam nhất thống chí thì địa danh này lại có tên "Phong Ta" nghĩa "Nhà Gió". Theo từ điển Phật học lại là "Phong Ta" (Ta đại - Phong đại là một trong 4 nguyên tố tạo tác vật chất) và còn được hiểu theo nghĩa "Phong phấn tấn tam muội" một phép Thiền định khiến làm khơi lên một trận gió lớn. Rõ ràng, tên Phong Nha (Gia) gắn với tính chất Phật giáo của chùa Hang này. Một số nhà nghiên cứu sử học và dân tộc học lại giải thích rằng: Phong Nha là sự Hán hóa một từ gốc rất xa xưa của địa phương này mang nghĩa đầy nguồn cội, nơi khởi đầu của cuộc sống. Thăm động như đi vào lòng mẹ, là về với chính minh, để như hoà cùng thiên nhiên hoang sơ mà tự vươn lên trên cái cá thể đầy bụi bặm, nhằm tạo sự cân bằng cho cuộc đời.
    Động Phong Nha bao gồm có hai động lớn là: Phong Nha thượng còn gọi là động Khô hay động Tiên Sơn và Phong Nha hạ - động Phong Nha hay còn gọi là động nước. Điều kỳ lạ là động Tiên Sơn với độ cao 200m ngự trên trần động Phong Nha lại không hề thông với động Nước ở phía dưới Động Phong Nha chính là một hệ thống gồm nhiều hang động nói với nhau. Mỗi nơi một cảnh dần dần chúng được định danh để phản ánh về những khía cạnh của tâm hồn nhân thế.
    1. Trong di sản thiên nhiên Phong Nha: nhiều tên núi, sông, hang động được đặt tên đưa vào truyền thuyết như: động Tiên Sơn, đây Xuân Sơn, sông Son, động Thiên Tiên, động ái Ân, động Hẹn Hò
    Huyền thoại dãy Xuân Sơn - Sông Son - động Phong Nha - mảnh đất Bình Yên - bãi Thủy Tộc.
    Từ một thời đã xa và rất xa, có người khổng lồ định gá đá Trường Sơn đem ra biển để dựng những đảo bồng lai cho Hằng Nga trốn trời xuống tình tự. Nhưng không may bị bại lộ, trời sai Thiên Lôi trừng phạt khiến công việc dở dang, nửa gánh kết thành dãy Xuân Sơn (một phần tách ra của rặng Kẻ Bàng) ở bên kia sông, nửa ở bên kia sông, nửa ở bên này thành núi Voi và những núi khác. Lưới búa oan của thiên lôi làm máu ông khổng lồ chảy thành dòng sông Son (mét trong bèn nguồn của sông Gianh - con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Bình), để hàng năm đến mùa lại đỏ màu khắc khoải, màu thủy chung của thiên tình sử oan trái. Nước mắt thương con của bà mẹ đất đã làm trong lại dòng sông. Để an ủi người con cũng như chính mình bà thu gom mọi vẻ đẹp của thế gian lại và tạo nên cảnh sắc Phong Nha. Từ đó nơi đây trở thành mảnh đất "tụ linh tụ phúc" Nhiều người nghiệm rằng con trai tắm ở dòng sông này thì cơ thể trở nên cường tráng, con gái rửa mặt giữa dòng thì sẽ xinh tươi hơn Và Phong Nha cũng trở thành nơi "quần tiên hội tụ". Một buổi, theo thường lệ. Ngọc Hoàng thượng đế thiết triều nhưng chỉ thấy các lão tiên tới hầu. Bằng trí tuệ của đấng sáng tạo. Ngài biết các tiên đang vui vẻ trên trần thế mà quên đường về. Ngài thường nghĩ cảnh đẹp trên trời là chuẩn mực cho thế giới nên không thể có nơi nào đẹp hơn để lưu chân khách miền thiên quốc. Vì thế ngài đã lặng lẽ xuống trần, tới Phong Nha, Ngài sững sờ trước cảnh non nước hữu tình. Ngài tha tội cho các tiên, song để cho Phong Nha giữ được vẻ đẹp thuần khiết, ngài phân tiên nam bên tả, tiên nữ bên hữu dòng chảy. Từ đó dãy Xuân Sơn thành tên và là nơi hội họp của các tiên ông đạo cao đức trọng Truyền lại, trước đây núi Xuân Sơn muôn loài hoà hợp, cuộc sống thật thanh bình trong niềm vui bất tận. Người đời gọi đó là mảnh đất Bình Yên và thường ngày các "chúng sinh chìm nổi" đã ngoi lên để chiêm ngưỡng món quà kỳ diệu của tạo hoá, chúng quên cả đường về để rồi sau đó hoá đá mà thành bãi Thủy tộc, Bãi Thủy Tộc hiếm hoi đã tạo nên hồn cho đoạn sông này khiến nơi đây như có một không gian riêng, đầy chất Thủy Tộc hiếm hoi đã tạo hồn cho đoạn sông này khiến nơi đây như có một không gian riêng, đầy chất thơ, đượm màu Thiên và lão Trang.
    - Thiên Nhũ (ở cuối dãy Xuân Sơn).
    Truyện kể rằng, có một thời đại trời làm hạn hán, đất nẻ khô, dòng sông cạn tới đáy, cây cối xác xơ, muôn loài đói khát Người và vật rủ nhau vào động Phong Nha đánh thức bà mẹ thế gian. Tỉnh giấc, thấy sự cùng quẫn của muôn loài, bà xả thân cứu vớt, nhưng nước mắt của bà không đủ để tạo thành dòng sông. Nhớ lời dặn của chồng. Từ mối tình vũ trụ Êy, tính khí thiêng liêng của người cha thần thánh đã tràn ngập đất trời, thành những cơn mưa tụ lại thành suối thành sông chảy đi muôn nơi cho muôn loài sinh sôi. Cặp thiên nhũ sau hoá thành hai đỉnh núi tròn nhọn nhắc trời cha đừng quên trách nhiệm.
    - Động tiên Sơn - Động Ái Ân.
    Huyền thoại Tiên Sơn động gắn liền với câu chuyện cổ tích mà nhiều cụ già ở nơi đây hay kể Vào buổi hồng hoang, đất trời còn gần gũi, ở nơi cuối dòng sông có một chàng trai làm nghề đánh cá. Chàng sống độc thân từ nhỏ đã thiếu tình âu yếm. Quen khổ cực và sống tự lập, chàng được trời phú cho một thân thể cường tráng, luôn có ý thức cứu giúp mọi người. Một buổi, trời kéo mây đen kịt và mưa tầm tã. Nước sông Son đỏ ngầu rồi dâng cao dần. Loài thủy quái hung hăng bắt gia súc, chúng xô nước ngập đồng, đe doạ cuộc sống của dân lành. Chàng trai giận lắm, nghe già làng nói đã lâu lắm rồi có một vị thành tiên vốn là người đời bỏ làng vào núi tu khổ hạnh để tìm lẽ trường sinh. Ngài hay xuất hay xuất hiện giúp dân khi có tai hoạ. Nhưng lần này sao chưa thấy ngài đâu? Chàng trai quyết tâm vượt muôn ngàn sóng dữ và muôn trùng gian khó, ngược sông đi tìm. Khi đến động Phong Nha, chàng thấy trong thảo am có một ông già râu tóc bạc phơ ngồi bất động. Mặc cho mưa gió, già đang chìm trong thâm định (đi sâu suy ngẫm về lẽ đạo, đẩy trí tuệ vào cõi huyền vị mà quên cả ngoại cảnh), xung quanh bao phủ một quầng sáng thanh cao của đạo pháp.Tới bên ngài, chàng trai quỳ gối kính cẩn thưa. Về tai hoạ của muôn dân, tâm thành của chàng làm tỉnh giấc của lão tiên. Ngài dẫn chàng trai vào động gọi Tiểu Tiên nữ cho chàng mượn thanh bảo kiếm. Trước vẻ đẹp tinh khôi kết tụ mọi dòng nguyên khí, chàng bị đắm chìm bởi dòng nước hung ác mà lại chìm trong suối tóc vàng thánh. Âu cũng là số trời! Được lão tiên giải cơn mê và dạy cho những điều phải làm cũng câu thần chú. Ra về chàng trèo lên đỉnh núi Kỳ Lân, đứng ngoảnh mặt về hướng đông, giữ cho tâm thật tinh khiết và đọc "A-U-M mani patê huum". Tiếng úm (A-U-M) vang vọng át cả tiếng sóng, theo không không gian bay tới miền hoang nguyên, làm rung chuyển cả đất trời và hội về đây nguồn chân linh tuyệt đối. Chàng vung kiếm về phía Bắc, chớp giật đẩy trời, vùng về hướng Tây, sấm nổi muôn nơi.Dùng hết sức manh lưới kiếm chém thẳng xuống dòng sông, tạo nên tiếng sét long trời, mọi thủy quái run sợ tản về biển cả. Dòng sông Son trong dần lại êm đềm trôi.
    Xong việc, chàng trai vội tìm về động để trả kiếm. Chưa hàn huyên được bao lâu, bỗng có tiếng quạ kêu ngoài cửa gọi thần ra nhận sắc chỉ có Ngọc Hoàng. Lệnh rằng: vị lão thần tiên và tiểu tiên nữ do chưa được lệnh trời mà đã cho mượn kiếm, nay phải về thượng giới chịu tội. Không thể chậm trễ, hai vị đành theo thiên sứ mà bay lên. Chỉ có dải tóc nàng tiên như lưu luyến trần gian mà dệt thanh dòng khắc khoải. Chàng trai vội ôm lấy để mong giữ được nàng. Không may thiên sứ trông thấy, bèn lấy mỏ cắt đứt nguồn giao cảm, để từ đây thiên nhân đôi ngả. Thương nhớ nàng da diết, chàng trai đem dải tóc gắn vào nơi nàng tương ở, để tới này "suối tơ vàng lóng lánh" vẫn còn chảy mãi theo dòng sông tâm tư của người đời. Người ta có kể rằng chỉ Phong Nha là nơi thiên nhân hội tụ, nên trên đỉnh núi Phong Nha có một chỗ bằng phẳng làm nơi đi về của tiên nhân, lô nhô vài mỏm đá như ghế ngồi đầm luận của các vị đạo cao đức trọng. Một hồi, hai vị tiên xưa được tha tội, nhớ trần gian các vị bay về, nhượng theo lệnh trời, tiêu tiên nữ không được vào nơi ở cũ. Vì thế các tiên đục đá tạo nên động Phong Nha thượng theo mẫu Phong Nha hạ cho nàng ở. Vị tiên già đã xuống tu dưới núi, mà một hoá thân của ngài chính là vị "Tiên sư tự cốc" được ghi trong một sổ sách xưa. Động Phong Nha thượng được coi là nơi tiên tạo nên trước kia chẳng mấy ai dám lên. Song người đời nhiều tính tò mò nên khá nhiều nam thanh nữ tú đã vượt trong giai đoạn leo lên đỉnh núi. Dần dần Phong Nha thượng gọi là Động Tiên Sơn.
    Truyền rằng, hồi vị Tiểu tiên nữ sau khi mãn tội, nàng vội xuống trần gian, nhưng anh hùng chống lụt đã không còn nữa. Nhớ thương chàng, nàng thường vào một động ngồi tịnh tâm quán tưởng để gặp chàng, mong làm vơi đi nỗi buồn. Nàng đã tạo nên những hình tượng của sự ái ân và giận hờn, khiến cho động vừa mang vẻ đẹp vừa mang uẩn khúc tâm tư, lại vừa thoáng nét đổ vỡ. Từ đó người đời gọi một động trong động Tiên Sơn là động Ái Ân.
    - Động Huyền Cung - Động Diệu Vân - Động Hẹn Hò.
    Người xưa thường nói, có đại tiên thường tìm vào một động để lánh đời và khổ hạnh tịch cốc mà chìm trong suy nghĩ, hay nhập vào nguyên sớ để kiếm chất vô nhiễm làm thuốc trường sinh. Vì thế có một hang động sâu thẳm mang tên Huyền Cung.
    Có một động khác mà ở góc động vẫn thoảng nghe tí tách tiếng thời gian, đọng lại thành nguồn phúc thủy trong veo. Người ta gọi là Diệu Vân động, truyền rằng, nguồn nước thiêng kỳ diệu này thường được các tín đồ của đạo Thần Tiên lấy về làm nước cúng, nhằm biểu hiện lòng súng kính và cả năm sẽ gặp nhiều điều may mắn.
    Một động lớn với những cây "thiên mệnh" nối bầu trời với mặt đất tạo nên sự đối đãi của âm dương (hay đó là một biểu hiện của cuộc giao hoan giữa trời cha và đất mẹ). Có người cho rằng đến động này chính là đến phút "hoàng hôn" của chuyến đi với lời hẹn tái hợp nên động có tên là động Hẹn Hò.
    2. Còn các động khác của di sản Phong Nha đều được đặt tên theo hình dáng của những khối đá lớn có trong động hoặc hang đó.
    - Núi Bình Phong.
    Tên mét ngon núi lớn che ngọn gió độc thổi vào trong động Phong Nha.
    - Động Long Hạm.
    Lòng động khá rộng khiến người ta liên tưởng như mồm rồng đang há, từ đó dòng sông Son rời khỏi lòng núi chẳng khác gì hiện tượng "Long cuốn thủy". Người ta tin rằng đi vào động như một hình thức cá vượt vũ môn, tượng trưng về người sĩ tử đang bước trên con đường khoa bảng. Hơn hết, nguồn nước từ miệng rồng phun là nguồn hạnh phúc trường cửu, làm Êm no cho muôn nhà. Nơi đây có một loại cá chép vai gù rất đặc biệt.
    - Động Quan Âm
    Trong sáng mờ tỏ, hình khối đá Quan Âm Bồ Tát đứng bế đứa trẻ hiện lên rất rõ rệt. Thuyền đi dưới chân người như một đảm bảo cho sự bình yên, vì đứa trẻ chính là tượng trưng cho chóng sinh luôn được Người bảo trợ.
    - Động Di Lặc.
    Người đời còn gọi là động Cửa Võng với nhũ buông như gần rủ màn che, chẳng khác nơi cung vua phủ chúa, giữa động phảng phất hình ảnh đức Di Lặc với nụ cười hỉ hả. Người phật tử tới đây miệng "nam mô" nhằm hướng tới đấng Từ Tôn, mà lòng xót thương những kiếp đời đã qua bị chiều nhiều khổ đau dưới một chế độ bất công thuở trước.
    - Bến Kim Sa.
     
Đang tải...