Luận Văn di san van hoa dan toc

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    gom 1 bai thuet tring va 1 bai word

    A, Nội dung chính
    I.cơ sở lý luận
    II.Bảo tồn di sản văn hóa
    III. Tổng kết.
    B, Nội dung
    I,CƠ SỞ LÝ LUẬN
    a, các khái niệm về văn hóa:
    Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra qua hoạt động thực tiễn, biểu hiện trình độ phát triển xã hội ở từng thời kỳ lịch sử nhất định. Trong xã hội có giai cấp, nền văn hóa mang tính giai cấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền.
    Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.

    Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân do đảng lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tình thần của nhân dân, đưa nhân dân thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Đặc trưng của nền văn hóa này là lấy hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nội dung cốt lõi.
    Bản sắc văn hóa: Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn.
    Di sản văn hóa là một trong những bản sắc văn hóa dân tộc.
    Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
    2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
    b,Vai trò của di sản văn hóa với sự phát triển của Việt Nam:
    Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đã nêu rõ: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
    1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;
    2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
    3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
    (Luật Di sản văn hóa (số 28/2001/QH10))
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...