Tài liệu Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp quy luật

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp quy luật




    (ĐCSVN)- Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Văn kiện nhấn mạnh “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”(1).


    Đó là sự khẳng định dứt khoát con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Sự lựa chọn đó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội loài người, đáp ứng lòng mong mỏi và lợi ích của toàn dân tộc. Đó chính là con đường biện chứng của lịch sử.


    Trước sự lựa chọn đó, các thế lực thù địch đều cùng công kích vào đường lối đó của Đảng. Họ đã rêu rao rằng: Đại hội IX của Đảng khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là đưa dân tộc vào chỗ chết. Họ nêu ra thuyết chủ nghĩa xã hội “đẻ non” ở nước ta là hiện tượng trái quy luật mà Mác đã nêu trong lý luận quá trình lịch sử tự nhiên. Thực ra, họ chỉ “nhắc lại” những luận điệu đã có từ 10 năm nay.


    Luận điệu này không có gì mới mẻ. Ngay từ trước và sau Cách mạng tháng Mười, Plêkhanốp đã từng chỉ trích như thế đối với Đảng Bonsevic do Lênin lãnh đạo, cho rằng giành chính quyền khi ở nước Nga giai cấp vô sản chưa có sự chuẩn bị tốt, chỉ có thể “ đẩy nó tới con đường tai họa lịch sử lớn nhất”. Còn Cauxki công kích Cách mạng tháng Mười bằng lời lẽ càng độc ác hơn, cho rằng xây dựng chuyên chính vô sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga chẳng khác nào “một phụ nữ mang thai nhảy nhót điên cuồng, nhằm rút ngắn thời gian mang thai mà nó không thể

    nào chịu đựng nổi rồi dẫn đến đẻ non”. Thậm chí ông ta nguyền rủa “Đứa trẻ sinh ra như thế thông thường không thể sống nổi”.


    Mặc dù nội dung và phương thức luận chứng của thuyết “đẻ non” không có gì thay đổi, nhưng ảnh hưởng của nó đối với người ta trong những thời kỳ khác nhau là không giống nhau. Nửa đầu thế kỷ XX, thuyết “đẻ non” đưa ra chưa được bao lâu đã ngập chìm trong làn sóng xã hội chủ nghĩa đang giành thắng lợi vang dội. Cuối thế kỷ XX, do phong trào xã hội chủ nghĩa đi vào thoái trào, thuyết “đẻ non” trên những chừng mực khác nhau đã ảnh hưởng đến cán bộ và quần chúng trong nước, gây ra tâm trạng hoài nghi băn khoăn nhất định. Nhưng dù trước kia hay hiện nay, thuyết “đẻ non” đều không thể đứng vững, bởi vì quan điểm đó không phù hợp với thực tế lịch sử.


    Ngoài thuyết “đẻ non” còn có thuyết “học bù”. Nhìn bề ngoài, luận điệu này không phủ nhận cuộc cách mạng dân chủ ở nước lạc hậu do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhưng cho rằng chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu làm sớm quá và làm sai nên phải quay lại làm chủ nghĩa tư bản, chờ sau khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đầy đủ rồi mới đi con đường xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, thuyết này được biến tướng thành các luận điểm chủ nghĩa xã hội không thích hợp với Việt Nam, đó là tư tưởng “ngoại nhập”, đổi mới là đi theo con đường chủ nghĩa tư bản, thuyết “đằng sau quay”. Ngay từ đầu thế kỷ XX, Lênin đã từng nhằm vào quan điểm tương tự ở nước Nga mà chỉ rõ “Không tiến lên tức là thụt lùi. Nước Nga ở thế kỷ XX đã giành được chế độ cộng hòa và chế độ dân chủ bằng biện pháp cách mạng, không tiến lên chủ nghĩa xã hội, không áp dụng bước đi tiến lên chủ nghĩa xã hội .thì không thể tiến lên.




    I- Từ giác độ thực tiễn




    Tại sao những nước lạc hậu lại có thể nổ ra cách mạng xã hội chủ nghĩa trước và giành thắng lợi? Suy cho cùng là kết quả tất yếu của mâu thuẫn cơ bản không thể

    khắc phục nổi trong nội bộ chủ nghĩa tư bản quốc tế, là kết quả tất yếu của việc chuyển dịch mâu thuẫn đó sang các nước lạc hậu, làm cho nó có toàn bộ căn cứ khách quan để nổ ra cách mạng. Xét về mặt quốc tế, cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sự bành trướng cũng như mâu thuẫn giai cấp của tư bản trong phạm vi toàn cầu, sự gay gắt của mâu thuẫn dân tộc khi thế giới đi vào thời đại đế quốc chủ nghĩa tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng vô sản. Ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là chiến tranh, có nghĩa là áp bức, có nghĩa là bản tính phản động cướp bóc được bộc lộ rõ rệt một mặt giữa các cường quốc đế quốc phát động hai cuộc chiến tranh thế giới để tranh giành phạm vi thế lực, đã làm suy yếu lực lượng của chủ nghĩa tư bản quốc tế; mặt khác, sự áp bức tàn khốc và sự cướp đoạt điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân trong nước và các thuộc địa đã làm gay gắt mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa chính quốc với thuộc địa. Sự đan xen gay gắt của những mâu thuẫn đó đã tạo ra hoàn cảnh quốc tế đặc biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa không nổ ra ở nơi này thì cũng nổ ra ở nơi khác. Tất yếu lịch sử đó đã được Mác và Ăngghen dự đoán chính xác từ cuối thế kỷ XIX. Nhìn vào tình hình các nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam, Trung Quốc, nguyên nhân căn bản nổ ra cách mạng bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản phổ biến trên đồng thời bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại cụ thể, đó là sự phản động của giai cấp thống trị và sự thối nát của chế độ xã hội ở nước lạc hậu. Một mặt, chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển một số lĩnh vực công nghiệp, tạo ra giai cấp vô sản đại biểu cho yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến; mặt khác, yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến đã gặp phải sự cản trở nghiêm trọng của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng phản động nhất ở quốc gia lạc hậu. Sự bóc lột và áp bức của chủ nghĩa tư bản quốc tế và của giai cấp thống trị phản động trong nước đã đạt tới mức cực kỳ tàn nhẫn, cực kỳ dã man. Giai cấp vô sản và quần chúng lao động đã tạo ra của cải với khối lượng lớn, nhưng bản thân họ thì ngay quyền sinh tồn cơ bản nhất cũng không được bảo đảm. Toàn bộ xã hội bị đẩy tới bên bờ sụp đổ, lực lượng sản xuất không thể nào phát triển được, xã hội không có cách nào tiến bộ,

    giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, quần chúng nhân dân cũng không còn cách nào sống như cũ. Ngoài cách mạng ra đã không còn lối thoát nào khác. Nhìn vào sự chuẩn bị lý luận để giải phóng dân tộc và giải phóng bản thân giai cấp vô sản, giai cấp vô sản và quần chúng lao động ở quốc gia lạc hậu đã nhiều lần tiến hành cuộc đấu tranh ngoan cường với cường quốc đế quốc chủ nghĩa và với giai cấp thống trị phản động ở trong nước, nhưng do thiếu vũ khí lý luận khoa học nên đều bị thất bại. Chủ nghĩa Mác với tư cách là lý luận khoa học của giai cấp vô sản được truyền bá sang phương Đông đã mang lại vũ khí tư tưởng mới cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động ở những nước đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một khi giai cấp vô sản nắm được lý luận của chủ nghĩa Mác thì cuộc đấu tranh của họ chống chủ nghĩa đế quốc và giai cấp thống trị phản động trong nước sẽ chuyển từ tự phát sang tự giác, do vậy đã rút ra được kết luận mà bất cứ lúc nào trước kia cũng không thể rút ra được; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là lối thoát duy nhất. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước lạc hậu như Nga, Trung Quốc .đã nổ ra trong bối cảnh như thế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...