Luận Văn Di sản văn hoá truyền thống với vấn đề phát triển du lịch (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Nhân loại đã bước sang một thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ của
    sự phát triển, mở rộng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau của các
    nền kinh tế, của mọi mặt trong đời sống xã hội. Quá trình lan truyền,
    phổ biến một tư tưởng, một sản phẩm từ nơi xuất phát ra toàn thế giới
    là bản chất của quá trình toàn cầu hoá. Đây là một quá trình khách
    quan, tác động mạnh đến nguồn lực phát triển, con đường phát triển ở
    cả tầm vĩ mô lẫn vi mô. Toàn cầu hoá cũng thúc đẩy sự xích lại gần
    nhau giữa các dân tộc, kích thích giao lưu, trong đó có giao lưu văn
    hóa, góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của mỗi dân tộc,
    mỗi quốc gia, vùng, miền, mở ra những chân trời văn hóa và kiến
    thức mới.
    Tuy nhiên cũng phải thấy hết tác động tiêu cực trong cơn lốc của
    xu hướng toàn cầu hoá mà cả nhân loại đang phải đối mặt. Trong đó
    nguy cơ nghiêm trọng nhất là đánh mất bản sắc dân tộc, là sự san
    bằng và đồng nhất hoá các tiêu chuẩn, các hệ giá trị, đe doạ và làm
    suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa. Toàn thế giới đang e
    ngại vì một "mẫu hình văn hóa đồng phục". Bởi vậy việc bảo vệ và
    phát huy những giá trị bản sắc của nền văn hóa truyền thống, văn hóa
    tinh thần là một vấn đề cấp bách, thiết thân đặt ra ở hầu hết các quốc
    gia. Bản sắc văn hóa dân tộc có vị trí quan trọng, đặc biệt trong việc
    giữ gìn sự tồn tại, bền vững của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Một dân
    tộc dù có nhỏ bé đến đâu cũng không thể bị xoá sổ khi nền văn hóa
    giàu bản sắc, giàu tính dân tộc của mình còn tồn tại. Bản sắc văn hóa
    2
    dân tộc, một mặt, đem lại sự đảm bảo về diện mạo cho một dân tộc,
    mặt khác, tạo nên sự đa dạng văn hóa cho thế giới.
    Hơn bảy thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã
    kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
    sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu
    nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với xu thế phát triển của
    nhân loại tiến bộ. Cùng với chính trị và kinh tế, văn hóa Việt Nam
    giữ một vai trò trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
    dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay đất
    nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá, yêu cầu to lớn và nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi chúng ta
    phải tiếp tục hoạch định phương hướng, đảm bảo cho cuộc hội nhập
    thế giới của đất nước một cách toàn diện, hiệu quả nhưng không bị
    "hoà tan", không biến thành bản sao của người khác hay rơi vào
    vòng bị kiềm toả.
    Những quyết sách của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
    ương Đảng khoá VIII đã thể hiện và đáp ứng những yêu cầu ấy. Việc
    bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ cấp
    bách, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đặt ra trước
    đời sống văn hóa dân tộc, trước giới nghiên cứu và các nhà văn hóa
    học. Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là cố thủ trong truyền
    thống di sản mà phải khai thác, phát triển, đáp ứng những yêu cầu
    mới, đáp ứng những thử thách mới.
    Từ những bài học và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
    và qua bài học có được ở một số địa phương của Việt Nam, trên cơ
    sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên, luận án cho rằng một trong
    những biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách
    3
    hữu hiệu nhất là khai thác các giá trị của chúng thông qua con
    đường phục vụ, phát triển du lịch. Đây là luận điểm bảo vệ cơ bản
    của luận án này.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trước đây, du lịch chỉ được coi là đối tượng nghiên cứu mới của
    một số khoa học, và do vậy đã hình thành một số chuyên ngành có
    liên quan đến du lịch như: Kinh tế du lịch trong kinh tế học, địa lý du
    lịch trong địa lý học, bản đồ du lịch trong bản đồ học, tâm lý học du
    lịch trong tâm lý học, văn hóa du lịch trong văn hóa học .đây là
    những hướng nghiên cứu mới mẻ đặc biệt đối với ngành văn hóa.
    Trong lĩnh vực văn hóa, đã có nhiều công trình chuyên khảo về
    bản sắc văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục
    Việt Nam, nhận diện văn hóa hiện đại bằng cái nhìn từ truyền thống
    của các nhà văn hóa có uy tín như: Trần Đình Hượu, Trần Quốc
    Vượng, Trần Lâm Biền, Phan Ngọc, Nguyễn Ngọc Thêm .các công
    trình này chưa bàn trực tiếp, hoặc cụ thể đến giá trị của các di sản văn
    hóa trong phát triển du lịch, nhưng cũng đã cung cấp cách nhìn, cách
    đánh giá sâu sắc và phong phú để tác giả luận án tiếp cận, nghiên cứu
    trong đề tài của mình.
    Về lĩnh vực du lịch cũng có một số chuyên gia quan tâm đến mối
    quan hệ giữa du lịch và văn hóa như: PGS. TS Trần Đức Thanh Trong
    cuốn Nhập môn khoa học du lịch, đã đi vào phân tích mối quan hệ
    mật thiết giữa du lịch và văn hóa ; những ảnh hưởng của văn hóa đến
    du lịch và ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa. Từ đó tác giả khẳng
    định vai trò và nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch, của những
    người làm công tác du lịch chính là thông qua các hoạt động của
    4
    mình để góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội,
    giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách tốt hơn, toàn diện hơn.
    Trong cuốn Một số vấn đề về du lịch Việt Nam của PGS. TS Đinh
    Trung Kiên, đã đi sâu phân tích cụ thể những giá trị của di sản văn
    hóa truyền thống Việt Nam trong phát triển du lịch như: Sức hấp dẫn
    khách du lịch từ các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống; Hoạt
    động lữ hành với việc khai thác và bảo tồn di sản văn hóa. Đặc biệt
    tác giả cũng đã đề cập tới vấn đề khai thác tiềm năng cho hoạt động
    du lịch cuối tuần ở Khoái Châu - Hưng Yên.
    Ngoài ra còn có một số bài viết nghiên cứu tập trung vào vấn đề
    này như: “Lễ hội truyền thống Việt Nam và phát triển du lịch bền
    vững” (Vân Anh), “Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam”
    (PGS. TS khoa học Hoàng Đạo Cung), “Du lịch lễ hội - Tiềm năng và
    hiện thực khả thi” (PGS. TS Phan Đăng Nhật), “Hội An - Mỹ Sơn di
    sản văn hóa thế giới và cơ hội phát triển” (Sở Thương mại du lịch
    Quảng Nam), “Bàn về nội hàm của văn hóa du lịch” (PGS Nguyễn
    Văn Bình), “Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện
    nay” (TS Nguyễn Chí Bền), “Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung trong
    tour du lịch sông Hồng” (GS. TS Lê Chí Quế - Vũ Thị Minh Châu),
    “Hát trống quân Dạ Trạch trong lễ hội Chử Đồng Tử nơi Đền Hoá”
    (TSKH Phạm Lê Hoà), “Bảo tồn và quản lý di sản thế giới trong quy
    hoạch phát triển du lịch bền vững” (TS Nguyễn Văn Bình), “Tổ chức
    du lịch lễ hội và sự kiện ở Việt Nam” (TS Nguyễn Quang Lân), “Thực
    trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững” (PGS. TS
    Phạm Trung Lương), “Phát triển du lịch làng nghề Việt Nam” (TS
    Nguyễn Thị Anh Thu).
    5
    Trong bản luận án này, tác giả đã tiếp thu, đúc kết các công trình
    và các ý kiến có liên quan của các nhà nghiên cứu, các học giả, để
    đánh giá, nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam một cách toàn diện và
    hệ thống, đặc biệt là vấn đề bảo tồn - phát huy giá trị di sản văn hóa
    trong phát triển du lịch Việt Nam (trên cơ sở khảo sát địa bàn Tỉnh
    Hưng Yên).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...