Chuyên Đề Di sản Hồ Chí Minh: 12 chữ vàng

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Di sản Hồ Chí Minh: 12 chữ vàng

    "Độc lập" là quyền của cả một nước, cả một dân tộc; còn "tự do" là quyền của mỗi người dân trong dân tộc đó.

    Mất quốc hiệu Việt Nam

    Trong 5 lần nước ta mất quốc hiệu, lần gần đây nhất là khi thực dân Pháp đặt nền đô hộ lên xứ Đông Dương. Nước ta bị xé thành 3 mảnh (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), bị đặt dưới các chế độ khác nhau, ghép với 2 xứ Cao Miên và Ai Lao để thành “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine française).

    Chân lý đơn giản là đã mất nước, thì mất cả tên nước, dù là thời nay hay thời xưa. Thời thuộc Pháp, thế giới không biết nước nào có tên gọi là Việt Nam, nói gì biết tới nó nằm ở đâu. Ngay một tính từ liên quan tới Việt Nam cũng bị thực dân gọi là annamite khiến trong mọi văn bản chính thức không có từ nào gợi nhớ tới Việt Nam nữa.

    Dẫu vậy, người Việt yêu nước vẫn tự coi mình là dân của nước Việt Nam. Đa số các tổ chức và đảng phái bài Pháp vẫn đưa Việt Nam vào danh xưng của mình. Một số đưa An Nam, Tân Việt, Đại Việt vào danh xưng.

    Một điều thú vị là mặc dù một số tổ chức Cộng sản sơ khai ở nước ta (vì tự xác định phạm vi hoạt động của mình là toàn xứ Đông Dương) nên trong danh xưng chưa có “Việt Nam”, nhưng khi được Nguyễn Ái Quốc hợp nhất lại, ông vẫn đề nghị tên gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tên gọi này tồn tại 8 tháng (2-1930 đến 10-1930 mới được Quốc tế CS III đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương.

    Với viễn kiến của Hồ Chí Minh, tên nước ta – ngoài cộng hoà, còn có thêm dân chủ.

    Tuyên ngôn với thế giới lấy lại tên Việt Nam, và còn hơn thế

    Chỉ 2 tuần sau khi lấy được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh.

    Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là cách viết câu Hán-Việt của thời trước, trong đó tính từ đứng trước danh từ. Nay, nếu viết theo ngữ pháp Việt thì phải là nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam.

    Tới giữa thế kỷ 20, xu thế chung là những chế độ phong kiến cuối cùng chuyển sang chế độ dân chủ, các vương quốc chuyển sang nước cộng hoà. Đương nhiên, Việt Nam hoà nhập vào xu thế này.

    Nhưng với viễn kiến của Hồ Chí Minh, tên nước ta – ngoài cộng hoà, còn có thêm dân chủ. Té ra, một nước đã là cộng hoà, vẫn có thể bị đặt dưới chế độ phát xít, độc tài, quân phiệt, hay toàn trị. Giới cầm quyền các nước này vẫn có thể tước đoạt hoặc hạn chế quyền dân chủ và tự do của người dân. Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha và một số trường hợp khác . là những ví dụ nhãn tiền thời đó.

    Không phải sau ngày 2-9-1945 dân ta mới được nghe từ “độc lập”. Chính phủ Trần Trọng Kim trong 4 tháng tồn tại cũng đã hứa hẹn xây dựng một nước Việt Nam độc lập. Họ đã làm được một số việc mang tính yêu nước. Tên nước đã được gọi chính thức là Việt Nam, đã có quốc kỳ, quốc ca . tuy chưa công bố với thế giới.

    Chính hai từ thiêng liêng “Việt Nam độc lập” thời đó đã làm bừng tỉnh và nô nức lòng người, nhất là thanh niên và trí thức. Nhiều vị trí thức nổi tiếng, yêu nước và trong sạch đã tham gia chính phủ này. Nhưng chính phủ này không thể nói đến dân chủ, vì Việt Nam vẫn là nước có vua, cho dù vua Bảo Đại chấp nhận lập hiến và tuyên bố “dân vi quý”.

    Có độc lập, có cộng hoà dân chủ, phải có cả tự do

    “Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh.

    Chân lý trên đơn giản và dễ hiểu. Có thể suy ra trong hoàn cảnh nào mà Hồ Chí
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...