Tài liệu Di sản thừa kế và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    heo quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự năm 2005, người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của người để lại thừa kế có được chuyển cho người thừa kế hay không còn phụ thuộc vào việc người thừa kế nhận hay
    từ chối nhận di sản.
    Sau khi mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di sản trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản (thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế). Phần di sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế kể từ thời điểm họ tiếp nhận di sản. Việc tiếp nhận di sản có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc trực tiếp quản lí di sản. Tuy nhiên, di sản gồm nhiều loại tài sản khác nhau và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với các loại tài sản đó cũng khác nhau, do đó thời điểm được coi là tiếp nhận di sản cũng khác nhau.
    Trong trường hợp di sản là tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu, người thừa kế có quyền sở hữu đối với phần di sản được hưởng kể từ thời điểm tiếp nhận di sản. Đối với di sản là quyền tài sản thì người thừa kế có quyền sở hữu kể từ khi tiếp nhận các giấy tờ chứng nhận quyền tài sản của người để lại thừa kế (nếu việc chuyển quyền tài sản dạng này không phải thực hiện các thủ tục chuyển giao quyền tài sản). Trên cơ sở giấy tờ đó, người thừa kế có quyền yêu cầu người có




    nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ.
    Nếu tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, người thừa kế có quyền sở hữu kể từ thời điểm đăng kí. Việc đăng kí quyền sở hữu có thể được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận di sản hoặc đăng kí quyền sở hữu phần di sản được hưởng, người thừa kế trở thành chủ sở hữu tài sản.
    Trường hợp người thừa kế chưa nhận và không từ chối nhận di sản mà chết thì quyền nhận di sản là tài sản của người đó sẽ để lại cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
    Nếu di sản thừa kế là quyền sở hữu trí tuệ thì căn cứ phát sinh quyền sở hữu đối với loại tài sản này cũng có những đặc trưng riêng. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Mỗi loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có căn cứ xác lập và thời điểm phát sinh quyền sở hữu khác nhau, do vậy thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng không giống nhau.
    Đối với quyền tác giả thì pháp luật bảo hộ quyền tác giả kể từ thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc tác phẩm đó có đăng kí bản quyền hay không. Trong




    * Giảng viên chính Khoa luật dân sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân đã chết thì người thừa kế trở thành chủ sở hữu quyền tác giả kể từ thời điểm nhận tác phẩm. Nếu tác phẩm có đăng kí bản quyền thì cũng không bắt buộc người thừa kế phải đăng kí bảo hộ. Người thừa kế được hưởng các quyền tài sản phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tác phẩm kể từ thời điểm tiếp nhận tác phẩm.
    Đối với quyền sở hữu công nghiệp thì các đối tượng sở hữu công nghiệp được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các đối tượng phải đăng kí bảo hộ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Nhóm thứ hai không phải đăng kí bảo hộ, gồm bí quyết kinh doanh, tên thương mại.
    Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với đối
    tượng sở hữu công nghiệp là văn bằng bảo hộ. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền chuyển giao, để lại thừa kế là đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, các đối tượng là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu chưa đăng kí bảo hộ hoặc đã nộp đơn đăng kí bảo hộ nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì người thừa kế chưa trở thành chủ sở hữu của các đối tượng đó, bởi lẽ người có các đối tượng chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì chính họ cũng chưa có quyền sở hữu đối với các đối tượng đó, do vậy người thừa kế sẽ được thừa kế quyền đăng kí bảo hộ để trở thành chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp. Hay nói cách khác, pháp luật cho phép người thừa kế tiếp tục đăng kí bảo hộ với tư cách là chủ sở hữu công nghiệp.
    Khi các đối tương sở hữu công nghiệp đã



    đăng kí bảo hộ, người đứng tên trong văn bằng bảo hộ có quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp, do vậy nếu chủ văn bằng chết thì đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp bằng bảo hộ trở thành di sản thừa kế. Người thừa kế có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sang tên trong văn bằng bảo hộ. Kể từ thời điểm cấp văn bằng bảo hộ mới, người thừa kế là chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp được thừa kế. Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp không phải đăng kí bảo hộ, người thừa kế có quyền sở hữu đối tượng này kể từ khi tiếp nhận đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc tiếp nhận các đối tượng này là tiếp nhận di sản thừa kế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...